Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố huế đến năm 2016 và đề xuất phương án điều chỉnh (Trang 40 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Nhịp độ phát triển kinh tế của thành phố qua các năm có sự chuyển biến rõ rệt, năm 2011 tăng trưởng đạt 6,32%, đến năm 2015 tăng trưởng là 10,09 % cao hơn so với các năm trước, cao hơn mức trung bình cả tỉnh (9,07 %). Trong đó xem xét tỉ trọng cấu trúc của các ngành thì ngành thương mại và dịch vụ có tỉ trọng cao nhất, tiếp đến lần lượt là ngành xây dựng và công nghiệp, nông-lâm-thủy sản.

Tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng trong những năm gần đây có xu hướng tăng đều và khá ổn định, phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế thành phố đề ra.

Bảng 3.2. Tổng giá trị sản phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Huế

(theo giá so sánh năm 2010) qua các năm

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng giá trị sản

phẩm 1.4891.026 18.183.753 20.146.932 21.953.481 24.168.912

Nông, lâm nghiệp,

thủy sản 181.435 149.190 141.508 146.881 150.890

Công nghiệp và

xây dựng 5.519.950 6.222.678 6.658.826 7.293.930 8.330.618

Dịch vụ 9.189.641 11.811.885 13.346.598 14.512.670 15.687.404

Cơ cấu tổng giá trí

sản phẩm (%) 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Nông, lâm nghiệp,

thủy sản 1.22 0.82 0.70 0.67 0.62

Công nghiệp và

xây dựng 37.07 34.22 33.05 33.22 34.47

Dịch vụ 61.71 64.96 66.25 66.11 64.91

Chỉ số phát triển 106.32 110.71 110.8 108.97 110.09

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

102.5 99.3 94.85 103.8 102.73

Công nghiệp và

xây dựng 101.36 104.14 104.22 106.46 105.72

Dịch vụ 115.102 128.694 133.328 116.654 121.822

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm (từ 1,22% năm 2010 giảm xuống 0,62% năm 2015); khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng giảm nhẹ (từ 37,07% năm 2011 giảm xuống 34,47% năm 2015); khu vực thương mại dịch vụ tăng lên(từ 61,71% năm 2011 lên 64,91% năm 2015). Trong thời kỳ 2010 - 2015, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch đúng hướng phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Nhìn chung cơ cấu kinh tế thành phố thay đổi đều ở cả ba ngành kinh tế, và sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế là đúng hướng, tạo tiền đề cho thành phố phát triển theo định hướng “Du lịch, dịch vụ - thương mại, công nghiệp – xây dựng, nông lâm thuỷ sản".

3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, tăng cường thâm canh và chuyên canh để tăng năng suất. Thực hiện tốt “Đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố đến 2015”; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh về cây đặc sản như Thanh trà, sản xuất rau an toàn, trồng hoa, sinh vật cảnh… tạo được hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông lâm ngư ghiệp 5 năm ước đạt 1.206 tỷ đông, tăng bình quân 4,6%/năm.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế

Năm Tổng số

Ngành (triệu đồng) Cơ cấu(%)

Trồng trọt Chăn nuôi Khác Trồng trọt Chăn nuôi Khác

2010 177.629 122.373 24.585 30.671 68.89 13.84 17.27 2011 188.382 140.018 34.295 14.069 78.83 19.31 7.92 2012 185.481 138.558 24.206 22.717 78.00 13.63 12.79 2013 195.895 149.642 37.001 9.252 84.24 20.83 5.21 2014 207.345 145.530 49.950 11.865 81.93 28.12 6.68 2015 217.113 159.406 45.604 12.103 89.74 25.67 6.81

- Sản xuất nông nghiệp

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng lúa trong năm là 1747,27 ha, năng suất bình quân đạt 60,49 tạ/ha, sản lượng là: 10.569,83 tấn. Trong đó, vụ Đông Xuân với diện tích là 875 ha, năng suất đạt 63,13 tạ/ha. Diện tích gieo trồng vụ Hè Thu là 872,27 ha, năng suất đạt 57,84 tạ/ha. Tỷ lệ gieo trồng giống lúa cấp 1 vụ Đông Xuân đạt trên 96 %, vụ Hè Thu trên 95%, bình quân đạt 95,5%/năm. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây lương thực và cây công nghiệp như sau: ngô 126 ha, năng suất đạt 42,3 tạ/ha, sản lượng 533 tấn; khoai lang 95 ha, năng suất đạt 49,2 tạ/ha, sản lượng 467,2 tấn; sắn 48 ha, năng suất đạt 135 tạ/ha, sản lượng 648 tấn. Ngoài ra còn có diện tích của một số cây ăn quả như thanh trà, dứa, chuối, xoài, cam, quýt…

+ Chăn nuôi: có chuyển biến tích cực về chất lượng nhờ công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm được thực hiện tốt. Tổng số gia súc hiện có là: trâu 252 con, bò 889 con, lợn 7.003 con; gia cầm là 80.000 con.

- Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng trên địa bàn thành phố đến năm 2015 là 303,89 ha (rừng đặc dụng 300,81 ha và rừng sản xuất 3,08 ha). Diện tích đất trồng rừng đã có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi và phát triển kinh tế vùng gò đồi, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, vừa phục vụ tổ chức Festival và các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,... Năm 2015 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành ở khu vực khai thác gỗ và lăm sản khác đạt 394 triệu đồng.

- Thuỷ sản

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 11,87 ha. Giá trị sản xuất thủy sản giảm từ 3.501 triệu đồng năm 2010 xuống 2.441 triệu năm 2015 và 3.500,7 triệu đồng năm 2011.

Cơ cấu theo ngành năm 2015 như sau: khai thác chiếm 37,70%, nuôi trồng chiếm 59,20% và dịch vụ thuỷ sản chiếm 3,10%. Sản lượng thuỷ sản đạt 63 tấn cung cấp đáng kể nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp từ năm 2011 đến nay đã có những chuyển biến tích cực, nhiều chương trình, dự án phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của thành phố được triển khai đã tạo được chuyển biến về nhận thức của nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong những năm qua, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, giá vật tư nguyên liệu tăng, biến động giá vàng, xăng dầu, điện, gas, lãi suất cho vay cao…

các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN đã có nhiều cố gắng duy trì hoạt động sản xuất. Một số cơ sở đã chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, tạo được một số sản phẩm có lượng, được thị trường chấp nhận.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 5 năm 2011- 2015 ước đạt 23.196 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là: 11,28%; năm 2015 ước đạt: 5.754 tỷ đồng (giá hiện hành). Các mặt hàng có sản lượng lớn như chế biến thực phẩm mứt, bánh, kẹo, bia, rượu, may mặc thời trang, văn hoá phẩm, hàng trang trí nội thất, thiết bị điện tử và cơ kim khí gia dụng... đặc biệt ngành dệt may trong những năm nay phát triển nhanh, các đơn đặt hàng từ đầu năm nhiều và số lượng các cơ sở may mặc ngày càng phát triển, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp nhẹ của tỉnh trên địa bàn Thành phố. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống Huế tiếp tục được đầu tư sản xuất không chỉ nâng cao năng xuất mà còn tạo ra một số tour du lịch độc đáo thu hút du khách tham quan…

Cụm Công nghiệp An Hòa vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng quản lý nhà nước được giao. Đến nay, đã có 35 doanh nghiệp đăng ký đầu tư 44 dự án; trong đó có 39 dự án của 33 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động. Hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật đợt 1 - giai đoạn 9 và đang đầu tư 10 gian nhà xưởng cho thuê để phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; giải quyết các vấn đề liên quan đến thu tiền thuê đất, tiền sử dụng hạ tầng tồn đọng trong các năm trước và thủ tục của một số doanh nghiệp đang đầu tư vào cụm

Bảng 3.4. Giá trị SXCN trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành CN

Phân theo ngành công

nghiệp

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Công nghiệp

khai khoáng 65.369 64.287 63.541 62.891 62.269

Công nghiệp

chế biến 4.463.479 4.538.735 4.735.877 4.875.763 4.974.967

CNSX và phân

phối điện, nước 107.021 120.335 129.319 134.603 157.719

Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố (theo giá trị sản lượng), các ngành công nghiệp chế biến (chủ yếu là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, hoá chất, sản xuất chất khoáng phi kim loại, cơ khí tiêu dùng...) chiếm tỷ trọng lớn. Nếu phân tích trên số lượng cơ sở và lao động thì trong cơ cấu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố chủ yếu là chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí tiêu dùng và sửa chữa.

Ngành công nghiệp thành phố đang chuyển nhanh sang hướng sản xuất sạch và xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực tăng nhanh như may, thêu, chế biến sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, mộc mỹ nghệ, sơn mài... Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đồ gỗ mỹ nghệ, hàng may mặc, nông sản chế biến, hàng mây tre đan, sản phẩm thêu, sản phẩm đồng đúc, thuỷ sản chế biến, mỹ nghệ kim hoàn, đồ lưu niệm….

c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại và du lịch * Dịch vụ - thương mại

Thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu lưu thông và trao đổi hàng hoá. Các loại hình thương mại, dịch vụ chất lượng cao, hệ thống các siêu thị; chợ trên địa bàn được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch bảo đảm sắp xếp gọn gàng, thông thoáng, phát triển ổn định, đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Các tuyến phố kinh doanh thương mại, dịch vụ; các siêu thị và hình thức kinh doanh chất lượng cao phát triển khá nhanh. Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư trên địa bàn tiếp tục được quan tâm, quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại được tăng cường.

