Mức độ biểu hiện của học sinh về các hành vi vi phạm chuẩn mực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.7. Mức độ biểu hiện của học sinh về các hành vi vi phạm chuẩn mực và

mực và nội quy nhà trường

Để thấy đƣợc mức độ biểu hiện của HS về các hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trƣờng, chúng tôi tiến hành khảo sát 800 HS câu hỏi 11 (phụ lục 3). Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.14:

Bảng 2.14. Mức độ biểu hiện của học sinh THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về các hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trƣờng

TT Các hành vi

Mức độ vi phạm Thƣờng

xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ SL % SL % SL %

1 Không hoặc thiếu ý thức học tập

và rèn luyện nhân cách 45 5.6 160 20.0 595 74.4 2 Thể hiện hành vi bạo lực 14 1.8 72 9.0 714 89.2

3 Sử dụng ma túy 00 0.0 00 0.0 800 100

62

TT Các hành vi

Mức độ vi phạm Thƣờng

xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ SL % SL % SL %

tuần học)

5 Bỏ tiết, bỏ buổi học 27 3.4 101 12.6 672 84.0

6

Quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép, cho bạn xem bài khi thi, kiểm tra 38 4.8 107 13.4 655 81.8 7 Đi học muộn 10 1.3 62 7.8 728 91.0 8 Không đến thƣ viện đọc sách 98 12.3 264 33.0 438 54.8 9 Vi phạm nội quy nhà trƣờng 08 1.0 91 11.4 701 87.6 10 Nói tục, chửi thề 42 5.3 158 19.8 600 75.0

11 Uống rƣợu, bia 00 0.0 19 2.4 781 97.6

12 Hút thuốc lá 02 0.3 29 3.6 769 96.1

13 Nghiện games; tiếp xúc với tài

liệu, phim ảnh xấu 13 1.6 35 4.4 752 94.0

14 Học thay, làm bài kiểm tra hộ bạn 06 0.8 77 9.6 717 89.6 15 Trang phục, kiểu tóc không phù hợp 08 1.0 13 1.6 779 97.4 16 Thiếu lễ độ với thầy cô giáo 13 1.6 38 4.8 749 93.6

17

Biểu hiện, hành vi thiếu chuẩn mực, lành mạnh trong đạo đức, lối sống cũng nhƣ mối quan hệ với bạn bè bạn bè, với thầy cô giáo và các mối quan hệ khác

00 0.0 02 0.3 798 99.8

63

Kết quả Bảng 2.14 cho thấy, ở tất cả các nội dung, tỉ lệ đánh giá HS chƣa bao giờ vi phạm là vƣợt trội hơn cả, đặc biệt 100% HS cho rằng chƣa bao giờ có biểu hiện hành vi sử dụng ma túy. Điều này chứng tỏ đa số HS luôn có ý thức cao trong việc thực hiện các chuẩn mực, nội quy của nhà trƣờng. Mặc dù vậy, biểu hiện hành vi vị phạm ở mức độ thƣờng xuyên và đôi khi vẫn còn khá cao nhƣ: không đến thƣ viện đọc sách (12.3%, 33.0%); không hoặc thiếu ý thức học tập và rèn luyện nhân cách (5.6%, 20.0%); nói tục, chửi thề (5.3%, 19.8%); quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép, cho bạn xem bài khi thi, kiểm tra (4.8%, 13.4%); bỏ tiết, bỏ buổi học (3.4%, 12.6%); bị đình chỉ học (3.0%, 13.6%) và vi phạm nội quy nhà trƣờng (1%, 11.4%).

Các nội dung có tỉ lệ vi phạm ở cả hai mức độ thƣờng xuyên và đôi khi thấp là uống rƣợu, bia (0.0%, 2.4%); hút thuốc lá (0.3%, 3.6%); nghiện games, tiếp xúc với tài liệu, phim ảnh xấu (1.6%, 4.4%); thiếu lễ độ với thầy cô giáo (1.6%, 4.8%); biểu hiện, hành vi thiếu chuẩn mực, lành mạnh trong đạo đức, lối sống cũng nhƣ mối quan hệ với bạn bè bạn bè, với thầy cô giáo và các mối quan hệ khác (0.0%, 0.3%).

