1.6.1. Đặc điểm tình hình chung
Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên là cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên có trách nhiệm khám chữa bệnh tâm thần cho nhân dân. Là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh quy mô 150 giường bệnh với tổng số 126 cán bộ nhân viên, trong đó có 13 bác sĩ, 06 dược sĩ, 66
điều dưỡng.
* Công tác quản lý điều trị (tính đến ngày 15/12/2019)
- Tổng số người bệnh quản lý tại cộng đồng: 5.641 người, gồm: Tâm thần phân liệt: 3.433 người; Động kinh: 2.208 người.
Gánh nặng chăm sóc Thời gian chăm sóc người bệnh Tình trạng bệnh tật của người bệnh Đặc điểm nhân khẩu học người chăm sóc Đặc điểm nhân khẩu học người bệnh Thu nhập của người chăm sóc
- Trong đó tổng số NB được cấp sổ mới 6 tháng đầu năm 2019 là 41 trường hợp, gồm: Tâm thần phân liệt là 22 và Động kinh là 19. Nguyên nhân số lượng này thấp là do gia đình người bệnh giấu bệnh, còn đi chữa vượt tuyến hoặc chữa tư
không đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám và điều trị.
- Tổng số NB tái phát là 250/ tổng số NB đang điều trị: 3825 chiếm 6,5%. Trong đó TTPL là 233/2333 chiếm 10%, ĐK là 17/1519 chiếm 1,1%
- Tổng số người bệnh TTPL điều trị nội trú: 320 người, trong đó số người bệnh nữ: 120 người, người bệnh nam: 200 người.
1.6.2. Quy trình điều trị, chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt nội trú
- Người bệnh Tâm thần phân liệt nhận vào điều trị nội trú tại bệnh viện là những người bệnh đang trong đợt cấp tính đa số người bệnh có những hoang tưởng,
ảo giác rầm rộ, rối loạn hành vi, tư duy và cảm xúc mạnh hoặc đang trong tình trạng cấp cứu tâm thần khác như: tự sát, không ăn, không tự vệ sinh cá nhân, tâm thần sa sút, …
- Khi vào khoa điều trị, người nhà người bệnh sẽ phải hoàn tất các thủ tục hành chính nhập viện, trong đó có một nội dung quan trọng là người nhà người bệnh được tư vấn về tầm quan trọng của việc ở lại kết hợp cùng với nhân viên y tế
bệnh viện điều trị chăm sóc cho người bệnh. Đây cũng là điểm riêng biệt, đặc thù trong điều trị và chăm sóc người bệnh chuyên khoa tâm thần của tỉnh. Bởi vì bệnh viện không phải nơi giam giữ hay nuôi dưỡng người bệnh, hơn nữa trong những ngày đầu khi tình trạng rối loạn tâm thần của NB còn chưa ổn định (hoang tưởng,
ảo giác, ảo thanh,… còn rầm rộ tức là người bệnh đang trong giai đoạn cấp cứu tâm thần/quản lý cấp I) rất cần có sự kết hợp của người thân người bệnh nhằm khai thác tiền sử, bệnh sửđặc biệt là các dấu hiệu của hoang tưởng, ảo giác đồng thời kết hợp với NVYT trong quản lý, theo dõi người bệnh.
- Trong quá trình điều trị người bệnh và người nhà người bệnh sẽ được NVYT tư vấn, giáo dục sức khỏe ít nhất ba lần: những ngày đầu nhập viện khi mà NB đã tạm ổn định; giữa quá trình điều trị và khi chuẩn bị cho người bệnh xuất viện về cộng đồng.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Những người chăm sóc chính sống cùng người bệnh TTPL tái phát ít nhất 12 tháng có trách nhiệm cao nhất trong việc đưa ra các quyết định về chăm sóc NB. Có thời gian chăm sóc người bệnh nhiều nhất và hiện nay NCSC đang chăm sóc người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người chăm sóc chính (là ông/bà/cha/me/anh/chị/em/con/cháu) trực tiếp chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt đã được chẩn đoán Tâm thần phân liệt cách đây ít nhất 12 tháng.
