7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Hình tượng thiên nhiên
Thơ Ngô Thì Nhậm chịu ảnh hưởng sâu sắc của thi pháp chung của thơ ca trung đại. Do đó, hình tượng thiên nhiên trong thơ ông cũng mang dáng vẻ của thiên nhiên trong thơ ca trung đại nói chung. Tuy nhiên, Ngô Thì Nhậm còn là một nhà thơ tài năng và cá tính. Thiên nhiên trong thơ ông do đó cũng mang những dấu ấn riêng độc đáo. Điều này làm cho hình tượng thiên nhiên trong thơ Ngô Thì Nhậm vừa chung vừa riêng, vừa độc đáo, mang nhiều giá trị biểu đạt.
Tiếp cận các sáng tác thơ của Ngô Thì Nhậm, không khó để nhận ra, thiên nhiên xuất hiện thường trực trong thơ ông, lúc ẩn hiện thấp thoáng, lúc trực diện hiển thị. Thiên nhiên có khi là một nét chấm phá, một phương tiện chuyển tải tâm tư, tình cảm, tư tưởng của nhà thơ; có khi là đối tượng được miêu tả một cách cụ thể, chi tiết, chân thực, sinh động. Và dù ở phương diện
nào thì thiên nhiên hiện lên trong thơ Ngô Thì Nhậm bao giờ cũng sống động, mang hồn cốt cùng nhiều giá trị tư tưởng. Thiên nhiên trở thành nhân vật hiện lên xuyên suốt trong thơ Hy Doãn.
Khảo sát thơ Ngô Thì Nhậm, chúng tôi nhận thấy, hình tượng thiên nhiên được mô tả, khắc họa trong thơ ông rất đa dạng, phong phú, sinh động và mang nhiều tầng nghĩa biểu đạt. Trong đó, nổi bật là ba dạng thiên nhiên: thiên nhiên khách thể, thiên nhiên mang tâm trạng chủ thể và thiên nhiên nhuốm màu sắc triết học.
2.2.1.1. Thiên nhiên khách thể
Trước tiên, thiên nhiên được nhắc đến trong thơ Ngô Thì Nhậm là thiên nhiên khách thể, tức là thiên nhiên tự nó, thiên nhiên đứng bên ngoài nhà thơ. Đó là thiên nhiên khách quan được miêu tả như là một đối tượng mà thi nhân bắt gặp, chứng kiến, quan sát được trong cuộc sống, lúc thư nhàn, khi trên đường công cán. Đó là những cánh đồng, dòng sông, bến nước, núi rừng, cây cỏ… mà thi nhân bắt gặp trong những thời khắc khác nhau của cuộc đời và phản ảnh một cách sinh động vào thơ của mình. Có thể nói, thiên nhiên khách thể trong thơ Hy Doãn rất đa dạng và sống động với thiên hình vạn trạng. Chẳng hạn, dưới đây là bức tranh dòng sông Nhuệ Giang êm đềm, thanh thoát, đầy ý vị được thi nhân lột tả trong bài thơ
Nhuệ giang phiếm tịch:
“Kim niên du thắng tích niên du Thu tịch, thu thiên ổn phiếm thu Tĩnh thủy nhất điều trương tổ luyện Sơ tinh kỷ điểm ánh cô chu
Tà dương cổ thụ kim quan xạ Hàn chữ ngư đăng diễm ảnh phù”
(Cuộc chơi năm nay vượt hẳn xưa rồi / Chiều đẹp trời thu nhẹ mái xuôi / Nước lặng một dòng giăng lụa trắng / Sao thưa vài chấm áng thuyền côi / Tia vàng nắng quái lùm câu lọc / Đốm lửa đèn chài mặt bến trôi).
