Xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và phần mềm SAS 9.1.
28
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri
4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri
Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của các hoạt động sinh lý diễn ra đồng thời trong cây.
Kết quả là cây nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả, già đi và kết thúc chu kỳ sống của mình một cách tự nhiên. Sự sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu tác động của các nhân tố ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ, ánh sáng và nước... Hiệu quả đặc trưng của nhiệt độ lên quá trình phát triển của cây là nhiệt độ thấp (nhiệt độ xuân hóa), còn của ánh sáng là quang chu kỳ... Đây là hai yếu tố cảm ứng quan trọng nhất trong quá trình phát triển của cây (Hoàng Minh Tấn, 2006)[18].
Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp nhà sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lí cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế những tác động bất lợi của ngoại cảnh, tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Bảng 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa lưới Hàn Quốc Hanuri Giai đoạn Công thức Từ gieo đến mọc mầm
Từ mọc mầm đến ……(ngày) 3 -4 lá thật Bắt đầu ra tua cuốn Bắt đầu ra hoa đực Bắt đầu ra hoa cái Thu quả CT1 3 16 23 29 32 81 CT2 3 17 24 29 32 83 CT3 3 15 24 29 31 84
29
CT4 (đ/c) 3 16 25 27 30 81
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy:
* Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm
Thời gian từ khi gieo đến khi mọc mầm là thời kỳ đầu tiên, hạt từ trạng thái ngủ nghỉ chuyển sang trạng thái hoạt động. Khi hạt đã hút đủ nước dưới sự hoạt động của các men như: protein, lipaza, amilaza,... làm phân giải các chất dự trữ trong hạt từ dạng phức tạp sang dạng đơn giản để nuôi phôi và cơ thể mới. Ở các công thức thí nghiệm thời gian từ khi gieo đến mọc mầm đều là 3 ngày.
* Giai đoạn từ mọc mầm đến khi cây ra 3-4 lá thật
Sau khi nảy mầm cây bước vào thời kỳ tự dưỡng. Cây tự hút nước và dinh dưỡng trong đất tổng hợp nên các chất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Để tự tổng hợp được các chất thì cần phải có các lá thật. Giai đoạn ra lá thật rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát triển thân lá của cây khi được đem ra trồng tại vườn. Giai đoạn này cần được chăm sóc kỹ lưỡng đảm bảo dinh dưỡng cho rễ lá cũng như ẩm độ đất để cây con có thể phát triển tốt nhất.
Thời gian từ khi mọc mầm đến khi ra 3-4 lá thật ở các công thức thí nghiệm giao động từ 15-17 ngày. Trong đó, công thức 3 có thời gian ra lá thật thấp hơn công thức đối chứng và thấp nhất trong 4 công thức thí nghiệm(15 ngày).
* Giai đoạn từ mọc mầm đến ra tua cuốn
Thời gian từ khi mọc mầm đến khi ra tua cuốn ở các công thức thí nghiệm giao động từ 23-25 ngày. Tất cả các công thức đều có thời gian ra tua cuốn ngắn hơn công thức đối chứng. Công thức 1 có thời gian ra tua cuốn ngắn nhất (23 ngày). Công thức 2 và công thức 3 có thời gian ra tua cuốn bằng nhau (24 ngày).
31
* Giai đoạn từ mọc mầm đến ra hoa
Sự ra hoa là điều kiện tiên quyết hình thành quả. Đây là giai đoạn dưa lưới bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Dưa ra hoa sớm hay muộn ngoài yếu tố ra hoa còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, việc điều khiển ra hoa sớm và tập trung có ý nghĩa lớn cho việc thụ phấn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế về sau. Hoa, quả ra sớm thu hoạch sớm sẽ cho giá thành cao hơn so với thu hoạch trong chính vụ. Qua bảng 4.1 cho thấy: sau trồng khoảng 30-33 ngày thì cây bắt đầu nở hoa đực. Thời gian từ trồng đến ra hoa giữa các công thức khác nhau không đáng kể, chệnh lệch 1-2 ngày. Các công thức đều ra hoa muộn hơn công thức đối chứng. Sau khi ra hoa đực thì khoảng 2-3 ngày sau cây bắt đầu ra hoa cái
Như vậy, các loại phân bón không ảnh hưởng nhiều đến thời gian ra hoa của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri.