- Người chăm sóc chính trên 18 tuối đủ tỉnh táo minh mẫn để tham gia hết thời gian phỏng vấn.
- Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Người chăm sóc chính có người bệnh đang trong giai đoạn kích động, chưa
ổn định.
- Người chăm sóc chính không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020 tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên bao gồm các công việc sau: viết đề
cương, thu thập, xử lý, phân tích số liệu và viết luận văn nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích; kết hợp định tính và định lượng.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo tỉ lệ Z2 (1-α/2) p (1-p) n = d2 Trong đó : n: là cỡ mẫu ước lượng Z: Trị số phân phối chuẩn α: xác suất sai lầm loại 1, α = 0,05 vì vậy Z (1-α/2) = 1,96. d: sai số cho phép, chọn d = 0,1
p: tỉ lệ đối tượng lựa chọn. Theo nghiên cứu của tác giả Long Ngo Xuan có 46% người chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt có gánh nặng chăm sóc ở mức trung bình, nên chúng tôi chọn p = 0,46 [35].
Thay các gia trị trên vào công thức: 1,962 x 0,46 (1-0,46)
n = = 95 0,12
Vậy: sốđối tượng cần điều tra cho cả NC định tính và định lượng là 95
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu
* Nghiên cứu định lượng:
Kỹ thuật chọn mẫu: Kể từ ngày bắt đầu lấy số liệu nghiên cứu, rà soát số
người bệnh Tâm thần phân liệt đang điều trị tại các khoa lâm sàng, liên hệ hẹn gặp NCSC khi nào thuận tiện sẽ tới phỏng vấn lấy số liệu.
Theo khảo sát địa bàn nghiên cứu, người bệnh Tâm thần phân liệt đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên trung bình khoảng 80 người bệnh mỗi tháng. Số người bệnh TTPL điều trị nội trú mới dao động trong tháng khoảng 25 - 35 người bệnh. Vì vậy, trong nghiên cứu này nghiên cứu viên thực hiện lấy mẫu từ tháng 01 năm 2020 đến hết tháng 3 năm 2020 là đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
* Nghiên cứu định tính
Các cuộc phỏng vấn sâu được kết hợp thực hiện khi nghiên cứu viên tiến hành thu thập thông tin cho bộ câu hỏi trong nghiên cứu định lượng.
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập thông tin được thực hiện qua hình thức phỏng vấn trực tiếp NCSC bằng bộ câu hỏi tựđiền có sự hướng dẫn của điều tra viên.
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá
* Nghiên cứu định lượng
2.4.1.1. Bộ công cụ
Công cụđánh giá gánh nặng chăm sóc được Zarit đưa ra lần đầu tiên vào năm 1980 là Thang đánh giá gánh nặng Zarit (Zarit Burden Inventory/ZBI) [53]. Từ đó
đến nay thang Zarit đã trải qua vài lần chỉnh sửa bao gồm cả phiên bản rút gọn vào năm 2001. Bộ công cụ này gồm 22 câu hỏi tự đánh giá, mỗi câu trả lời gồm 5 lựa chọn theo thang điểm Likert từ 0 đến 4 điểm. Tổng điểm là từ 0 đến 88, điểm càng cao tương ứng với gánh nặng càng cao. Thang điểm này đã được Việt hóa và sử dụng với độ tin cậy cao.
Bộ câu hỏi này đã được Nguyễn Bích Ngọc dịch sang tiếng Việt và chuẩn hóa [12]. Thời gian để hoàn thành đánh giá này mất khoảng 10 phút.
Bộ câu hỏi thu thập số liệu định lượng (phụ lục 1) gồm 2 phần:
Phần A. Câu hỏi khảo sát về nhân khẩu học: gồm 14 câu hỏi về thông tin chung của người bệnh (từ C1 đến C 14) và 13 câu hỏi về thông tin chung của người CSC (từ C 15 đến C 27).