Hoặc như dưới đây là khung cảnh hoang sơ mà hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng nhìn từ mỏm đá trên đỉnh núi Dục Thúy hiện lên qua nét vẽ bằng thơ của thi nhân trong bài Tọa Dục Thúy sơn thiên thạch loan tức hứng:
“Sách trượng sơn nhai khán mộ triều Giang phong táp táp, xúy hàn tiêu Đào tam nguyệt lãng khai hồng kiểm Cẩm bán bình loan kiến tế yêu”
(Chống gậy sườn non ngắm sóng triều / Gió sông vi vút, sáo thu reo / Tháng ba sóng gợn hoa đào thắm / Gấm nửa vành quây lưng núi eo).
Thiên nhiên khách thể trong thơ Ngô Thì Nhậm thường gắn liền với những hành trình công cán. Đi đến đâu, ở lại nơi nào, nhà thơ cũng thường quan sát cảnh vật xung quanh. Ông ghi chép, miêu tả nhiều về những điều mình trông thấy, trong đó có những cảnh thiên nhiên mới lạ. Chẳng hạn, trong bài Kim Đài trú quân, tác giả đã ký họa một cách chấm phá hình ảnh thiên
nhiên trong tiết trời tháng chạp ở Kim Đài, nơi mình dừng lại đóng quân: “Khách địa yên hoa tán lộ liễu
Lạp thiên phong vật hiểu sơn mai” (Khói hoa đất khách, dặm đường liễu tơ Cảnh vật tháng chạp, hoa mai núi sớm).
Nổi bật trong không gian thơ Ngô Thì Nhậm là cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước. Trong thơ đi sứ, ông thường điểm nét về thiên nhiên Trung Hoa mà mình bắt gặp trên đường công vụ. Còn phần lớn những bức tranh thiên nhiên được tập trung miêu tả một cách cụ thể, chân thực, sinh động mang tình cảm yêu mến, tự hào đều là thiên nhiên trong nước Việt. Ngô Thì Nhậm thường xuyên đi công cán. Đi đến tỉnh nào hầu như thi nhân cũng
đều có thơ ghi lại cảnh đẹp nơi ấy. Chẳng hạn, dưới đây là những dòng thơ rất hay miêu tả bức tranh thiên nhiên Nghệ An mà tác giả bắt gặp khi lần đầu đặt chân đến xứ Nghệ, trong bài Nghệ An đạo trung:
“Sơ độ nam du đáo Nghệ An
Phong quang nhất mộng nhất kỳ quan Sa đê vạn lý triều tông hải
Thạch bảo thiên trùng quải Hán san Địa hữu công hầu sa thủy tú
Thiên sinh hào kiệt đảo tinh hoàn Mai trình ký thủ danh hương ấp Lịch lịch sư mô tại giản biên”
(Lần đầu đi miền Nam đến Nghệ An / Mỗi cảnh vật là một giấc mộng, một kỳ quan / Đê cát muôn dặm chầu về biển cả / Lũy đá ngàn trùng vút tận sông Ngân / Đất có công hầu cảnh non sông thanh tú / Trời sinh hào kiệt, sao đẩu tinh vòng quanh / Đường mai ghi nhớ những thôn làng nổi tiếng / Rành rành các bậc anh hùng ghi trong sử sách).
Nhìn chung, gắn liền với những hành trình phong phú của tác giả, thiên nhiên khách thể được phản ánh trong thơ Ngô Thì Nhậm khá đa dạng. Xây dựng hình tượng thiên nhiên khách thể, nhà thơ chủ yếu sử dụng bút pháp miêu tả chấm phá quen thuộc của thi pháp trung đại. Tuy nhiên, qua ngòi bút tài hoa với nghệ thuật ngôn từ điêu luyện của một hồn thơ giàu cảm xúc, thiên nhiên hiện lên trong thơ Hy Doãn vẫn thật sinh động, hữu tình. Hình tượng thiên nhiên khách thể vì thế cũng không còn thuần nhất. Thế giới cỏ cây sông núi trong thơ ông do đó cũng không hoàn toàn vô hồn, trơ trọi. Thiên nhiên trong thơ Ngô Thì Nhậm luôn có xu hướng chuyển từ khách thể sang chủ thể hữu tình nhuốm màu tâm trạng, xúc cảm của tác giả. Điều này giải thích vì sao, mặc dù chiếm số lượng lớn nhưng thiên nhiên khách thể không thật nổi bật trong thơ Ngô Thì Nhậm mà thay vào đó là hình tượng thiên nhiên được phản chiếu qua tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình.