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.13 và Bảng 2.14 có thể khẳng định đại bộ phận GV và HS các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đều thực hiện tốt các chuẩn mực và nội quy của nhà trƣờng. Tuy nhiên, số GV và HS chƣa ý thức cao, thiếu nghiêm túc vẫn còn; biểu hiện hành vi vi phạm diễn ra với mức độ thƣờng xuyên và đôi khi còn khá phổ biến ở hầu hết các nội dung. Điều này đòi hỏi các HT cần nghiêm túc xem xét, đánh giá chính xác thực trạng, phân tích nguyên nhân chủ quan khách quan; đề xuất đƣợc giải pháp phù hợp hữu hiệu nhằm giảm thiểu và từng bƣớc xóa bỏ các biểu hiện hành vi vi phạm các chuẩn mực, nội quy nhà trƣờng, góp phần tích cực đẩy mạnh VHNT và nâng cao chất lƣợng giáo dục.

64

2.4.8. Đánh giá hoạt động của Hiệu trưởng trong quản lí công tác xây dựng văn hóa nhà trường

Để thấy đƣợc thực trạng hoạt động của các HT các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong quản lý công tác xây dựng VHNT, chúng tôi khảo sát ý kiến của 16 CBQL và 235 GV về nội dung: “Thầy/cô cho biết mức

độ thực hiện các yêu cầu sau của Hiệu trưởng trong việc quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường” thuộc câu 8 (phụ lục 1), câu 13 (phụ lục 2). Kết

quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.15:

Bảng 2.15. Đánh giá hoạt động của hiệu trƣởng THCS

huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong quản lí công tác xây dựng VHNT

TT Nội dung quản lý

Mức độ đạt đƣợc (n = 251) Tốt Khá Trung bình Chƣa đạt SL % SL % SL % SL %

1 Tinh thần tự giác của

CBQL, GV, NV và HS 54 21.5 87 34.7 101 40.2 9 3.6

2 Tinh thần làm chủ của

CBQL, GV, NV và HS 57 22.7 70 27.9 116 46.2 8 3.2

3

Mọi thành viên hiểu đƣợc tầm nhìn về sự phát triển nhà trƣờng

34 13.5 76 30.3 130 51.8 11 4.4

4

Mọi thành viên trong nhà trƣờng sống có kỉ cƣơng, có tình tƣơng thân tƣơng ái

70 27.9 82 32.7 96 38.2 3 1.2

5

Mọi thành viên trong nhà trƣờng có tinh thần hợp tác làm việc với tinh thần

65

TT Nội dung quản lý

Mức độ đạt đƣợc (n = 251) Tốt Khá Trung bình Chƣa đạt SL % SL % SL % SL % đồng đội 6

Mọi thành viên trong nhà trƣờng sống thiện chí, chia sẻ đầy đủ thông tin cho nhau

46 18.3 78 31.1 118 47.0 9 3.6

7

Mọi thành viên trong nhà trƣờng tạo cơ hội và điều kiện cho nhau thăng tiến

40 15.9 71 28.3 129 51.4 11 4.4

8

Mọi thành viên trong nhà trƣờng có tinh thần thi đua khen thƣởng 20 8.0 37 14.7 170 67.7 24 9.7 9 Nhà trƣờng có mối quan hệ tốt với gia đình và cộng đồng 31 12.4 40 15.9 160 63.7 20 8.0 10 Nhà trƣờng có môi trƣờng học tập tích cực, thân thiện 71 28.3 87 34.7 85 33.9 8 3.2

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020 Từ kết quả ở Bảng 2.15 cho thấy, HT các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã nỗ lực tạo dựng và phát triển các yếu tố của VHNT, đồng thời cũng có những cố gắng nhất định trong việc phát huy vai trò của mình đối với quản lí công tác xây dựng VHNT. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, kết quả mang lại không đƣợc nhƣ mong muốn. Đa số CBQL, GV đánh

