Tình hình giáo dục và đào tạo trung học cơ sở huyện Phù Mỹ,tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo trung học cơ sở huyện Phù Mỹ,tỉnh

tỉnh Bình Định

Trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định hiện nay có tổng cộng là 68 trƣờng học các cấp, trong đó: 22 trƣờng mầm non, 28 trƣờng tiểu học, 18

41

trƣờng THCS và 6 trƣờng trung học phổ thông.

Giáo dục THCS chiếm vị trí khá quan trọng trong tổng thể giáo dục của huyện. Mạng lƣới trƣờng lớp ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Cấp THCS hiện có 18 trƣờng, đều đạt chuẩn quốc gia. Trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và sách pháp luật đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ, kịp thời, từng bƣớc phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và giáo dục HS. Đội ngũ CBQL, GV và NV của các trƣờng mà chúng tôi nghiên cứu về cơ bản là đáp ứng với yêu cầu của giáo dục, thể hiện ở Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên tại 8 trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Tổng số CBQL GV NV THSC TT Phù Mỹ 52 2 46 4 THSC TT Bình Dƣơng 37 2 31 4 THSC Mỹ Lộc 32 2 25 5 THSC Mỹ Trinh 25 2 18 5 THSC Mỹ Thành 39 2 32 5 THSC Mỹ An 38 2 31 5 THCS Mỹ Châu 32 2 25 5 THCS Mỹ Đức 34 2 27 5 TỔNG 289 16 235 38

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Qua Bảng 2.1 cho thấy, tổng số viên chức 8 trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là 289, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; trong đó đội ngũ GV đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cơ cấu. Đa số đều nhiệt tình, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm và có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu vƣơn lên trong công tác quản lí cũng nhƣ giảng dạy. Năm tổ chức thi cấp huyện và cấp tỉnh, có khoảng 50 GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện, 15 GV đạt

42

danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh; nhiều ngƣời đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp; nhiều tập thể, cá nhân đƣợc tặng bằng khen của UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT, Thủ tƣớng Chính phủ và một số tập thể đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng Huân chƣơng lao động hạng ba.

Theo các báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ, từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020 chất lƣợng giáo dục THCS có sự chuyển biến tích cực và toàn diện. Bình quân mỗi năm học, tỉ lệ HS đạt hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 95%, đạt học lực khá, giỏi chiếm trên 65%; đỗ tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào lớp 6 là100%; số HS bỏ học ngày càng giảm đáng kể. Công tác bồi dƣỡng HS giỏi đƣợc Phòng GD&ĐT huyện và các nhà trƣờng chú trọng. Mỗi năm có khoảng 150 HS đạt giải trong kỳ thi HS giỏi cấp huyện và 50 HS đạt giải trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh,là huyện có tỉ lệ HS đạt HS giỏi cao trong tỉnh. Tỉ lệ học lực và hạnh kiểm của HS qua các năm học từ 2015 - 2016 đến 2019 - 2020, thể thể hiện ở Bảng 2.2:

Bảng 2.2. Kết quả rèn luyện hạnh kiểm và học lực của học sinh 8 trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Năm học

Hạnh kiểm (%) Học lực (%)

Tốt Khá Trung

bình Yếu Giỏi Khá Trung

bình Yếu Kém 2015-2016 72.3 22.2 5.4 0.1 16.8 36.4 38.3 8.4 0.1 2016-2017 75.8 20.3 3.8 0.1 17.6 37.3 39.2 5.9 0.0 2017-2018 83.7 12.9 3.2 0.2 21.7 40.3 33.6 4.3 0.1 2018-2019 81.6 13.2 4.7 0.5 22.5 38.0 35.5 3.8 0.2 2019-2020 82.5 14.3 2.8 0.4 23.3 42.9 30.6 3.2 0.0

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực

43

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về khái niệm văn hóa nhà trường niệm văn hóa nhà trường

Nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn nhận thức của CBQL, GV và HS của các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ về VHNT, chúng tối tiến hành khảo sát bằng 3 câu hỏi (1, 2, 3 ở Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3)liên quan đến khái niệm này, đó là: VHNT là gì? Những biểu hiện, đặc trưng cơ bản của VHNT ?

