Hậu xử lý với các phép toán hình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số kỹ thuật phát hiện đối tượng chuyển động từ camera và ứng dụng giám sát tự động trong siêu thị (Trang 39 - 40)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.2. Hậu xử lý với các phép toán hình thái

Với các kỹ thuật trừ ảnh, thông thƣờng kết quả trực tiếp ta thu đƣợc sẽ là một ảnh nhị phân với những vùng trắng là vùng chuyển động, các vùng đen là vùng nền. Trong thực tế, với những video có chuyển động phức tạp với nhiều đối tƣợng di chuyển, chẳng hạn nhƣ video từ camera quay đƣờng phố. Với tình trạng giao thông nhƣ ở Việt Nam, các đối tƣợng di chuyển khá lộn xộn và điều kiện chiếu sáng phức tạp dẫn đến tình trạng ánh sáng thay đổi mạnh trong ngày đối với camera cũng nhƣ việc bóng của đối đối tƣợng dính vào các đối tƣợng khác. Các phép toán hình thái là một công cụ để xây dựng những giải pháp cho những tình huống nhƣ vậy, nhờ vào đó, ta có thể giảm thiểu sự ảnh hƣởng của việc các đối tƣợng bị dính hoặc một đối tƣợng bị chia thành nhiều vùng sát nhau.

Các phép toán hình thái là một lý thuyết và kỹ thuật trong xử lý ảnh để phân tích và xử lý cấu trúc hình học trong ảnh dựa trên sử dụng lý thuyết tập hợp các cấu trúc liên kết và cả những chức năng ngẫu nhiên. Ngoài hình ảnh kỹ thuật số, lý thuyết về các phép toán hình thái toán học nó có thể đƣợc vận dụng vào nhiều các cấu trúc không gian khác.

Các phép toán hình thái đƣợc phát triển cho hình ảnh nhị phân và sau đó đƣợc mở rộng cho ảnh đa mức xám,... Đây là một trong những kỹ thuật đƣợc áp dụng trong giai đoạn tiền xử lý. Ta có hai phép toán thƣờng dùng là phép giãn nở và phép co. Sau đó từ hai phép toán cơ bản này ngƣời ta phát triển thành một số phép toán nhƣ phép đóng và phép mở.

 Dilation gọi là D(i): giãn nở.

 Erosion gọi là E(i): co.

 Một chu trình E(i)-D(i) gọi là phép mở.

 Một chu trình D(i)-E(i) gọi là phép đóng.

dụng để nhận dạng đối tƣợng, nâng cao chất lƣợng ảnh, phân đoạn ảnh và kiểm tra khuyết điểm trên ảnh, đƣợc sử dụng rất nhiều để giảm các lỗi trong quá trình xử lý hình ảnh. Một số ví dụ:

 Trích biên ảnh.

 Tô vùng.

 Tính toán các thành phần liên thông.

 Làm mỏng đối tƣợng trong ảnh.

 Làm dày đối tƣợng trong ảnh.

 Tìm xƣơng đối tƣợng trong ảnh.

 Cắt tỉa đối tƣợng trong ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số kỹ thuật phát hiện đối tượng chuyển động từ camera và ứng dụng giám sát tự động trong siêu thị (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)