* Giai đoạn từ mọc mầm đến khi thu quả
Thời gian này rất dễ bị sâu hại quả ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả. Việc chăm sóc quả sau khi đậu quyết định rất lớn tới năng suất quả thu được. Hoa cái hữu hiệu sau khi được thụ phấn thụ tinh sẽ dần dần phát triển thành quả. Ở giai đoạn quả non rất dễ bị các loại côn trùng , sâu hại phá hoại gây rụng quả, chích hút làm quả sần sùi, kém thẩm mỹ, quả phát triển méo mó. Sau khi đậu quả nếu gặp điều kiện thuận lợi quả sẽ phát triển nhanh chóng tới kích thước tối đa trong nửa thời gian đầu, thời gian còn lại chủ yếu tích lũy các chất trong quả. Giai đoạn thu quả chính là thời điểm kết thúc sinh trưởng của dưa lưới. Qua kết quả thu được từ bảng cho thấy
Thời gian từ khi mọc mầm đến khi thu quả ở các công thức giao động từ 81-84 ngày. Công thức 1 và công thức 4 có thời gian từ khi cây mọc mầm đến thu quả sớm nhất (81 ngày). Công thức 2 có thời gian từ khi cây mọc mầm đến
32
thu quả sớm thứ 2 (83 ngày) và công thức 3 có thời gian từ khi cây mọc mầm đến thu quả muộn nhất (84 ngày)
4.1.2. Ảnh hưởng cuả một số loại phân bón đến chiều cao của cây dưa lưới Hàn Quốc Hanuri
Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây dưa lưới là sự tăng trưởng về chiều dài thân chính. Sự vươn cao của thân nhờ sợ phân hóa đỉnh sinh trưởng, sự tăng trưởng của mô phân sinh đỉnh, cùng với sự tham gia của chất kích thích sinh trưởng (Auxin) được tạo thành từ trên trồi ngọn.
Tốc độ tăng trưởng của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc và sâu bệnh hại. Trong trường hợp cùng giống, cùng điều kiện ngoại cảnh, cùng kỹ thuật chăm sóc thì phân bón là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tăng trưởng của cây dưa lưới.
Để thấy ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa lưới, chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri ở từng công thức kết quả thu được thể hiện quả bảng 4.2 và đồ thị 4.1 như sau:
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chiều cao của cây
dứa lưới Hàn Quốc Hanuri
Đơn vị: cm
Công thức Ngày sau trồng…(ngày)
7 14 21 28 1 8,90b 18,80b 41,27b 109,40b 2 9,23b 19,52b 40,00b 110,47b 3 10,37a 25,00a 53,47a 127,40a 4(đ/c) 9,30b 18,40b 35,00c 98,40b P <0,05 <0,05 <0,05 <0.05 CV% 4,90 5,93 4,91 5,53 LSD0,05 0,93 2,42 4,29 12,36
33
Hình 4.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chiều cao của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri.
Bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy chiều cao cây dưa lưới ở các công thức tăng dần theo thời gian.
Giai đoạn 7 ngày sau trồng, chiều cao cây của các công thức dao động từ 8,9 đến 10,37cm và sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy công thức 3(10,37cm) có chiều cao cây lớn hơn những công thức khác và công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1(8,90cm) và 2(9,30cm) có chiều cao cây tương đương công thức đối chứng.
Giai đoạn 14 ngày sau trồng, chiều cao cây của các công thức dao động từ 18,40 đến 25,00cm và sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy công thức 3 (25,00cm) có chiều cao cây lớn hơn các công thức khác và công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. các công thức còn lại đều có chiều cao cây tương đương công thức đối chứng.
Giai đoạn 21 ngày sau trồng, chiều cao cây của các công thức dao động từ 30,00 đến 53,47cm và sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Qua xử lý số liệu thống kê
0 20 40 60 80 100 120 140
7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
34
cho thấy công thức 3 (53,47cm) có chiều cao cây lớn hơn các công thức khác và công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có chiều cao cây tương đương công thức đối chứng.
Giai đoạn 28 ngày sau trồng, chiều cao cây của các công thức dao động từ 98,40 đến 127,40cm và sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy công thức 3 (127,40cm) có chiều cao cây lớn hơn các công thức khác và công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có chiều cao cây tương đương công thức đối chứng.
4.1.3. Ảnh hưởng cuả một số loại phân bón đến số lá của giống dưa lưới hàn Quốc Hanuri
Lá là cơ quan quan trọng thực hiện quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Số lá ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất quả. Số lá ít làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng quang hợp, quả sẽ ít và nhỏ, năng suất không cao. Thời kỳ quả chín nếu có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả sẽ làm cho quả bị nứt, bị rám, không có màu sắc đặc trưng của giống. Nhưng số lá nhiều, bản lá to, khiến cây rậm rạp, lá che khuất lẫn nhau sẽ ảnh hưởng xấu đến diện tích quang hợp của quần thể và là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại.
Số lá nhiều hay ít được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống, ngoài ra quá trình hình thành lá còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, biện pháp kỹ thuật canh tác và sâu bệnh hại. Trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định số lá trên cây. Tổng nhiệt độ hữu hiệu để hình thành một lá thay đổi ở các vị trí khác nhau.