2.2.1.2. Thiên nhiên mang tâm trạng chủ thể
Trong truyền thống Nho học, các nhà nho xem thiên nhiên trong sạch, vô tư, công bằng và là bằng hữu (mai thê hạc tử), là chốn đi về, nơi di dưỡng tinh thần, chốn ký thác tâm sự. Ngô Thì Nhậm là một bậc đại nho, do đó, ông không đi ra ngoài quan niệm này. Trong thơ, ông xem thiên nhiên như là người bạn, nơi mình có thể trút bầu tâm sự, gửi gắm tâm tư, tỏ bày tình cảm. Vì thế, từ một đối tượng khách thể vô hồn, thiên nhiên đi vào thơ ông trở thành những chủ thể hữu hồn, gắn liền với những cung bậc cảm xúc, những ký thác khó giải bày, những chặng đường tư tưởng của nhà thơ. Nói cách khác, thiên nhiên là một phương diện khác của chủ thể trữ tình trong thơ, là một phiên bản của cái tôi trữ tình Ngô Thì Nhậm mà qua đó, ta hiểu hơn về thi nhân.
Trong thơ Ngô Thì Nhậm, nếu như thiên nhiên khách thể gắn với những hành trình của nhà thơ thì thiên nhiên mang xúc cảm lại gắn liền với những cung bậc tình cảm của thi sĩ. Trong từng cung bậc tình cảm, thi nhân đều tìm đến thiên nhiên nhiên, mượn cỏ cây bầu bạn, ngụ tình gửi ý qua gió trăng. Chẳng hạn, cảnh bến đò Nam Ninh gắn liền với tâm trạng bồi hồi khi kẻ viễn khách dừng chân nơi xứ người lúc tóc đã điểm bạc sau ba mươi năm xuôi ngược được thể hiện thành công trong bài Nam Ninh chu thử cảm hoài:
“Tự lai tam kỷ cách từ nhan Du tử như kim phát dĩ ban
Thiên lý chỉ kham chiêm nhật nguyệt Nhất đề na đắc súc quan san
Tầm giang khán đái loan ao xứ Thanh miếu y thường mộng mị gian Cảnh ngưỡng Nhân Phần tùng bách mậu Thực bằng tiên ấm bảo khang hoàn”
(Ba mươi năm lẻ cách huyện đường / Du tử nay đà tóc điểm sương / Dặm khách chỉ đành ghi tấc dạ / Thìa canh khôn dễ rút đường trường / Bến xa quanh quất nơi sông nước / Miếu vắng mơ màng lúc khói hương / Trông ngóng Nhân Phần tùng rợp bóng / Đường về phù hộ được an khương).
Bên cạnh miêu tả thiên nhiên như là một đối tượng để quan sát, thưởng ngoạn, Ngô Thì Nhậm còn chú tâm xây dựng hình tượng thiên nhiên như là một chủ thể hữu hình để cùng sẻ chia, giao cảm. Trong nhiều bài thơ, thiên nhiên được khắc họa như những người bạn tri giao mà thi nhân có thể giải bày tâm tư, ký thác nỗi niềm. Chẳng hạn, dưới đây là cảnh thôn quê yên bình, đơn sơ được thi nhân tìm đến như là nơi ký thác tâm trạng thanh tĩnh, không màng sự đời của thi nhân trong những ngày về quê lánh nạn được thể hiện sinh động trong bài Khiển hoài:
“Hàn chử tùy trào khan điếu đĩnh Sơ viên đối nguyệt bạn thư đồng Cơ sầu trích tận ba tiêu vũ
Lãn mộng xao tàn dương liễu phong Tối thị giải phì kham hạ tửu
Bất phương đoản hạt kiếu lâm ông”
(Bến lạnh xem thuyền câu nước dẫy / Vườn thưa cùng trẻ ngắm trăng trong / Thấm sầu lữ thứ mưa tiêu nhỏ / Lay giấc mơ màng gió liễu rung / Thú nhất rượu ngon cua béo nhắm / Nề chi áo cộc gọi già nông).