Các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của Chính phủ, các Bộ ngành TW, của Tỉnh, Thành phố đã từng bước phát huy tác dụng, cùng với sự nổ lực của các doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 đạt 19.775 thực hiện 5 năm đạt 72.553 tỷ đồng, tăng bình quân 20,3%/năm.

Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố những năm qua vẫn duy trì được những đơn hàng lớn từ các đối tác trong khu vực. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu 5 năm ước đạt 346 triệu USD, tăng bình quân 11,6%/năm; các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu tăng khá: Hàng may thêu, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm và thực phẩm đặc sản...

Dịch vụ bưu chính viễn thông: phát triển nhanh về quy mô và chất lượng với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch viễn thông như: Vinaphone, Mobilphone, Viettel,...được đổi mới về công nghệ phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển đáp ứng

được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng, góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính tại Thành phố, nâng cao sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Giao thông vận tải phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của nười dân; Chất lượng hoạt động của các bến xe được nâng cao. Nhiều tour, tuyến vận tải được khai thác, nhất là các loại hình vận tải hành khách. Tổng doanh thu ngành ước đạt 3.162 tỷ đồng, tăng bình quân 9%/năm.

* Du lịch

Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 773,25 tỷ đồng; năm 2015 đạt 1.743 tỷ đồng, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2010, tăng bình quân 17,6 %/năm. Lượng khách đến Huế trong 5 năm ước đạt 8.566.900 lượt trong đó khách quốc tế 3.936.000 chiếm 45,94%. Lượng khách lưu trú năm 2015 ước đạt 1,793 triệu lượt khách, tăng 1,24 lần so với năm 2010; trong đó khách quốc tế tăng 1,44 lần.

Bảng 3.5. Doanh thu du lịch trên địa bàn thành phố qua các năm

STT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số 2.514.782 2.927.030 3.138.020 3.204.401 3.404.012

1. Khu vực kinh tế trong nước

+ Nhà nước 163.988 268.048 284.935 182.793 182.616 + Tập thể 13.860 15.195 + Tư nhân 695.070 871.016 968.040 1.289.698 1.275.341 + Cá thể 1.524.139 1.597.606 1.633.246 1.613.079 1.870.560 2. Khu vực kinh tế có VĐT nước ngoài 131.585 176.500 236.604 118.830 75.495

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

Du lịch duy trì được sự tăng trưởng, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên, hoạt động du lịch - dịch vụ được mở rộng với nhiều hình thức phong phú và đa dạng trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế. Những năm qua, Thành phố đã tập trung đầu tư, triển khai các cơ chế, chính sách và tạo môi trường đầu tư thông thoáng để huy động các nguồn lực xây dựng cở sở vật chất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch; nhiều khách sạn, cơ sở kinh doanh du lịch, các khu du lịch đã

được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng các hoạt động lễ hội, các dịch vụ, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn ngày được nâng cao; các tour, tuyến du lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai thác hiệu quả. Các kỳ Festival được tổ chức thành công để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách không chỉ khẳng định vị thế của thành phố Huế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, mà còn đưa Huế trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của thành phố hiện có là 354.124 người. Trong đó: nữ có 179,784 người, nam có 173.556 người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1%; năm 2015 giảm còn 0,9%. Tỷ lệ sinh là 1,37%, tỷ lệ chết là 0,37%.

Bảng 3.6. Tình hình dân số thành phố Huế qua các năm

ST T Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng số

nhân khẩu Người 338.994

342.55 0 346.07 350.345 352.142 354.124 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,00 0,98 0,96 0,94 0,92 0,90 3 Tỷ lệ sinh % 1,37 1,39 1,39 1,37 1,32 1,29 4 Tỷ lệ tử % 0,37 0,41 0,42 0,43 0,39 0,39 (Nguồn:[7])

Công tác dân số kết hợp lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được duy trì thường xuyên. Kết quả, tỷ suất sinh hàng năm đều giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,90%. Tuy nhiên, việc giảm tỷ suất sinh hằng năm chưa được vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 10%.

b. Lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố đến năm 2015 là 198.876 người, tăng 3.100 người so với năm trước. Tỷ lệ tăng bình quân trong 5 năm từ 2011 đến 2015 là 1,36%.

Cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, đúng hướng, tiến tới hình thành cơ cấu kinh tế du lịch, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp. Trong tổng số lao động, có 141.166 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó tỷ lệ lao động tập trung cao nhất ở các ngành bán buôn, bán lẻ, xây dựng và dịch vụ lưu trú, ăn uống; số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ hải sản đang có xu thế giảm dần.

Bảng 3.7. Số lao động trong các ngành nghề của thành phố Huế trong năm 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố huế đến năm 2016 và đề xuất phương án điều chỉnh (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)