Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại việt nam hiện đại (Trang 67 - 72)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Miêu tả ngoại hình

Trong văn học, nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật thường với hai mục đích. Thứ nhất, để cá thể hóa nhân vật, nghĩa là tạo ấn tượng riêng về nhân vật ấy (không thể lẫn vào các nhân vật khác). Thứ hai, qua vẻ bề ngoài mà phần nào hé mở tính cách, bản chất của nhân vật ấy. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc họa chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của một nhân vật nào đó. Một nhân vật thành công bao giờ cũng là “con người này” khác với con người kia, con người nọ…

Đến với truyện đồng thoại, người đọc được đắm chìm trong thế giới muôn loài. Để tái hiện lại vẻ ngoài sống động của từng nhân vật, các tác giả đồng thoại đã sử dụng biện pháp miêu tả ngoại hình để làm cho vẻ ngoài của nhân vật hiện lên rõ nét, tạo nên những bức chân dung sinh động và phong phú. Miêu tả ngoại hình nhân vật có hai thủ pháp chính là: chấm phá và đặc tả. Trong đồng thoại, các nhà văn thường sử dụng thủ pháp chấm phá (ghi

nhận một vài nét tiêu biểu nào đó của nhân vật). Thay vì miêu tả tràn lan, các tác giả chỉ tìm kiếm những chi tiết nổi bật để gây ấn tượng cho bạn đọc. Ở truyện đồng thoại, các chi tiết ngoại hình loài vật thường được khái thác ở các bộ phận: mặt mũi, chân tay, bộ lông, ánh mắt…

Xét về miêu tả nhân vật loài vật, có thể nói Tô Hoài là một trong những nhà văn thành công nhất ở địa hạt này. Nhân vật loài vật của ông không chỉ là những con vật thông thường trong tự nhiên mà nó còn có cái hồn rất con

người. Nói như Lã Thị Bắc Lý: “Khi miêu tả loài vật, Tô Hoài đã làm cho con

vật hiện ra như chính nó trong thực tế […] được định hướng như một con

người trong xã hội, được mô tả trong sự vận động, phát triển” [36, tr.81]. Tô

Hoài đã xây dựng một hệ thống nhân vật sinh động mà nhân vật nào cũng có hình dáng riêng biệt. Trong đó nhân vật Dế Mèn được nhà văn dành nhiều tâm huyết hơn cả. Khắc họa nhân vật này, Tô Hoài lựa chọn bút pháp đặc để

xây dựng nên vẻ đẹp khỏe mạnh, cường tráng và đẹp mã của một “chàng dế

thanh niên cường tráng”. Đoạn văn sau đây được coi là một trong những đoạn

văn miêu tả nhân vật đặc sắc nhất trong tác phẩm:

Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài

và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.

mới được mẹ cho ra ở riêng. Tô Hoài đã chọn chi tiết miêu tả rất đắc địa. Trước tiên là những bộ phận thuộc ngoại hình (đôi càng, cái vuốt) sau miêu tả toàn thân và cuối cùng lại rê vào chi tiết (đôi cánh, cái đầu, hai cái răng, sợi râu). Mỗi bộ phận có một vẻ đẹp riêng, toát lên từ sức mạnh của cơ bắp: đôi

càng (mẫm bóng), những cái vuốt (cứng dần và nhọn hoắt), đôi cánh (dài kín

xuống tận chấm đuôi) đạp phành phạch, người : rung rinh một màu bóng mỡ,

soi gương được, đầu: tonổi từng tảng, hai cái răng: đen nhánh - nhai

ngoàm ngoạp, sợi râu: dài và uốn cong. Nhà văn không chỉ miêu tả từ phương

diện ngoại hình mà còn có sự kết hợp với miêu tả hành động nhân vật. Ở miêu tả ngoại hình, nét đặc sắc của các bộ phận được diễn tả qua một loạt các tính từ giàu tính tạo hình: mẫm bóng, cứng dần, nhọn hoắc, to, đen nhánh vừa mang tính khu biệt, vừa nhấn mạnh đặc điểm từng bộ phận. Ở miêu tả hành