Không chỉ là những tri âm tri kỷ, thiên nhiên trong thơ Ngô Thì Nhậm còn được thi nhân nhập thân, hóa thân. Trong nhiều bài thơ, tác giả đã chọn thiên nhiên làm biểu tượng cho con người, nhân cách, phát biểu về quan niệm, thái độ sống của mình. Chẳng hạn, trong bài Cô tùng, thi nhân đã chọn hình ảnh cây tùng lẻ loi giữa núi rừng để khẳng định nhân cách thanh cao cũng như quan niệm sống ngay thẳng của bản thân:
“Đình đình độc lập tuế hàn thân Hảo tự Hy Hoàng dĩ thượng nhân Loa kế Phạn vương trường độ lĩnh Kê bì Tiên tẩu kiện đằng vân Xuân hồi lạc cộng mai sinh tử Thu tính hoan yêu quế tác tân Ngạo tận tuyết sương hoàn tự tín Hồng quân phú dữ bất vi bần”
(Tấm thân một mình sừng sững trong mùa giá lạnh / Giống hệt người từ đời Hy Hoàng trở về trước / Tựa vua Phạn tóc xoắn ốc ở mãi trên núi / Như già tiên da gà bay thẳng lên mây / Mùa xuân về vui cùng cây mai ra quả / Mùa thu tĩnh mừng đón cây quế làm bạn / Khinh thường sương tuyết, vẫn tự tin / Tạo hóa phú cho không phải là nghèo).
Có thể nói, hình tượng thiên nhiên mang tình cảm, tâm trạng được khắc họa khá thành công trong thơ Ngô Thì Nhậm. Đó là những hình tượng mang rõ dấu ấn cảm xúc, phản chiếu một cách chân thực và sinh động những cung bậc tình cảm, những nỗi niềm trăn trở, suy tư của nhà thơ. Thiên nhiên không chỉ là người bạn tâm tình, tri kỷ biết đồng cảm sẻ chia với tác giả mà trong nhiều trường hợp, còn là biểu tượng cho nhân cách sống của thi nhân. Chính vì thế, qua hình tượng thiên nhiên trong thơ Ngô Thì Nhậm, người đọc có thể hiểu nhiều hơn, sâu sắc hơn về ông.
2.2.1.3. Thiên nhiên nhuốm màu sắc triết học
Không chỉ phản chiếu tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình, hình tượng thiên nhiên trong thơ Ngô Thì Nhậm còn được nâng lên thành những biểu trưng để thể hiện cho tư trưởng triết học của tác giả. “Ngô Thì Nhậm có nhu cầu nội tại về triết học, ông dằn vặt đau đớn về vấn đề này rất nhiều” [29; tr.187]. Thiên
nhiên được nhà thơ xây dựng trở thành những công cụ để hình tượng hóa những thể nghiệm về triết học của thi nhân mà chủ yếu là tư tưởng Phật học.
Xuất thân là nho sĩ nhưng về cuối đời, do những biến động của thời cuộc và những ngã rẽ của số phận, Ngô Thì Nhậm đã tìm đến với Phật giáo không chỉ với tư cách là một tín đồ mà còn là một nhà nghiên cứu uyên thâm về Phật học. Tư tưởng Phật giáo vì thế thấm đẫm trong thơ văn của ông, nhuốm màu trên những hình tượng thiên nhiên.