66

giá mức độ thực hiện tốt và khá chỉ ở mức trên dƣới 50%; tỉ lệ đánh giá HT thực hiện ở mức độ trung bình khá cao, gần bằng tổng tỉ lệ của mức độ tốt và khá. Một số CBQL và GV đều cho rằng HT chƣa thực hiện đƣợc các nội dung nêu trên. Đặc biệt, nội dung 8 “Mọi thành viên trong nhà trường có tinh thần

thi đua khen thưởng” và nội dung 9 “Nhà trường có mối quan hệ tốt với gia đình và cộng đồng” tỉ lệ đánh giá ở mức độ tốt, khá rất thấp và mức độ chƣa

đạt rất cao (chiếm tỉ lệ lần lƣợt: 8.0%; 14.7%; 9.7% và 12.4%; 15.9%; 8.0%). Thực trạng trên đặt ra yêu cầu HT các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ cần phải nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về vai trò của VHNT và vai trò của ngƣời HT trong việc quản lý công tác xây dựng VHNT; cần có những định hƣớng rõ ràng, xây dựng kế hoạch và xác định những giá trị cốt lõi mà nhà trƣờng cần hƣớng tới tạo tiền đề cho công tác xây dựng và phát triển VHNT. Từ đó, đề ra những biện pháp quản lí công tác xây dựng VHNT của trƣờng mình thiết thực và hiệu quả.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.5.1. Ưu điểm

Những năm gần đây, Phù Mỹ là huyện có tình hình kinh tế đang phát triển, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Đảng bộ, chính quyền các cấp luôn quan tâm chăm lo toàn diện cho ngành giáo dục. Đến nay, mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc quy hoạch phù hợp, cơ sở vất chất tƣơng đối đủ về số lƣợng, thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học theo hƣớng đổi mới, hiện đại. Đội ngũ GV có trình độ đạt trên chuẩn tƣơng đối cao, đủ về số lƣợng và đồng bộ về cơ cấu; CBQL đa số trẻ và có năng lực.

Trong những năm qua, bên cạnh nỗ lực làm tốt công tác quản lý dạy và học, HT các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định còn có những cố gắng nhất định trong việc tổ chức và quản lý công tác xây dựng VHNT. Với

67

vai trò lãnh đạo, định hƣớng và tâm điểm thống nhất, HT ít nhiều đã tác động vào suy nghĩ, hành vi của GV, NV và HS để họ theo đuổi mục tiêu chung của nhà trƣờng. Đa số thành viên trong nhà trƣờng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của VHNT, nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng VHNT cũng nhƣ vai trò của mình trong công tác xây dựng VHNT và đã có những thể hiện tích cực; tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong

thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-

CT/TW về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh” và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, và một số nội dung công tác xây dựng VHNT khác cũng đƣợc các

nhà trƣờng áp dụng hiệu quả.

Nhờ đó, bầu không khí trong các nhà trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày càng trở nên cởi mở, tin cậy, tôn trọng hơn; mối quan hệ giữa GV và HS có phần đƣợc cải thiện, tạo động lực cho mọi thành viên trong nhà trƣờng quan tâm cải tiến nâng cao chất lƣợng dạy và học, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm, thành tựu đạt đƣợc, công tác xây dựng VHNT và quản lí công tác xây dựng VHNT ở các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định còn gặp phải một số hạn chế sau:

- Công tác xây dựng VHNT chỉ mới ở giai đoạn đầu và còn rất mới mẽ. Nhận thức của một bộ phận GV và nhiều HS còn hạn chế, chƣa thực sự quan tâm tìm hiểu về VHNT, sự hiểu biết của họ về VHNT còn mơ hồ và chƣa đầy đủ; khoảng cách từ mức độ nhận thức đến mực độ thực hiện còn khá xa.

- Các thành viên trong nhà trƣờng chƣa thực sự tự giác, nỗ lực, tích cực tham gia công tác xây dựng VHNT.