Phần B. Câu hỏi khảo sát cảm nhận về gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính: gồm 22 câu hỏi (từ C 1 đến C 22).
Người tham gia nghiên cứu được trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong 5 phương án cho mỗi câu hỏi:
0 = Không bao giờ 1 = Hiếm khi 2 = Thỉnh thoảng 3 = Khá thường xuyên 4 = Luôn luôn. 2.4.1.2. Tiêu chí
Theo phiếu khảo sát, cứ mỗi tiêu chí đạt chúng tôi cho điểm, không đạt chúng tôi cho 0 điểm. Mỗi tiêu chí có tổng điểm là 10 chia đều cho số lượng câu hỏi của
từng tiêu chí. Sau đó tính tổng điểm dựa trên điểm đạt cho mỗi tiêu chí.
2.4.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá
Tổng điểm nằm trong khoảng từ 0 đến 88 điểm với các mức độ: từ 0 đến 20
điểm: không có hoặc có gánh nặng nhẹ; 21 đến 40 điểm: gánh nặng mức độ trung bình; 41 đến 60 điểm: gánh nặng nghiêm trọng; 61 đến 88 điểm: gánh nặng rất nghiêm trọng.
* Nghiên cứu định tính:
Phỏng vấn sâu theo cấu trúc gồm năm câu hỏi (phụ lục 2): Hỏi NCSC về quan
điểm chung công tác chăm sóc người bệnh TTPL; những hoạt động thực tế chăm sóc người bệnh TTPL hàng ngày; những gánh nặng chăm sóc gặp phải khi chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt; NCSC đã nhận được những hỗ trợ gì khi chăm sóc người bệnh TTPL và làm gì để giảm bớt GNCS người bệnh Tâm thần phân liệt. Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu khảng 20-25 phút.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu viên tập huấn cho điều tra viên là 8 cán bộ là Cử nhân điều dưỡng tại 4 Khoa lâm sàng Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên có nhiều kinh nghiệm làm việc.
- Tiến hành thu thập thông tin cho nghiên cứu theo các bước sau:
Bước 1: Mời NCSC người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn, đã được chọn vào phòng tư vấn người bệnh để đảm bảo sự riêng tư bí mật. Điều tra viên giới thiệu mục đích, nội dung nghiên cứu và các quyền lợi, sự tự nguyện của đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu.
Bước 2: Đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Bước 3: Điều tra viên tiến hành phát bộ câu hỏi và hướng dẫn đối tượng nghiên cứu điền vào phiếu. Thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 15 - 20 phút.
Bước 4: Ngay sau khi đối tượng trả lời đủ thông tin, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi đểđảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót. Điều
* Nghiên cứu định tính:
- Điều tra viên phỏng vấn sâu NCSC bám theo cấu trúc các câu hỏi về chủđề
GNCS: được thực hiện ngay sau khi nghiên cứu viên lấy đủ thông tin trong bộ câu hỏi nghiên cứu định lượng.
- Nguồn số liệu này do nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn, gỡ băng và có biên bản phỏng vấn kèm theo.
