Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác cấp GCNQSD đất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại phường lộc hạ, thành phố nam định, giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 44)

GCNQSD đất của phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 - 2019

Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường đạt được những kết quả nhất định góp phần quản lý quỹ đất tại địa phương và thúc đẩy nền kinh tế của phường phát triển bền vững, đạt được những kết quả như vậy là do:

- Phường đã có quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng mục đích sử dụng đất. Chính vì vậy việc thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ được thuận lợi hơn. Hệ thống bản đồ địa chính đã được hoàn thiện, làm cơ sở cho việc xác định vị trí các thửa đất trên thực tế.

- Đảng bộ và chính quyền phường Lộc Hạ thường xuyên quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo công tác quản lý đất đai.

- Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chính đã phần nào khắc phục tình trạng gây phiền hà cho chủ sử dụng đất xin cấp GCNQSDĐ.

- Ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành chính sách pháp lý và trình tự thủ tục về đất đai của các chủ sử dụng đất trên địa bàn phường đã được nâng cao.

- Cán bộ địa chính có chuyên môn, năng lực, nhiệt tình tạo điều kiện cho chủ sử dụng đất xin cấp GCNQSDĐ nắm được và thực hiện đúng theo trình tự thủ tục của Nhà nước.

- Việc cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng sử dụng đã đạt được kết quả tốt đảm bảo đúng chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để các chủ sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách và nội dung các văn bản pháp luật của Nhà nước đã nhận được sự nhiệt tình ủng hộ của người dân.

4.4.2. Khó khăn, tồn tại

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đã đạt được, quá trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường cũng đã bộc lộ những vấn đề khó khăn nhất định. Cụ thể:

* Về chính sách

- Chính sách luân chuyển công tác của cán bộ địa chính dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ thời kì trước và thời kì sau, nhiều hồ sơ không được xử lý đến nơi đến chốn, xảy ra hiện tượng ngâm hồ sơ và phải làm lại hồ sơ.

- Chính sách Nhà nước trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Do đó, nhiều dự án được thực hiện chậm hơn so với kế hoạch, nhiều dự án treo làm ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ, gây khó khăn trong việc thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất.

- Các thủ tục về cấp GCNQSDĐ còn nhiều hạn chế, cứng nhắc và phức tạp. Do vậy gây nhiều khó khăn trong việc xin cấp GCNQSDĐ của các doanh nghiệp, tổ chức và một số hộ gia đình, cá nhân.

- Luật đất đai thay đổi, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đất đai chưa kịp thời, vẫn còn chồng chéo, khó thực hiện.

* Về việc xác định nguồn gốc sử dụng đất

- Đất đai là vấn đề nhạy cảm, do tồn tại lâu đời, trải qua nhiều lần thay đổi luật pháp và chính sách nên việc giải quyết những vấn đề nảy sinh liên quan đến chính sách cũ gây khó khăn cho quá trình cấp GCNQSDĐ. Mặt khác, những hồ sơ cũ trước đây không được lưu trữ đầy đủ cũng gây khó khăn cho quá trình xác minh nguồn gốc đất.

- Một số trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay nhiều lần qua nhiều chủ sở hữu, chuyển nhượng giấy viết tay không có giấy tờ chứng minh dẫn đến việc cấp đổi GCNQSDĐ cũng gặp nhiều khó khăn.

* Về nhân sự

- Công tác quản lý đất đai ở phường có nhiều mảng khác nhau nên nhiều khi hồ sơ yêu cầu nhiều dẫn đến quá tải, thiếu nhân sự nên nhiều hồ sơ chưa được giải quyết đúng hạn.

* Về hiểu biết của chủ sử dụng đất

- Nhiều chủ sử dụng đất chưa tự giác thực hiện đăng ký cấp GCNQSDĐ nhằm trốn tránh nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Kiến thức về pháp luật trong quản lý đất đai của một số chủ sử dụng đất còn nhiều hạn chế nên việc chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ của một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất còn kém.

4.4.3. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để giải quyết những tồn tại trong công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Lộc Hạem xin đưa ra những đề xuất như sau:

- Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vì đây là căn cứ pháp lý để thực hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ. Quy hoạch phải thực tế và có tính khả thi tránh tình trạng quy hoạch treo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai của các dự án được cấp GCNQSDĐ. Đồng thời cũng cần có những biện pháp kiên quyết trong các trường hợp cấp GCNQSDĐ vi phạm quy hoạch, không thực hiện nghĩa vụ tài chính trong các trường hợp lấn chiếm đất đai.

- Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý các biến động trên hệ thống bản đồ của phường.

- Phải quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp, thời gian hoàn thành các đề án cơ cấu cây trồng. Việc tiến hành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho các hộ dân cần được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi để người dân yên tâm sản xuất.