Những biểu hiện đặc trưng của VHNT ở trường mà thầy/cô/em đang công tác/học tập. Kết quả nhận đƣợc qua Bảng 2.3:

Bảng 2.3.Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về khái niệm VHNT

Các chủ thể Trả lời đúng từ 80% - 100% Trả lời đúng từ 50% - 79% Trả lời lan man Không trả lời đƣợc SL % SL % SL % SL % CBQL (n = 16) 08 50.0 07 43.8 01 6.2 00 0.0 GV (n = 235) 54 23.0 116 49.4 42 17.9 23 9,8 HS (n = 800) 67 8.4 149 18.6 322 40.3 262 32.8 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020

Với kết quả 93.8% số CBQL, 72.4% GV và 27% HS trả lời đúng từ 50% nội dung câu hỏi trở lên cho thấy các thành viên trong nhà trƣờng đã có hiểu biết nhất định về VHNT. Tuy nhiên, sự hiểu biết đó cũng chỉ tập trung vào CBQL và GV. Tỉ lệ 27% đối với HS có thể coi là rất thấp.

Bên cạnh đó, số CBQL, GV trả lời vòng vo, nôm na đại khái chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao (CBQL: 6.2%, GV: 17.9%) và vẫn còn tồn tại một số GV

44

không trả lời đƣợc nội dung câu hỏi (9.8%). Đáng chú ý nhất là rất nhiều HS không nắm đƣợc khái niệm, biểu hiện, đặc trƣng cơ bản của VHNT nói chung cũng nhƣ các biểu hiện đặc trƣng của trƣờng mình. Số HS trả lời lan man và không trả lời đƣợc chiếm tỉ lệ 73.1%.

2.3.2. Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về sự cần thiết và mức độ thực hiện văn hóa nhà trường thiết và mức độ thực hiện văn hóa nhà trường

Để tìm hiểu sự quan tâm của CBQL, GV và HS ở các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về sự cần thiết của VHNT trong quá trình giáo dục và mức độ thực hiện công tác xây dựng VHNT mà thầy/cô/em đang công tác/học tập. Chúng tôi sử dụng câu hỏi 4, 5 (Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3).Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.4:

Bảng 2.4.Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về sự cần thiết và mức độ thực hiện VHNT

Các chủ thể Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần thiết Không cần Tốt Khá Trung bình Yếu Số lƣợng/tỉ lệ % Số lƣợng/tỉ lệ % CBQL (n = 16) 13 03 00 08 08 00 00 81.3 18.7 00.0 50.0 50.0 00.0 00.0 GV (n = 235) 176 56 03 178 50 06 01 74.9 23.8 1.3 75.7 21.3 2.6 0.4 HS (n = 800) 640 142 18 160 171 370 99 80.0 17.8 2.3 20.0 21.4 46.3 12.4

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020 Qua Bảng 2.4 cho thấy, đa số CBQL, GV và HS đều đánh giá sự cần thiết của VHNT (CBQL chiếm 100%, GV chiếm 98.7%, HS chiếm 97.8%), chỉ còn một số GV và HS cho là không cần thiết (GV chiếm 1.3%, HS chiếm

45

2.3%. Về thực hiện VHNT, hơn 97% CBQL, GV chọn ở mức tốt, khá; chỉ có 0.4% GV chọn mức yếu. Đối với HS, mức độ thực hiện các nội dung VHNT của HS còn hạn chế. Tỉ lệ ở mức tốt, khá chỉ đạt 41.4%, trong khi đó tỉ lệ ở mức yếu còn khá cao (12.4%)

Nhƣ vậy, hầu hết các thành viên trong nhà trƣờng đều đánh giá cao sự cần thiết của VHNT trong giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận GV và nhiều HS chƣa thực sự quan tâm tìm hiểu về VHNT, hiểu biết của họ về VHNT còn mơ hồ, mặc dù những điều đó nằm trong hoạt động hàng ngày của nhà trƣờng. Mức độ thực hiện chƣa tƣơng xứng với nhận thức chung, khoảng cách từ mức độ nhận thức đến mức độ thực hiện còn khá xa.

Thực trạng trên cho thấy, vấn đề xây dựng VHNT chỉ ở giai đoạn đầu và còn rất mới. Các nhà trƣờng chƣa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về VHNT, đặc biệt là đối với HS.

