8. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Nội dung khảo sát
Thực trạng dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực tại các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Thực trạng quản lý dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực tại các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực tại các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
2.1.4. Phương pháp và xử lý kết quả khảo sát
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu để khảo sát nghiên cứu thực trạng.
Tổng hợp và xử lý số liệu, thông tin khảo sát bằng các phần mềm tin học. Phân tích, đánh giá kết quả thu thập thông qua số liệu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học.
2.1.5. Thời gian khảo sát
Tiến hành đề tài này, chúng tôi khảo sát từ ngày 03/12/2020 đến ngày 30/01/2021, còn lại là thời gian tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.
2.2. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Qu Nhơn, tỉnh Bình Định
Quy Nhơn đƣợc hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất Đàng Trong, xứ Thuận Quảng. Cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Vùng đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ XI, dƣới triều đại nhà Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ XVIII. Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và tác động sự phát triển của nền công nghiệp phƣơng Tây vào thế kỷ XIX làm cho diện mạo Quy Nhơn thay đổi.
Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thƣơng mại với nƣớc ngoài khá
44 sầm uất lúc bây giờ.
Vào đầu thế kỷ XX, nhiều công trình mới đƣợc mọc lên nhƣ: trƣờng học, bệnh viện, khách sạn, công sở, nhà hát, toà giám mục, hệ thống giao thông đƣờng sắt, nhà ga...Do đó, trong 3 thập niên đầu của thế kỷ XX, Quy Nhơn nhanh chóng đƣợc đô thị hóa và trở thành một đô thị lớn ở khu vực.
Sau năm 1975, Quy Nhơn thành thị xã tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Nghĩa Bình rồi chính thức trở thành thành phố vào năm 1986. Đến năm 1989 thì trở thành tỉnh lỵ của Bình Định cho đến nay.
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp Biển Đông.
Phía Tây giáp huyện Tuy Phƣớc.
Phía Bắc giáp các huyện Tuy Phƣớc và Phù Cát. Phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phƣờng: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lý Thƣờng Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hƣng Đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phƣớc Mỹ. Quy Nhơn là một thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng của mình, Quy Nhơn đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010.
Diện tích của thành phố Quy Nhơn 286 km2 . Dân số: 481.110 ngƣời; Mật độ: 1.682 ngƣời/km² ( 2019)
Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngƣ nghiệp trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng -
45
ƣớc đạt 918,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 608 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2018 là 6.052 USD/ngƣời.
Mục tiêu phát triển của thành phố theo đồ án đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, còn rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, chính quyền và nhân dân cần có sự chung tay góp sức xây dựng vì mục tiêu chung.
2.2.2. Tình hình giáo dục trung h c cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Hiện nay, trên toàn thành phố có 19 trƣờng THCS, 02 trƣờng TH&THCS với tổng số 17.858 học sinh ở 430 lớp, có 16 trƣờng đạt chuẩn quốc gia và 13 trƣờng đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục phối hợp cùng các ngành rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch sắp xếp hệ thống trƣờng lớp trên địa bàn đến năm 2030 để trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện nhằm thực hiện chủ trƣơng của Đảng về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.
Bảng 2.1. Quy mô cấp trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn 2016-2020
Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh 2015 – 2016 21 397 15.650 2016 – 2017 21 410 16.535 2017 – 2018 21 418 17.097 2018 - 2019 21 426 17.371 2019 - 2020 21 430 17858
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
46
định (21 trƣờng), số học sinh tăng 14,1% (2208 em), bình quân mỗi năm tăng 2,82%. Trong khi đó, số lớp học chỉ tăng thêm 33 lớp đã làm cho sỹ số học sinh/lớp tăng từ 39,4 em/lớp năm học 2015-2016 lên 41,5 em/lớp ở năm học 2019-2020; cho thấy số phòng học chƣa đƣợc cải thiện, tăng chậm hơn số lƣợng học sinh.
Bảng 2.2. Chất lƣợng giáo dục trung học cơ sở năm học 2019-2020
Xếp loại Tốt/Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Hạnh
kiểm 14347 82,6 2747 15,81 268 1,54 9 0,05 0 0 Học lực 4371 25,2 7387 42,5 5179 29,8 427 2,46 7 0,04
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
Nhìn chung, chất lƣợng giáo dục THCS đƣợc nâng cao qua từng năm. Về chất lƣợng đại trà, đến năm 2019-2020 số học sinh đạt loại giỏi là 25,2%, loại khá 42,5%, chỉ có 0,04% loại kém. Học sinh lớp 9 đƣợc công nhận tốt nghiệp THCS là 4056/4057 em, đạt tỷ lệ 99,98%. Với chất lƣợng mũi nhọn, qua các hội thi, các hoạt động khác giáo dục THCS thành phố Quy Nhơn luôn dẫn đầu toàn tỉnh. Đối với giáo dục đạo đức, có trên 88% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá, không có loại kém. Tuy vậy, vẫn còn 0,05% (9 em) xếp hạnh kiểm loại yếu và 1,54% (268 em) xếp loại trung bình.