- Cán bộ địa chính cần trau dồi, nâng cao hơn nữa năng lực công tác, quản lý đất đai, đảm bảo việc cấp GCNQSDĐ và các vấn đề liên quan đến đất đai được thực hiện nhanh chóng, chính xác theo chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản mới có liên quan để nắm rõ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn kịp thời đến người dân.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết dứt điểm những hồ sơ còn tồn đọng trước các kỳ luân chuyển công tác.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định giai đoạn 2017 – 2019 đã đạt được những kết quả như sau:

-Số GCNQSDĐ đã cấp được 245 giấy, đạt tỷ lệ 29,48% tổng số giấy cần cấp. Trong đó, năm 2017 cấp được 118/359 giấy, năm 2018 cấp được 73/243 giấy, năm 2019 cấp được 54/174 giấy.

-Cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 222 GCNQSDĐ chiếm 90,61% số hồ sơ được cấp.

-Cấp cho tổ chức, cộng đồng dân cư là 23 GCNQSDĐ chiếm 9,39% số hồ sơ được cấp.

-100% số GCNQSD đất đã cấp là đất phi nông nghiệp (ODT).

Kết quả đánh giá trình độ hiểu biết của người dân đối với công tác cấp GCNQSD đất thì nhóm 1 có mức độ hiểu biết là 90%; nhóm 2 là 45% và nhóm 3 là 25%.

Công tác cấp GCNQSDĐ tại phường Lộc Hạ đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo địa phương và sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, kết quả cấp chỉ đạt được 29,48% là do một số nguyên nhân chính như: nhiều thửa đất nằm trong khu quy hoạch, đất còn có tranh chấp, chưa rõ nguồn gốc, giấy tờ thiếu... .Vì vậy, thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ thì phường cần thực hiện một số giải pháp cơ bản như: tuyên truyền luật đất đai cho người dân, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính,. …..

5.2. Kiến nghị

* Đối với cơ quan chuyên môn và quản lý

- UBND phường tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cán bộ địa chính rà soát và lập hồ sơ cấp đất dịch vụ, đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân. Tập

trung đẩy mạnh tiến độ đo đạc, hoàn thành nhanh công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ còn thiếu.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật trong toàn dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về sự cần thiết của công tác cấp GCNQSDĐ. Vận động các chủ sử dụng đất tự giác ra UBND phường làm hồ sơ đăng kí cấp GCNQSDĐ.

* Đối với các chủ sử dụng đất

- Thường xuyên theo dõi các chương trình phát thanh của địa phương để nắm bắt các thông tin, văn bản mới trong lĩnh vực đất đai và nhà ở của cơ quan chuyên môn cấp trên và các văn bản hướng dẫn tại UBND phường, nhà văn hóa các tổ dân phố.

- Có ý thức chấp hành các văn bản pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, đúng vị trí ranh giới, không tranh chấp lấn chiếm và phù hợp với quy hoạch đô thị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Tài nguyên & Môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

2.Luật Đất đai năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia.

3.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2017), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên.

4.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2017), Bài giảng Quản lý nhà nước về đất đai,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5.Nguyễn Thị Lợi (2010), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên.

6.UBND thành phố Nam Định (2020), Báo cáo tình hình cấp GCNQSĐ của thành phố Nam Định đến năm 2019.

7. UBND phường Lộc Hạ (2020), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Phương hướng, mục tiêu cơ bản năm 2020. 8.UBND phường Lộc Hạ (2015), Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất

đai qua các năm trong giai đoạn 2015 đến tháng 6 năm 2020 của phường Lộc Hạ.

9. UBND phường Lộc Hạ (2015), báo cáo Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến 2025 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2015 - 2020).

10. UBND tỉnh Nam Định (2020), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác năm 2019, Kế hoạch công tác năm 2020, Sở Tài nguyên Môi trường.

11. Website: <http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-bao-204-TB- VPCP-2014-ket-luan-tinh-hinh-cap-Giay-chung-nhan-quyen-su-dung- dat-so-huu-nha-o-vb230617.aspx>. Kết luận của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 06 tháng 05 năm 2014.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA TRÌNH ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT

Họ và tên chủ hộ: ... Đơn vị: ... Nghề nghiệp: ...

Ông/bà có thể cho biết ý kiến của mình về công tác cấp GCNQSD đất bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Những câu hỏi lựa chọn chỉ được chọn một trông các đáp án theo ông/bà là đúng nhất. Cón các câu hỏi không có sự lựa chọn rất mong ông/bà cho ý kiến của mình về vấn đề đó.

I. Đánh giá hiểu biết chung về GCNQSD đất

1. Ông/bà hiểu gì về GCNQSD đất? Hay theo ông/bà GCNQSD đất là gì?