2.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ảnh hưởng của văn hóa nhà trường hưởng của văn hóa nhà trường

2.3.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lí

Để tìm hiểu thực trạng của CBQL các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về mức độ ảnh hƣởng của VHNT đến hoạt động của GV nhà trƣờng, chúng tôi khảo sát của 16 CBQL về câu hỏi 6 (Phụ lục 1).Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.5:

Trong các nội dung chúng tôi đƣa ra, không có nội dung nào đƣợc đánh giá ở mức độ chƣa tốt. Các nội dung có tỉ lệ đánh giá ảnh hƣởng tốt đó là nội dung 7 chiếm tỉ lệ tuyệt đối (100%); nội dung 3 (87.5%); nội dung 2 (81.3%); nội dung 6 (68.8%) và nội dung 1 (62.5%). Trái lại, nội dung 4 là nội dung có tỉ lệ CBQL đánh giá ít ảnh hƣởng (bình thƣờng) cao nhất (68.8%), tỉ lệ đánh giá mức tốt chỉ chiếm 31.3%.

46

Bảng 2.5.Đánh giá của cán bộ quản lí các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về ảnh hƣởng của VHNT TT Các biểu hiện Mức độ Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Giúp GV nhận thức đƣợc giá trị và tầm quan trọng của việc đạt đƣợc mục tiêu đổi mới và phƣơng tiện để đạt đƣợc các mục tiêu đó

10 62.5 6 37.5 0 00.0

2

Thuyết phục GV hòa đồng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhóm và tổ chức

13 81.3 3 18.8 0 0.0

3 Kích thích nhu cầu cống hiến của HS

cho xã hội và tự khẳng định bản thân 14 87.5 2 12.5 0 0.0

4 Thay đổi nhu cầu của HS về giáo

dục VHNT 5 31.3 11 68.8 0 0.0

5

Tạo niềm tin cho đội ngũ GV trong việc quyết định nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục VHNT

11 68.8 5 31.3 0 0.0

6

Thu thập thông tin, trợ giúp các thành viên tham gia quá trình tự quản của nhà trƣờng

11 68.8 5 31.3 0 0.0

7

Tạo bầu không khí trong lớp học, trƣờng bằng nụ cƣời, chào hỏi làm cho mọi ngƣời cảm thấy hạnh phúc khi đƣợc làm việc trong nhà trƣờng

16 100 0 0.0 0 0.0

47

2.3.3.2. Đánh giá của giáo viên

Tìm hiểu nhận thức của GV về mức độ ảnh hƣởng của VHNT đến hoạt động của GV nhà trƣờng, chúng tôi khảo sát ý kiến của 235 GV của 8 trƣờng THCS về câu hỏi 6 (Phụ lục 2).Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.6:

Bảng 2.6.Đánh giá của giáo viên các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về ảnh hƣởng của VHNT TT Các biểu hiện Mức độ Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % 1

GV cảm thấy thoải mái, dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ gặp phải

46 19.6 169 71.9 20 8.5

2 GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và

kinh nghiệm chuyên môn 153 65.1 59 25.1 23 9.8

3 GV tích cực trao đổi phƣơng

pháp và kỹ thuật giảng dạy 164 69.8 42 17.9 29 12.3 4 GV quan tâm công việc của nhau 49 20.9 127 54.0 59 25.1

5 GV cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra 51 21.7 159 67.7 25 10.6 6

Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lƣợng dạy và học

45 19.1 130 55.3 60 25.5

7 Cải thiện thành tích giảng dạy và

học của trƣờng 176 74.9 28 11.9 31 13.2

48

Qua Bảng 2.6 cho thấy, cả 7 nội dung biểu hiện của VHNT đƣợc GV đánh giá ở các mức độ khác nhau. Cụ thể là tỉ lệ GV đánh giá biểu hiện VHNT có ảnh hƣởng ở mức độ tốt là các nội dung 2 (65.1%); nội dung 3 (69.8%) và nội dung 7 (74.9%). Các mặt khác đƣợc đánh giá ảnh hƣởng tốt đến GV có tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ GV đánh giá biểu hiện VHNT có ảnh hƣởng ở mức độ bình thƣờng còn khá cao là nội dung 1 (71.9%); nội dung 5 (67.7%); nội dung 6 (55.3%) và nội dung 4 (54%). Tỉ lệ GV đánh giá VHNT có ảnh hƣởng chƣa tốt còn khá cao là nội dung 6 (25.5%) và nội dung 4 (25.1%).