Về đội ngũ giáo viên, theo nguồn từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn, tính đến cuối năm học 2019-2020, tình hình nhƣ sau:
- Cán bộ viên chức toàn thành phố: 2099 ngƣời, trong đó nữ: 1727 ngƣời. Đảng viên 1233 ngƣời. Số GV THCS toàn thành phố: 761 ngƣời, trong đó nữ 558 ngƣời, đảng viên: 477 ngƣời.
- Tỉ lệ GV/lớp bình quân cấp THCS toàn thành phố là 761 GV/426 lớp, tỷ lệ GV/lớp là 1.78 (so với định mức quy định là 1,9 thì vẫn còn thiếu).
47
cao đẳng. Xét theo quy định cũ thì 100% GV đạt chuẩn, 97,9% vƣợt chuẩn đào tạo. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) thì vẫn còn 2,1% giáo viên cần đƣợc đào tạo để đạt chuẩn.
- Về ngoại ngữ, tin học: 89% GV có chứng chỉ, 11% trình độ trung cấp trở lên; trên 83% có trình độ sơ cấp (83,3%) và trung cấp (0,26%) lý luận chính trị.
- Cơ cấu đội ngũ GV cơ bản hợp lý về bộ môn, vùng miền. Qua quá trình phát triển, các loại cơ cấu đội ngũ từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, ngày càng phục vụ hiệu quả cho hoạt động giảng dạy, giáo dục ở cấp THCS.
Hiện tại giáo dục THCS đang tập trung đổi mới phƣơng thức dạy học, chú trọng học đi đôi với hành, giáo dục nhà trƣờng gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; khắc phục dạy thêm, học thêm trái quy định. Tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục; thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của chƣơng trình, sách giáo khoa hiện hành, thực hiện thƣờng xuyên, hiệu quả phƣơng pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phƣơng thức đánh giá học sinh phù hợp với các phƣơng pháp và kỹ thuật; tăng cƣờng kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; tích cực và chủ động chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành công việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực tr ng xây dựng mục tiêu d y h c theo định hướng phát triển năng lực h c sinh ở các trường THCS
48
Bảng 2.3. Thực trạng xây dựng mục tiêu dạy học dựa theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS
STT Nội dung Mức độ đánh giá
Tốt Khá TB Yếu Tổng ĐTB
1
Mục tiêu dạy học đƣợc diễn đạt theo yêu cầu của ngƣời học chứ không phải theo chức năng của ngƣời dạy.
SL 46 137 269 4
1137 2.49 % 10 30 59 1.0
2
Mục tiêu dạy học đƣợc diễn đạt bằng một động từ hành động đơn nghĩa (dễ hiểu và thống nhất với nhau) và tập trung vào kết quả.
SL 52 137 263 4
1150 2.52 % 11.5 30 57.6 0.9
3
Mục tiêu dạy học bao quát đủ cả 3 lĩnh vực chung của học tập đó là: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
SL 78 198 180 0 1265 2.78 % 17 43.5 39.5 0 4 Mục tiêu dạy học thích đáng (quan trọng, thiết thực, phù hợp) và khả thi (có thể thực hiện đƣợc). SL 59 148 249 0 1170 2.57 % 13 32.4 54.6 0 5
Mục tiêu dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh (đặc điểm tâm sinh lý, trình độ hiện có của học sinh, sinh viên).
SL 50 138 261 7
1144 2.51 % 11 30.3 57.2 1.5
6
Kết quả mong đợi của mục tiêu bài giảng đƣợc diễn tả dƣới dạng hành vi có thể quan sát thấy đƣợc (có khả năng đo lƣờng đƣợc), xác định đƣợc hoàn cảnh mà hành vi sẽ diễn ra cũng nhƣ thời gian và điều kiện thực hiện.
SL 46 137 267 6
1134 2.49 % 10 30 58.6 1.4
49
Theo kết quả điều tra, với giá trị trung bình chung đạt 2.56 điểm có thể thấy: Việc xây dựng mục tiêu dạy học dựa theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh đƣợc các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn thực hiện ở mức khá. Trong đó, thực hiện nội dung “Mục tiêu dạy học phải bao quát đủ cả 3 lĩnh vực chung của học tập đó là: kiến thức, kỹ năng, thái độ”đƣợc đánh giá với điểm trung bình là 2,78 thực hiện tốt nhất xếp thứ bậc 1/6.