……… ………2. Sổ đỏ và GCNQSD đất có phải là một không?

a. Có b. Không c. Không biết

3. GCNQSD đất được cấp theo một mẫu chung thống nhất cho mọi loại đất. theo ông/bà đúng hay sai?

a. Đúng b. Sai c. Không biết

4. Ông/bà có biết hiện nay Nhà nước ta có chính sách đổi mới về GCNQSD đất không?

……… ………

5. Khi đất chưa có GCNQSD đất thì có được thế chấp ngân hàng để vay vốn không?

6. Khi chưa có GCNQSD đất người sử dụng đất không được chuyển nhượng (bán) cho người khác theo ông/bà đúng hay sai?

a. Đúng b. Sai c. Không biết

II. Về trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất

1. Thủ tục đầu tiên mà ông/bà xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?... 2. Khi làm đơn xong có chữ ký của trưởng thôn ông/bà nộp đơn ở đâu?

a. Tại nhà trưởng thôn b. UBND thị trấn

c. Phòng TNMT d. Không biết

3. Ông/bà hãy kể tên một số loại giấy tờ có trong hồ sơ xin cấp GCNQSD đất ? ... ...

4. Các trường hợp đủ hay không đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất thì được công bố ở đâu?

a. UBND huyện b. Tại nhà trưởng thôn

c. Gửi thông báo về tận nhà d. Không biết

5. Trường hợp được cấp GCNQSD đất phải nộp tiền lệ phí thì nộp trước hay sau khi trao giấy?

a. Trước b. Sau c. Có thể trước hoặc sau d. Không biết

III. Về điều kiện cấp GCNQSD đất

1. Khi làm hồ sơ xin cấp giấy trong quá trình kiểm tra lại hồ sơ mà thửa đất này đang có tranh chấp thì có được cấp GCNQSD đất không?

a. có b. Không c. Không biết

2. Nếu nhà ông/bà sử dụng đất sai mục đích thì có được cấp GCNQSD đất không?

a. có b. Không c. Không biết

4. Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSDĐ không?

a. Có b. Không c. Không biết

5. Khi được thừa kế quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất không?

a. Có b. Không c. Không biết

6. Khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất. Theo ông/bà đúng hay sai?

a. Đúng b. Sai c. Không biết

7. Các cơ quan, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn có được cấp GCNQSD đất không?

a. Có b. Không c. Không biết

8. Khi chưa hoàn thiện hồ sơ thì người sử dụng đất có được cấp GCNQSD đất không?

a. Có b. Không c. Không biết

9. Khi nhận thuê quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất không?

a. Có b. Không c. Không biết

IV. Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất

1. Cấp nào tổ chức kê khai đăng kí đất đai và xét duyệt đơn xin cấp GCNQSD đất?

a. Cấp xã b. Cấp huyện

c.Cấp tỉnh d. Không biết

2. Cấp nào có trách nhiệm thu lệ phí địa chính và giao GCNQSD đất cho người sử dụng đất?

a. Cấp xã b. Cấp huyện

c.Cấp tỉnh d. Không biết

3. GCNQSD đất của UBND do cấp nào có thẩm quyền cấp?

a. Cấp xã b. Cấp huyện

4. GCNQSD đất của trường học, bệnh viện, nhà văn hóa do cấp nào có thẩm quyền cấp?

a. Cấp xã b. Cấp huyện

c.Cấp tỉnh d. Không biết

5. Đất tôn giáo tín ngưỡng có được cấp GCNQSD đất không? Nếu được thì cấp nào có thẩm quyền cấp?

a. Cấp xã b. Cấp huyện

c.Cấp tỉnh d. Không biết

V. Về nội dung ghi trên GCNQSD đất

1. Khi đất là tài sản chung của cả hai vợ chồng thì theo ông/bà trên GCNQSD đất sẽ ghi họ tên ai?

a. Họ tên vợ b. Họ tên chồng

c. Cả hai d. Không biết

2.Trên GCNQSD đất có ghi các tài sản gắn liền với đất không: nhà cửa, …

a. Có b. Không d. Không biết

3. Sơ đồ thửa đất có được thể hiện trên GCNQSD đất không?

a. Có b. Không d. Không biết

4. Diện tich đất có được thể hiện trên GCNQSD đất không?

a. Có b. Không d. Không biết

5. Mục đích sử dụng đất không được thể hiện trên GCNQSD đất theo ông/bà đúng hay sai?

a. Đúng b. Sai d. Không biết

6. Trên GCNQSD đất có ghi thời hạn sử dụng đất không? GCNQSD đất nhà

ông/bà thời hạn sử dụng đất là bao

lâu?...

đổi sang tên mình không?

a. Có b. Không d. Không biết

VI. Về kí hiệu các loại đất

1. Đất ở nhà ông/bà được kí hiệu như thế nào?

a. ONT b. CDT c. Chữ T d. không biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại phường lộc hạ, thành phố nam định, giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)