- Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được xác định theo công thức: Z2 pq
n = --- d2 Trong đó: n: Cỡ mẫu a: Mức ý nghĩa thống kê Z2
1-a/2 : giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị a được chọn
p: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo
d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ của mẫu nghiên cứu và tỷ lệ thực trong quần thể.
Cỡ mẫu được ước tính dựa trên tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 hoạt động thể lực không đủ theo khuyến cáo, ước tính theo nghiên cứu trước là 0,2 (Đỗ Thị Kim Thu, 2015) [2], với độ chính xác mong muốn d=0,05 và mức tin cậy 95%, tính được cỡ mẫu là 246 người bệnh.
- Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện
2.2.3.Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu 2.2.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu
- Bộ câu hỏi đánh giá hoạt động thể lực
+ Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi GPAQ (Global Physical Activity Questionaire) để đánh giá hoạt động thể lực cho đối tượng nghiên cứu [69].Bộ câu hỏi GPAQ đã được nhiều tác giả trong nước sử dụng trong nghiên cứu của mình để đánh giá mức độ hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 [7],[8],[9],[6]. Bộ câu hỏi thu thập thông tin về sự tham gia hoạt động thể lực ở 3 lĩnh vực và hành vi tĩnh tại bao gồm 16 câu về tần suất (ngày/ tuần), thời gian (giờ hoặc phút/ ngày) sử dụng để hoạt động thể lực mức độ nặng hoặc trung bình ở 3 lĩnh vực là: Hoạt động tại nơi làm việc (A1-A6); Hoạt động đi lại (A7- A9) và Hoạt động giải trí (A10-A15) và câu hỏi về thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại (A16) [69].
- Phần câu hỏi về kiến thức hoạt động thể lực: Phần câu hỏi kiến thức về hoạt động thể lực được nhóm tác giả nghiên cứu và xây dựng dựa trên bộ câu
hỏi về hoạt động thể lực GPAQ bao gồm 4 phần: Lợi ích của hoạt động thể lực thường xuyên của người bệnh ĐTĐ type 2 (B17-B18); Cường độ và thời gian hoạt động thể lực (B19-B23); Biến chứng có thể gặp khi hoạt động thể lực (B24); Tránh biến chứng nguy hiểm từ hoạt động thể lực (B25).
- Phần câu hỏi về một số rào cản hoạt động thể lực: Phần câu hỏi này nhóm tác dỉa dựa theo 2 nghiên cứu của Trần Thị Kim Quý [12] và Nguyễn Thị Hằng [8], tác giả có chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng trong nghiên cứu. Phần câu hỏi đánh giá về một số rào cản của người bệnh đái tháo đường gồm 8 câu hỏi (C26-C33) như: Ông/bà không có thời gian; không thích hoạt động thể lực; cảm thấy mệt hơn; không có thói quen tập thể dục thể thao; ngại đến các cơ sở tập luyện thể lực vì nhà ở xa; cảm thấy không tự tin; không biết hoặc không được ai tư vấn, hướng dẫn; vợ hoặc chồng(hoặc người yêu, các thành viên trong gia đình) của ông/bà không khuyến khích hoặc không tạo điều kiện để tập; người bệnh sẽ trả lời đồng ý hay không đồng ý tương ứng với việc có hay không có rào cản với từng câu tương ứng.
2.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp Người bệnh theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn do nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
- Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động thể lực: Bao gồm lĩnh vực gồm : Hoạt động tại nơi làm việc, hoạt động đi lại, hoạt động giải trí
- Hoạt động tĩnh tại
2.2.5. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
- Tiêu chuẩn đánh giá:
Phần 1: Bảng câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học được phát triển bởi nhà nghiên cứu bao gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng sống, nghề nghiệp, thu nhập, nơi cư trú, thời gian mắc bệnh, chỉ số HbA1C.
Sử dụng đơn vị METs-phút/ tuần ( đơn vị tiêu hao năng lượng) để đánh giá mức độ hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu. Tổng số METs- phút/tuần được tính bằng tổng tất cả các lĩnh vực. Mức độ hoạt động thể lực được gọi là đạt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới tương đương ≥ 600 METs-phút/tuần:
Tổng METs-phút/tuần = [(A2×A3×8) + (A5×A6×4) + (A8×A9×4) + (A11×A12×8) + (A14×A15×4)].
Phần 3: Các câu hỏi về kiến thức hoạt động thể lực: Hỏi người bệnh về thông tin kiến thức mà liên quan đến hoạt động thể lực. Bảng câu hỏi bao gồm 3 phần với 9 câu hỏi gồm: Lợi ích của hoạt động thể lực thường xuyên của người bệnh ĐTĐ type 2 (B17 – B18), Cường độ và thời gian hoạt động thể lực (B19 – B23 ), Biến chứng có thể gặp khi hoạt động thể lực (B24), Tránh nguy hiểm từ hoạt động thể lực (B25).
Những câu trả lời “ Đúng”, “Sai” hoặc “Không biết” cho các câu hỏi. Câu trả lời là 0 điểm nếu không biết và câu trả lời sai, 1 điểm cho câu trả lời đúng. Điểm số càng cao cho thấy mức độ cao hơn về kiến thức hoạt động thể lực và được chia thành 2 mức độ: đạt (≥ 50% tổng số điểm), chưa đạt (< 50% tổng số điểm).
Phần 4: Các câu hỏi rào cản đối với hoạt động thể lực gồm 8 câu hỏi, hỏi mức độ đồng ý của người bệnh về lý do cản trở họ tham gia hoạt động thể lực. Câu trả lời là đúng nếu đồng ý với yếu tố rào cản và câu trả lời là sai cho câu trả lời không đồng ý.