6. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Miêu tả đời sống nội tâm
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, phản ứng tâm lí của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Người ta có thể miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
Ở kiểu truyện đồng thoại có cốt truyện phiêu lưu, nhân vật loài vật phải trải qua những biến động của cuộc đời: từ thay đổi môi trường, làm quen gặp gỡ nhiều bạn bè cho đến đối mặt những hiểm nguy giam cầm, săn đuổi vì thế ta có thể thấy tâm trạng nhân vật có nhiều biến động, thay đổi. Nhân vật loài vật
trong kiểu truyện phiêu lưu đầy đủ các thành phần từ những con côn trùng bé nhỏ ngoài tự nhiên, vật nuôi, thú cưng được nuôi nấng chăm bẵm cẩn thận đến những con vật xấu xí không ai đoái hoài. Nét tính cách của các con vật có sự khác biệt, có con vật ngây ngô hồn nhiên cũng có con vật đầy lo âu, mặc cảm.
Khảo sát truyện đồng thoại có cốt truyện phiêu lưu, chúng tôi thấy thế giới nội tâm của nhân vật được thể hiện bằng một số nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, vận dụng từ láy, thành ngữ…
Những nét tâm trạng của các con vật trước các tình huống xảy ra thường được tái hiện thông qua thủ pháp nhân hóa. Chẳng hạn, khi chứng kiến con mình lười biếng, kén ăn không chịu mó tay vào bất cứ việc nhà thì ông bố mèo, bà mẹ mèo cũng đau đầu như những vị phụ huynh thực thụ lo
lắng, dạy bảo cho con cái. Ban đầu bà mẹ mèo còn ngọt ngào “gõ cửa
phòng”, dùng giọng điệu “êm như nhung” để gọi con ăn cơm nhưng Bạch
Tuyết Miu không biết nghe lời lại còn kêu khóc đòi cái này, cái kia mẹ mèo
liền đổi giọng “mát mẻ”: “- Con không ăn thì nhịn luôn nha! Mẹ đem con cá
chiên này cho bé Mun hàng xóm”, hoặc khi con quá lười không chịu làm việc
thì mẹ mèo dùng giọng “càu nhàu”. Bố mèo cũng hiện lên như một ông bố
đầy nghiêm nghị khi thấy con mải chơi về nhà muộn qua chi tiết đứng trong
bóng tối chờ con lẻn vào nhà là mắng: “- Con đi đâu tối mịt mới về vậy hả?”
“- Ối oái cái gì! Tắm rửa, thay đồ rồi đi ngủ ngay, biết mấy giờ chưa hả?”.
Hình ảnh bố mèo “đứng chống nạnh, hai chân mày chau lại thành cặp dấu
ngã rõ rệt” khiến ta phải vỗ tay mà tán thưởng cho ông bố nghiêm túc. Bằng
biện pháp nhân hóa, Huyền Trang Gia đình đã vẽ chân dung mèo bố, mèo mẹ như những bậc phụ huynh thực thụ.
Nhờ nhân hóa mà nét tâm lí buồn phiền của các con vật được hiện lên cụ thể. Chẳng được như Bạch Tuyết Miu có cha mẹ yêu thương chiều chuộng, Mun từ bé đã bị tách mẹ, sống trong cửa hàng thú nuôi. Chỉ tiếc vì ngoại hình
xấu xí nên không ai muốn nhận nuôi. Chú chó Mun trong Mun ơi chạy đi ý thức được vẻ ngoài xấu xí, gầy còm của mình làm mọi người e dè nên cố
gắng “nhe răng cười thật nhiều”, “vẫy vẫy chiếc đuôi” rồi nằm ngửa, chổng
bốn chân lên trời rên ư ử, hoặc “nhìn người ta với cặp mắt như muốn rớt ra”
để van xin sự thương hại. Nó cố gắng “vươn đôi tai như cánh bướm, mắt mở
to hết cỡ như chữ o, râu vểnh lên như dấu chấm than, đuôi cong như một cái
ngoặc kép” để tìm cách trò chuyện với những đứa trẻ viếng thăm cửa hàng
những tất cả đều vô ích, không một ai hiểu nó. Khi chứng kiến cảnh các bạn thú nuôi lần lượt được mọi người nhận nuôi nó vừa “ghen tức” nhưng cũng vừa vui mừng cho bạn thoát khỏi cửa hàng thú nuôi chật chội này. Mũi nó
“cay cay, rồi cay xè’ khi con cún khoang, bạn thân nhất của nó được người
chủ mới đón về nhà rồi mũi nó lại “cay cay, rồi xè xè, rồi sụt sịt” khi đến lượt
anh trai nó được nhận nuôi. Cảm xúc đau buồn của Mun cứ lần lượt tăng dần
qua cụm từ “cay cay, rồi cay xè”, bạn bè cho đến người thân cũng rời xa nó,
cảm xúc vỡ òa khiến nó “sụt sịt” “nghe mắt mình ươn ướt”, “nuốt nước mắt
vào trong”. Từng con vật được rời đi cho đến ngày chỉ còn mỗi mình nó sót
lại trong cái chuồng nhỏ hẹp, ngột ngạt ở cửa hàng thú nuôi nó chính thức tuyệt vọng “nằm bẹp trên bốn chân và thở dài”. Chú chó Mun như đứa trẻ khát khao khát được yêu thương, chăm sóc, vỗ về.