Có thứ bậc thực hiện 2/6 là nội dung “Mục tiêu dạy học thích đáng và khả thi”. Có thể nói, nội dung này cùng với nội dung “Mục tiêu dạy học phải bao quát đủ cả 3 lĩnh vực chung của học tập đó là: kiến thức, kỹ năng, thái độ” đƣợc xác định là những nội dung rất quan trọng và cơ bản quyết định đến chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng THCS hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung trong xây dựng mục tiêu dạy học đƣợc thực hiện ở mức khá, vẫn còn những nội dung chỉ đƣợc thực hiện ở mức độ trung bình đó là: “Kết quả mong đợi của mục tiêu bài giảng được diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát thấy được (có khả năng đo lường được), xác định được hoàn cảnh mà hành vi sẽ diễn ra cũng như thời gian và điều kiện thực hiện” và “Mục tiêu dạy học được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải theo chức năng của người dạy” xếp thứ bậc lần lƣợt là 5/6 và 6/6. Các nội dung này mặc dù luôn đƣợc các nhà trƣờng THCS quan tâm xây dựng nhƣng hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc diễn đạt mục tiêu dạy học hay sử dụng các động từ trong diễn đạt mục tiêu. Hầu hết các giáo viên còn chƣa phân định đƣợc các cấp độ của mục tiêu (nhớ, hiểu, vận dụng bậc thấp, vận dụng bậc cao) và chƣa định hƣớng mục tiêu đó dành cho đối tƣợng học sinh nào (Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém). Thực trạng này đƣợc xuất phát bởi các nguyên nhân nhƣ: Nội dung bài giảng hiện nay thƣờng chƣa sát với thực tiễn, vẫn còn nặng về lý thuyết, việc đổi mới nội dung dạy học chƣa theo kịp đƣợc sựphát triển về yêu cầu đối với học sinh; đội ngũ giáo viên chậm đổi mới hoặc ngại đổi mới về phƣơng thức dạy học, vẫn giữ phƣơng pháp dạy
50
học truyền thống cố gắng truyền đạt kiến thức cho ngƣời học thật nhiều mà chƣa có sự định hƣớng cho học sinh trong việc xác định và giải quyết các vấn đề nghiên cứu…
2.3.2. Thực tr ng tổ chức các ho t đông d y h c theo định hướng phát triển năng lực h c sinh ở các trường THCS
Bảng 2.4: Thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS
STT Nội dung Mức độ đánh giá
Tốt Khá TB Yếu Tổng ĐTB
1
Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh nhằm tạo đƣợc sự ấn tƣợng, kích thích đƣợc sự tò mò và hứng thú của học sinh.
SL 41 139 275 1
1133 2.49 % 9.1 30.5 60.2 0.2
2 Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững tri thức mới.
SL 78 171 206 1
1238 2.72 % 17.1 37.5 45.2 0.2
3 Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức.
SL 86 180 190 0
1263 2.77 % 18.8 39.5 41.6 0
4 Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
SL 77 162 217 0
1226 2.69 % 16.8 35.5 47.6 0
5
Kiểm tra, đánh giá và tổ chức cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc nắm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của mình.
SL 58 144 249 5
1213 2.66 % 12.8 31.5 54.6 1.1
6 Phân tích kết quả dạy học.
SL 52 132 272 0
1149 2.52 % 11.5 28.9 59.6 0
51
Theo kết quả bảng số liệu, việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp theo định hƣớng phát triển năng lực tại các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đƣợc thực hiện ở mức độ trung bình khá với giá trị trung bình chung đạt 2.64 điểm.
Các nội dung có mức độ thực hiện cao có thể kể đến nhƣ: “Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức” và “Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững tri thức mới” với giá trị trung bình lần lƣợt là 2.77 điểm và 2.72 điểm xếp thứ bậc 1/6 và 2/6. Đây là việc làm đƣợc đội ngũ giáo viên thực hiện thƣờng xuyên và có chất lƣợng trong mỗi tiết học. Việc này giúp học sinh có sự tự giác trong quá trình ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới trƣớc khi đến trƣờng.
Tuy nhiên, có một thực trạng chung tại các trƣờng THCS đó là việc kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh nhằm tạo đƣợc sự ấn tƣợng, kích thích đƣợc sự tò mò và hứng thú của học sinh trong quá trình tại lớp chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Đây là nội dung đƣợc các đối tƣợng khảo sát đánh giá có mức độ thực hiện