68

- Sự phối kết hợp giữa các môi trƣờng giáo dục: Nhà trƣờng - Gia đình - Xã hội còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chƣa cao.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Nhà trƣờng chƣa có tài liệu hƣớng dẫn công tác xây dựng và quản lý công tác xây dựng VHNT một cách chính thống và đầy đủ.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng và các cấp QLGD chƣa đƣa ra chủ trƣơng, biện pháp cụ thể trong công tác xây dựng và quản lý công tác xây dựng VHNT.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- HT chƣa xem công tác xây dựng VHNT và quản lí công tác xây dựng VHNT là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trƣờng, chƣa có định hƣớng rõ ràng về công tác xây dựng VHNT, chƣa định hình các giá trị cốt lõi mà nhà trƣờng cần phải hƣớng tới, chƣa xây dựng đƣợc mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, kế hoạch cụ thể, tổng thể cũng nhƣ chƣa có những biện pháp quản lý công tác xây dựng VHNT đồng bộ và hữu hiệu.

- Có lúc triển khai một số công văn về công tác xây dựng VHNT còn chiếu lệ, triển khai xong không chú ý đến việc thực hiện và kết quả ra sao.

- Đa số HT chƣa có kiến thức sâu về VHNT, kinh nghiệm về quản lý công tác xây dựng VHNT không nhiều.

- HT chƣa chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và cộng đồng.

- Chƣa xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trƣờng với gia đình học sinh và xã hội.

- Công tác thi đua khen thƣởng, động viên, kích thích hoạt động công tác xây dựng VHNT còn nhiều bất cập.

69

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ít nhiều đã quan tâm và cố gắng công tác xây dựng VHNT. Tuy nhiên, công tác xây dựng VHNT chƣa thể hiện rõ nét, có hệ thống và mức độ quan tâm còn hạn chế. Còn một bộ phận GV và HS có hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy của trƣờng, của ngành; chƣa nhận đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT, nhận thức về nội dung, phƣơng thức, con đƣờng giáo dục thiếu toàn diện. Mối quan hệ giữa các thành viên nhà trƣờng chƣa thực sự gắn kết.

HT là ngƣời đứng đầu, lãnh đạo, quản lý toàn diện, quán xuyến mọi mặt của nhà trƣờng, bao gồm cả công tác xây dựng VHNT. Thế nhƣng, phần lớn HT còn thiếu kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong công tác quản lí xây dựng VHNT; chƣa đầu tƣ nhiều công sức trí tuệ cho công tác này; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động còn riêng lẻ, đơn điệu, mờ nhạt, chiếu lệ. Việc phối kết hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng thiếu chặt chẽ; vai trò của các tổ chức đoàn thể và đội ngũ GV chƣa đƣợc phát huy cao. Công tác thi đua khen thƣởng chƣa đƣợc chú trọng và còn nhiều bất cập ảnh hƣởng đến sự tích cực, tự giác, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động công tác xây dựng VHNT của các thành viên trong nhà trƣờng.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên đòi hỏi ngƣời HT phải không ngừng nâng cao kiến thức và năng lực quản lý của mình về VNHT. Phát huy vai trò lãnh đạo nhà trƣờng, vai trò lãnh đạo quyết định sự phát triển VHNT, ngƣời HT cần có những hành động tác động vào suy nghĩ, hành vi của CBQL, GV, NV và HS để họ hoạt động theo mục tiêu chung của nhà trƣờng, đồng thời, xây dựng một hệ thống các biện pháp thiết thực, đầy đủ, đồng bộ để quản lý công tác xây dựng VHNT ở đơn vị mình có hiệu quả.

70

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí công tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng trung học cơ sở huyện tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

3.1.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp quản lí công tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

3.1.1.1. Nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 (khóa VIII) về phƣơng hƣớng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 là phấn đấu nƣớc ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp hàng đầu đó là cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tƣởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng. Ngăn chặn xu hƣớng coi nh giáo dục chính trị tƣ tƣởng, xa rời định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các biểu hiện tiêu cực của xã hội..

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ nhiệm vụ trong tâm về GD&ĐT: “Phát triển, nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)