động nhân vật, tác giả lựa chọn những động từ mạnh: đạp phành phạch, nhai

ngoàm ngoạp, diễn tả hành động mạnh, dứt khoát chứng tỏ sức mạnh của đối

tượng. Ở lứa tuổi đang lớn, sở hữu vóc dáng mạnh mẽ hơn các bạn đồng trang lứa dễ gây cho Dế Mèn thái độ tự tin đến độ tự mãn. Quả thật như vậy, sức mạnh cơ thể tạo cho Mèn một thái độ ngông nghênh, hiếu chiến. Ban đầu chỉ

là co cẳng “đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”, tỏ vẻ đi đứng oai vệ “dúng

dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu” để khoe khoang hình

thể. Sau thăng cấp lên, Mèn cà khịa với tất cả bà con trong xóm: quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, đá ghẹo anh Gọng Vó.

Đối ngược với vẻ oai dũng của Dế Mèn, Dế Choắt, chị Nhà Trò hiện

lên với vẻ yếu đuối thật đáng thương. Dế Choắt có dáng “người gầy gò và dài

lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria cụt có một mẩu, và mặt mũi

gùa, yếu đuối quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh cô nàng mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá chưa quen mở, mà cho dù khỏe cũng

chẳng bay được xa”. Việc miêu tả nhân vật Dế Choắt và chị Nhà Trò dưới cái

nhìn của Dế Mèn một mặt làm nổi bật tương quan sức vóc của Dế Mèn, mặt khác thể hiện được nội tâm, cách nhìn nhận cuộc đời, thế giới xung quanh của Dế Mèn. Đây cũng là một cách khắc họa nhân vật độc đáo: miêu tả nhân vật phụ để nổi bật phẩm chất của nhân vật chính lại vừa có thể xây dựng nên hệ thống nhân vật đa dạng trong tác phẩm.

Tiếp nối thành công của Tô Hoài về mảng truyện đồng thoại, nhiều tác giả cũng đặt bút vẽ nên một thế giới nhân vật loài vật của riêng mình nhưng nếu xét kĩ thì hầu như chưa có ai vượt qua Tô Hoài về mặt miêu tả ngoại hình nhân vật. Các tác giả còn dè dặt trong việc miêu tả khắc họa nội tâm nhân vật loài vật qua ngoại hình. Trần Đức Tiến khi miêu tả nhân vật Kiến Vàng ham chơi, mải mê chưng diện chải chuốt bề ngoài chỉ viết mỗi câu miêu tả nhấn

vào lối ăn mặc “láng coóng” của Kiến Vàng: “Suốt ngày thấy anh chàng diện

bộ đồ láng coóng đi lại nhởn nhơ ngoài đường” (Đi tìm xứ Biếu Không).

Trong Cậu ấm đi bụi, nhân vật Bạch Tuyết Miu hiện lên với hình ảnh một con

mèo “lông xù” “trắng muốt như sợi bông”, “thân hình béo núc ních” với hành

động “nằm khểnh trên sofa nhịp chân xem phim hoạt hình Tom và Jerry”.

Thông qua chi tiết đó ta cũng thấy đây đích thực là con vật được cưng chiều, sống trong sung sướng không phải lo nghĩ đến bất cứ việc gì.

Các truyện chú tâm vào bộc lộ tính cách qua ngoại hình chưa nhiều. Phần lớn các tác giả vẫn chỉ chấm phá vài nét bên ngoài, mới chỉ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con vật còn thế giới bên trong vẫn còn ẩn giấu. Vũ Hùng khi miêu tả nhân vật Hươu Sao trong truyện Sao Sao chỉ tập trung vào bộ

lẫn vào nền đất và những ông sao và những ông sao trên lưng lẫn với những

đốm nắng”. Nhân vật chú chó Đốm trong Chú Đốm côi cút cùng chỉ được Lan

Phương miêu tả qua hình ảnh “nền lông vàng mơ có những đốm trắng tròn

vo”. Trần Thiên Lộc miêu tả Mũi Đỏ cũng chỉ thể hiện qua hình ảnh cái mũi

cứ ửng lên như mẩu than trong lò lửa” còn cậu em Răng Thỏ thì hiện lên với

chi tiết “hai cái răng cửa cứ mãi bé xíu không chịu lớn” (Những cuộc phiêu

lưu của Mũi Đỏ và Răng Nhỏ).