Qua quan sát động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri chúng tôi thu được kết quả ở bảng và đồ thị sau:
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến số lá của giống dưa
35
Đơn vị: lá/cây
Công thức Ngày sau trồng…(ngày)
7 14 21 28 1 3,47 5,67c 9.67b 17,33b 2 3,53 6,73b 10,00b 16,73b 3 3,80 7,20a 11,93a 21,13a 4(đ/c) 3,33 5,27c 9,67b 15,53b P >0,05 <0,05 <0,05 <0.05 CV% 6,87 9,19 4,53 6,29 LSD0,05 ns 1,00 0,90 2,22
Hình 4.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến số lá của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri.
Qua kết quả bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy: Số lá trên thân chính được tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Số lá trên thân chính giữa các công thức thí nghiệm chênh lệch không lớn. Giai đoạn sau trồng 7 ngày cây mới bén rễ hồi xanh nên tốc độ ra lá chậm. Sau khi cây đã bén rễ hồi xanh thì tốc độ ra lá
0 5 10 15 20 25
7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
36
tăng dần cho đến giai đoạn sau trồng 28 ngày tiến hành ngắt ngọn thì lá không thể ra lá thêm nữa.
Giai đoạn 7 ngày sau trồng, số lá của các công thức dao động từ 3,33 đến 3,80 lá/cây.
Giai đoạn 14 ngày sau trồng, số lá của các công thức dao động từ 5,27 đến 7,20 lá/cây và sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy công thức 3(7,20 lá/cây) có số lá lớn nhất chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1(5,67 lá/cây) và công thức 2(6,73 lá/cây) đều có số lá cao hơn công thức đối chứng
Giai đoạn 21 ngày sau trồng, số lá các công thức dao động từ 9,37 đến 11,93 lá/cây và sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy công thức 3(11,93 lá/cây) có số lá lớn hơn các công thức khác và công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có số lá tương đương công thức đối chứng.
Giai đoạn 28 ngày sau trồng, số lá các công thức dao động từ 15,53 đến 21,13 lá/cây và sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Qua xử lý số liệu cho thấy công thức 3(21,13 lá/cây) có số lá lớn hơn các công thức khác và công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. các công thức còn lại đều có số lá tương đương công thức đối chứng.
4.1.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỉ lệ ra hoa, đậu quả của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri
Tổng số hoa, tỉ lệ hoa cái trên cây có ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của dưa lưới. Số hoa đực, số hoa caí trên cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, lượng mưa, kỹ thuật chăm sóc, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và các yếu tố khác.
37
Thời kỳ ra hoa là thời kỳ cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ ra hoa của cây phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật chăm sóc.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ ra hoa, đậu quả của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri
Công thức Số hoa đực
(hoa)
Số hoa cái (hoa)
Số quả/cây (quả)
Tỷ lệ đậu quả (%)
CT1 31,87 3,87 2,47 63,82
CT2 31 3,33 2,13 63,96
CT3 30,45 3,73 2,27 60,86
CT4(đ/c) 31,4 3,33 2,53 75,96
Qua bảng 4.4 cho thấy:
Số hoa đực của các công thức giao động từ 30,45 - 31,87 hoa. Trong đó, công thức 1(31,87 hoa) có số hoa đực cao nhất và cao hơn công thức đối chứng.
Số hoa cái của các công thức giao động từ 3,33 – 3,87 hoa. Công thức 1 và công thức 3 có số hoa cái cao hơn công thức đối chứng. Công thức 1 (3,87 hoa) có số hoa cái cao nhất. Công thức 2 (3,33 hoa) có số hoa cái bằng công thức đối chứng.
Số quả/cây của các công thức giao động từ 2,13 – 2,53 hoa. Trong đó, công thức 4 (2,53 quả/cây) có số quả/cây cao nhất.
Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm khá cao, dao động từ 60,86 – 75,96%. Các công thức đều có tỷ lệ thấp hơn công thức đối chứng.
4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại trên giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri
Sâu hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại
38
của sâu hại là một trong những trở ngại lớn đối với người dân làm nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa lưới nói riêng.
Qua theo dõi thu được kết quả như sau:
Bảng 4.5. Thành phần các loại sâu, bệnh hại trên các giống dưa lưới thí nghiệm
STT Sâu, bệnh Tên khoa học Họ Bộ Tần
suất
1 Bọ dưa Aulacophora similis Coccinellidae Coleoptera -
2 Sâu vẽ bùa Phyllocnistic Gracillariidae Lepidoptera -
3 Ruồi đục quả Bactrocera cucurbitae Tephritidae Diptera -
4 Sâu xanh ăn lá Diaphania indica Noctuidae Lepidopera -
Ghi chú:
Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến
- Qua bảng 4.5, ta thấy tần suất bắt gặp của bọ dưa trên cây dưa lưới là rất ít gặp, bọ dưa gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây con, từ lúc có 2 lá mầm đến