Những cảm giác mơ hồ, rất khó diễn tả, các cung bậc cảm xúc vui mừng, nuối tiếc… được tác giả đồng thoại thể hiện một cách tinh tế qua việc khai thác thủ pháp so sánh. Chẳng hạn cảm giác vui sướng, hạnh phúc của
Mun khi được bé Minh chăm sóc cưu mang, vui đùa: “Cảm giác đung đưa
trên gấu áo của Minh cũng giống như được ngồi trên xích đu vậy đó”. Và
Mun rất muốn cuộc chơi của hai đứa có thể kéo dài suốt đêm nên khi cậu chủ ra hiệu cho nó đi ngủ thì nó ủ rũ ví von: “Cuộc chơi nào cũng đến lúc tàn,
hoảng hốt của ong Mai khi nghe tin kẻ thù ở ngay kề bên mình trú ẩn tác giả
dùng hình ảnh: “bủn rủn cả người” và hình ảnh so sánh “mặt trắng bệch như
một xác chết”. Hay sự căng thẳng của ong Mai khi bay về tổ thông báo tin
khẩn cấp quân thù sắp xâm lược được miêu tả qua hình ảnh so sánh: “Mai tập
trung hết sức lực, tập trung mọi ý chí và nghị lực, rồi như một viên đạn thoát khỏi nòng sung, như một tia chớp, bé bay nhanh trong ban mai yên lành”.
Ngoài ra, khi miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, các tác giả còn sử dụng nhiều từ láy. Chẳng hạn khi miêu tả các cung bậc tâm trạng kiến Nhóc, Quân Thiên Kim đã linh hoạt dùng các từ láy tượng hình, đôi lúc là cả thành ngữ để
thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật lúc không được như ý: tiu nghỉu, cáu
kỉnh, vùng vằng, nhăn nhó; khi học hành thì không chú ý: ngáp ngắn ngáp
dài, gật gà gật gù, mơ màng; lúc được ra ngoài làm việc thì lại thơ thẩn,
loay hoay; trốn đi chơi thì: tung tăng, lon ton, lẽo đẽo, hối hả; gặp chuyện
bẽ mặt thì: ngượng ngịu, lúng túng, phụng phịu, ngơ ngác; lúc tự tin thì: hồ
hởi; lúc buồn bã thì: lặng lẽ, ngẩn ngơ, trằn trọc không ngủ được nhưng hôm sau lại: ngáy pho pho, hay lúc sợ hãi: rụng rời tay chân, hoảng hốt, quýnh quáng, nức nở.
Miêu tả nội tâm còn được nhà văn thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể con vật. Đó là tâm trạng vui sướng vỡ òa của chú chó Mun khi có người dang
rộng vòng chào đón khiến người nó “run lên”, “một cảm giác lạ lẫm bao trùm
cơ thể”, nó nghe nhịp tim của cậu bé đập bình bịch, thình thịch và cũng lần
đầu tiên nó cũng nghe tiếng đập bình bịch, thình thịch từ ngực mình. Là sự quyến luyến của Bạch Tuyết Miu khi được bé Na đưa đến nhà bé Xuân (nơi
có điều kiện nuôi nấng Bạch Tuyết Miu đầy đủ) “lấy đuôi quấn lấy cánh tay
Na đầy quyến luyến”, miệng thốt ra mấy từ “meo…meo” như không muốn
chia xa.
tả những giọt nước mắt của nhân vật bò Đốm từ đó mở ra ta thấy một nội tâm đầy những suy tư. Đó là lúc bò Đốm chua chát nghĩ về viễn cảnh mình bị con người chặt đuôi cho vào nồi lẩu sau khi đã hết giá trị lợi dụng làm trò mua vui
(đưa con bò lên hàng họa sĩ thiên tài): “Dòng nước ấy không trong mà đục.
Nhớt nhợt. Chảy nửa chừng thì thấm vào đám lông. Nghẹn. Không rí thêm
được nữa”; là hình ảnh mắt bò Đốm đẫm nước “những hàng lông mi dài sập
xuống như một bức rèm đóng khép trước cuộc đời” khi chứng kiến cảnh bò
mẹ bị người ta lôi đi xẻ thịt; là đôi mắt “ầng ậng nước” khi trải qua việc xâu
mũi đầy cực hình, đánh dấu cuộc đời bò Đốm chính thức trở thành nô lệ cho
con người. Từ đây Đốm có đôi mắt đặc trưng của loài bò: “đôi mắt buồn, đôi
mắt cam chịu nghịch cảnh, đôi mắt bị cưỡng ép”.
Để miêu tả chân thực thế giới nội tâm nhân vật, nhà văn phải dụng công quan sát tỉ mỉ và hơn hết là đặt mình vào cùng góc độ nhân vật để thấu suốt diễn biến tâm lí nhân vật. Thế giới nội tâm các nhân vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại rất phong phú đa dạng, tâm lý nhân vật có sự thay đổi theo môi trường, hoàn cảnh chứ không cố định, bất biến.