2.5. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
Nhóm
biến số Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập
Các yếu tố lâm sàng và nhân khẩu học của người bệnh và NCSC Tuổi Tính tuổi dương lịch Phỏng vấn trực tiếp/Bộ câu hỏi Giới Nam/Nữ Học vấn Cấp học cao nhất của NB và NCSC Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân hiện tại của NB và NCSC Việc làm Việc làm hiện tại của NB và NCSC Tình trạng kinh tế Tình trạng kinh tế hiện tại của NB và NCSC (phân loại dựa trên tổng thu nhập hàng tháng)
Quan hệ giữa NB
với NCSC Ông/bà; bcháu/họ hàng ố/mẹ; vợ/chồng; con;
Các yếu tố liên quan đến bệnh tật Thời gian khởi phát bệnh Lần được chẩn đoán xác định bệnh TTPL Phỏng vấn trực tiếp/Bộ câu hỏi Tần suất tái nhập viện tâm thần Số lần tái phát nhập viện/năm Thể bệnh tâm thần phân liệt Thể bệnh của người bệnh đã được chẩn đoán theo ICD10
Thời gian mang bệnh Tính từ lần được chẩn đoán xác định bệnh TTPL đến nay Các giai đoạn của bệnh Các giai đoạn cấp tính, mãn tính, di chứng: biểu hiện đặc trưng bởi các rối loạn hoang tưởng, ảo giác, cử chỉ, hành vi, lời nói của người bệnh
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu * Nghiên cứu định lượng * Nghiên cứu định lượng
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Được quản lý, trích xuất và chuyển đổi sử dụng các công cụ về cơ sở dữ liệu bao gồm Stat Tranfer 9.0. Phân tích thống kê sử dụng phần mềm SPSS 22.0.
Phân tích thống kê mô tả số lượng, tỷ lệ phần trăm (đối với biến định tính) và giá trị trung bình cùng độ lệch chuẩn (đối với biến định lượng) được sử dụng
để miêu tả các đặc điểm nhân khẩu học và tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu. Kiểm định Khi bình phương, được sử dụng để so sánh sự khác biệt của các tỉ lệ hoặc giá trị trung bình. Các yếu tố liên quan được xác định bằng kiểm
định Khi bình phương, giá trị p < 0,05 được coi là có yếu tố liên quan.
* Nghiên cứu định tính
Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm, gỡ băng và ghi chép văn bản một cách trung thực. Các dữ liệu thu được sẽ phân tích theo chủđề và mục tiêu nghiên cứu, những ý kiến tiêu biểu sẽđược trích dẫn để minh họa trong phần trình bày kết quả nghiên cứu.
2.7. Sai số và hạn chế sai số
Sai số chọn: NCSC người bệnh được lựa chọn trong nghiên cứu trên cơ sở
NCSC người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên, do đó chưa đại diện toàn bộ cho quần thể NCSC người bệnh TTPL tại tỉnh Hưng Yên.
Sai số thông tin Sai số do điều tra viên: Điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sai số khi ghi chép thông tin, sai số do điều tra viên không hiểu rõ về câu hỏi.
Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại, đặc biệt khi hỏi một số thông tin như năm mắc bệnh, số lần tái phát.
Sai số trong quá trình nhập liệu. - Cách khắc phục sai số thông tin:
- Tập huấn kĩ cho các điều tra viên: huấn luyện kỹ điều tra viên về bộ câu hỏi cũng như một số ngôn ngữởđịa phương.
- Đối với sai số do đối tượng trả lời: hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo thông tin bằng cách lập lại câu hỏi, nhấn mạnh dấu hiệu ấn tượng về lần khởi phát bệnh.
- Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: Giám sát, kiểm tra số liệu tại thực địa.
- Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu.
- Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
Được Hội đồng đạo đức - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua. Nghiên cứu được sựđồng ý của Ban giám đốc bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên.
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hiện khi có sự đồng ý hợp tác của đối tượng. Các thông tin cá nhân được mã hoá và giữ bí mật hoàn toàn. Người nghiên cứu chỉ
sử dụng các số liệu, thông tin thu thập được phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác.
Kết quả nghiên cứu được cung cấp cho lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên sau khi kết thúc nghiên cứu nhằm sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quảđiều trị cho người bệnh TTPL trên địa bàn tỉnh.
Thoả thuận tham gia
Thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản sẽđược thu thập từ mỗi người tham gia nghiên cứu trước khi họ được sàng lọc và tuyển chọn tham gia. Các
đối tượng NC sẽ được cấp một bản sao thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu của họ.
Nguy cơ
Không có nguy cơ cho các NCSC người bệnh khi tham gia đánh giá này. Những thông tin họ cung cấp sẽ hoàn toàn vô danh. Các nghiên cứu viên và cán bộ