Trong các sáng tác, Ngô Thì Nhậm đã tận dụng mọi phương tiện nghệ thuật để truyền tải những thể nghiệm trong nghiên cứu Phật học của mình. Thiên nhiên chính là một trong những phương tiện hữu hiệu mà nhà thơ đã sử dụng. Nhiều thực thể của thiên nhiên đã được nhà thơ sử dụng như những biểu tượng ước lệ để nói lên những tư tưởng triết học về đạo Phật.
Chẳng hạn, hình tượng mây (vân) và nước (thủy) thường xuyên được nhà thơ sử dụng để thể hiện cho tư tưởng về lẽ chân như của nhà Phật mà thi nhân cảm nghiệm được:
“Vân thủy vô tâm nãi hữu lực Chu lưu vận hành bất thiểu tức Khởi kỳ tâm lực phi tương quan”
(Mây nước vô tâm nhưng có lực / Chảy trôi vận động chẳng lúc dừng / Lẽ nào tâm và lực chẳng liên quan).
Thi nhân cũng thường xuyên dùng biểu tượng mây, gió, núi, trăng vốn tự có, an nhiên, tự tại để diễn đạt cho tư tưởng nhi nhiên mà ông chiêm nghiệm được từ Phật pháp, chẳng hạn:
“Bộ bộ thanh phong mãn thúy vi Kiến nguyệt tại thiên, vân tại ải”
(Mỗi bước đi thấy trăng trong bên sườn núi biếc / Thấy trăng trên trời, mây ngoài biên ải).
Như đã trình bày, bên cạnh tư tưởng Phật giáo giữ vị trí nổi bật, thơ Ngô Thì Nhậm còn thấm đẫm tinh thần Nho giáo. Trong thơ, nhà nho Ngô Thì Nhậm thường dùng hình ảnh thiên nhiên như là một tín hiệu để truyền tải tư tưởng Nho giáo mà ông đúc kết được trên hành trình nhập thế, hành đạo của mình. Tác giả thường dùng những hình ảnh thiên nhiên là những thi liệu kinh điển của Nho học để ẩn dụ, biểu trưng cho các tư tưởng quan trọng của Nho giáo. Chẳng hạn, trong bài Quá quan lưu tặng Phan Ngự sử, Vũ Công bộ, Ngô Hiệp trấn chư công (kỳ nhị), thi nhân dùng hình ảnh thang mây để
nói lên tư tưởng về công danh mà Nho giáo chủ trương: “Tứ phương hồ thỉ thị vi nam
Kiều bộ thiên thê khởi bất kham” (Bốn phương hồ thỉ là chí nam nhi
Ta há không gắng sức bước lên thang mây?)
Có thể nói, từ thiên nhiên khách thể, Ngô Thì Nhậm đã thổi vào hình tượng thiên nhiên trong thơ ông những cảm xúc tâm tình và cuối cùng nâng chúng lên thành những biểu tượng triết học. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ông vì thế không những phong phú, đa dạng mà còn mang nhiều cung bậc, sắc thái của các xúc, tình cảm và tư tưởng. Do đó, hình tượng thiên nhiên trong thơ Hy Doãn trở nên sống động và mang nhiều giá trị, có đóng góp nhất định vào sự phát triển của thơ ca chữ Hán nước ta thời trung đại.
Nhận định về thơ Ngô Thì Nhậm, Mai Quốc Liên cho rằng: “Nằm trong hệ thống thi pháp có tính chất điển quy của thơ chữ Hán Đường luật, Ngô Thì Nhậm đã tiếp nối được những truyền thống ưu tú của dòng thơ này trong thơ ca Việt Nam về miêu tả thiên nhiên, và nâng thơ lên những khái quát triết học. Trong khi tiếp nối truyền thống, Ngô Thì Nhậm cũng đã làm phong phú thêm cho truyền thống ấy bằng những thể nghiệm riêng, bằng cảm hứng sáng tạo mới có tính chất thời đại” [29; tr.192]. Hình tượng thiên nhiên được thể hiện thành công trong thơ Hy Doãn là một trong những phương diện