Hoặc thậm chí là sơ lược qua mỗi một câu “vẻ đẹp quý phái của mẹ, cái

ngang tàng, dũng mãnh của cha” là cách mà Nguyễn Quang miêu tả vẻ đẹp

của nhân vật chú mèo – “tôi” trong Tiểu hổ phiêu lưu. Tác giả đã so sánh vẻ

đẹp của chú mèo con với mèo mẹ, lấy mèo mẹ làm đối trọng để so sánh. Tuy nhiên bản thân việc miêu tả mèo mẹ cũng hết sức sơ lược. Hình ảnh mèo mẹ

hiện lên ngắn ngủi qua hai tính từ: “dịu dàng, xinh đẹp” và chi tiết “bộ cánh

ba màu”. Đối tượng so sánh không cụ thể cho nên hình ảnh của mèo con

trong truyện khá mơ hồ. Vẻ đẹp của chú chỉ lấp loáng qua những lời trầm trồ

của cậu chủ nhỏ: “Mày đẹp lắm, tao để tao nuôi, không bán mày đâu, mưu

ạ!”, của làng xóm: “đẹp, đẹp quá”. Việc khiếm khuyết ngoại hình được

Nguyễn Quang bù đắp bằng cách miêu tả vẻ dũng mãnh của nhân vật khi đối đầu với đối thủ Cạp Nong. Trái với nhân vật mèo – “tôi”, nhân vật rắn Cạp

Nong được miêu tả khá chi tiết về ngoại hình “to tướng”, bộ dạng hung tợn

Cổ nó bạnh ra như một bàn tay người lớn, đôi mắt ti hí mở căng ra, đỏ đòng

đọc. Chiếc lưỡi hai ngạnh của nó luyến láu, luôn mồm chửi rủa […] Chiếc cổ

vừa bạnh lại vừa dài lia đi lia lại mới gớm ghiếc làm sao”. Việc miêu tả vẻ

hung dữ của Cạp Nong như một bước đệm để miêu tả vẻ dũng mãnh của chú mèo khi nó không ngại lăn xả chiến đấu với kẻ thù. Chú mèo đã dùng các thế

võ mẹ dạy để chế ngự thành công con rắn hung ác: nào là “xuống thế áp địa

bạnh” của Cạp Nong, “hai tay mở hết cỡ bộ móng vuốt đã được mài rũa […]

đưa một đườngbát xà thu địa” và cuối cùng là dùng thế “lưỡng hạc độc

quyền” cắn vào giữa xương sống Cạp Nong để kết liễu con rắn gian ác.

Các cây bút đồng thoại đã chú ý xây dựng miêu tả các con vật thông qua ngoại hình, để từ đó giới thiệu đến độc giả một chút nào đó tính cách của chúng. Tuy việc miêu tả nhân vật loài vật giữa các nhà văn không giống nhau có người chú trọng vào đặc tả như Tô Hoài có người chỉ chấm phá vài nét tiêu biểu (Nguyễn Kiên, Trần Thiên Lộc, Đào Thu Hà) hoặc thiên hẳn về miêu tả hành động mà sơ lược ngoại hình nhân vật (Nguyễn Quang). Như vậy có thể thấy tùy mỗi tác giả mức độ miêu tả ngoại hình loài vật có thể khác nhau, các chi tiết sử dụng cũng sẽ có sự khác biệt nhưng tựu chung lại cái hướng đến cuối cùng vẫn là khắc họa được vẻ ngoài của nhân vật. Về điểm này, cơ bản các sáng tác đồng thoại đều đáp ứng được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại việt nam hiện đại (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)