2.3.3.3. Đánh giá của học sinh

Để tìm hiểu nhận thức của HS về mức độ ảnh hƣởng của VHNT đối với hoạt động của HS, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 800 HS của 8 trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về câu hỏi 6 (Phụ lục 3).Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.7:

Kết quả Bảng 2.7 cho thấy, sự đánh giá mức độ ảnh hƣởng của 9 nội dung đều tập trung ở mức bình thƣờng chiếm tỉ lệ từ 50% trở lên. Trong đó 4 nội dung có tỉ lệ đánh giá bình thƣờng cao là nội dung 9 (91.4%); nội dung 4 (76.3%); nội dung 3 (73.6%) và nội dung 5 (68.4%). Tỉ lệ HS đánh giá VHNT có ảnh hƣởng tốt đến HS không cao là nội dung 8 (38.6%); nội dung 2 (37.4%); nội dung 6 (33%) và nội dung 1 (22.4%). Các nội dung còn lại đƣợc đánh giá tốt với tỉ lệ thấp dần, đặc biệt là nội dung 9 chỉ chiếm 4.6%.

Các biểu hiện của VHNT đƣợc HS đánh giá ảnh hƣởng chƣa tốt đến HS chiếm tỉ lệ còn cao, lần lƣợt là nội dung 7 (25.3%); nội dung 3 (14.6%); nội dung 4 (14.4%); nội dung 1 (12.6%) và nội dung 5 (10.6%).

49

Bảng 2.7.Đánh giá của học sinh các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về ảnh hƣởng của VHNT TT Các biểu hiện Mức độ Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL %

1 HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ,

ham học 179 22.4 520 65.0 101 12.6

2 HS đƣợc thừa nhận và đƣợc tôn trọng 299 37.4 474 59.3 27 3.4 3 HS thấy rõ trách nhiệm của mình 94 11.8 589 73.6 117 14.6

4 HS tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực cộng tác với GV, bạn bè 75 9.4 610 76.3 115 14.4 5 HS nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất 168 21.0 547 68.4 85 10.6 6 HS đƣợc an toàn, cởi mở 264 33.0 528 66.0 8 1.0 7 HS đƣợc khuyến khích phát biểu,

bày tỏ quan điểm cá nhân 120 15.0 478 59.8 202 25.3

8 HS đƣợc cởi mở và chấp nhận các

nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau 309 38.6 430 53.8 61 7.6

9

Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa thầy và trò

37 4.6 731 91.4 32 4.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020

Đánh giá chung: Đa số CBQL cho rằng VHNT có ảnh hƣởng tốt, trong khi đó đa số GV, HS đánh giá VHNT có ảnh hƣởng nhƣng chỉ ở mức độ bình thƣờng. Điều này chứng tỏ HT các nhà trƣờng chƣa làm tốt công tác

50

xây dựng VHNT. Sự đối lập nhận thức giữa CBQL, GV và HS về ảnh hƣởng của VHNT đặt ra một vấn đề là: Phải chăng trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn tồn tại sự trói buộc, đổ lỗi cho nhau; sự kiểm soát chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; quan liêu, hành chính, nguyên tắc một cách máy móc; trách mắng HS vì các em không tiến bộ; thiếu sự động viên khuyến khích; thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ và mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời.

Thực trạng trên đặt ra cho HT các nhà trƣờng cần có những định hƣớng rõ ràng, làm tốt công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác xây dựng VHNT; chú trọng nâng cao nhận thức của bản thân và cho các thành viên trong nhà trƣờng về VHNT; làm cho GV và HS nhận diện đầy đủ những yếu tố hình thành nên VHNT, thấy đƣợc những tác động tích cực của VHNT đến hoạt động dạy và học và đến sự phát triển của nhà trƣờng. Đồng thời, cần xác định và loại bỏ những yếu tố độc hại còn tồn tại hoặc những yếu tố theo thời gian không còn phù hợp để tránh những ảnh hƣởng xấu, cản trở đối với hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng.

2.4. Thực trạng quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)