Đánh giá chung việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ năm 2010 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố huế đến năm 2016 và đề xuất phương án điều chỉnh (Trang 81 - 82)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.4. Đánh giá chung việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ năm 2010 2016

3.3.4.1. Những mặt đã đạt được

Việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất và chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2016 của thành phố Huế đã thực hiện theo Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011-2015) của thành phố Huế, tỉnh Thừa Tthiên Huế.

Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố.

Đất dành cho phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của thời kỳ đẩy mạnh đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố, tỉnh.

Qua thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Một số chỉ tiêu như diện tích đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được đảm bảo. Điều đó thể hiện sự cố gắng lớn của thành phố trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3.3.4.2. Những yếu kém, hạn chế

Khi đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch, chủ yếu dựa trên cơ sở các quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, nhưng chưa đối soát, rà soát nhu cầu phân bổ nguồn vốn để thực hiện các dự án công trình và dự báo các nguồn vốn khác nên số công trình dự án đăng ký nhiều, thực hiện ít.

Chưa dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng, nhất là đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng dự báo vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh cho phù hợp. Công tác quy hoạch sử dụng đất thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao tiềm năng đất đai.

Tiến độ thực hiện quy hoạch còn chậm, tình trạng quy hoạch treo vẫn còn xảy ra. Việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai ở một số nơi vẫn chưa nghiêm dẫn đến các trường hợp vi phạm vẫn còn diễn ra như lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất lãng phí, vi phạm quy hoạch,...

3.3.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế

- Chưa quán triệt đầy đủ vai trò của quy hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai dẫn tới chưa có sự chỉ đạo đúng mức việc lập, phê duyệt và triển khai quy hoạch sử dụng đất.

- Các điều kiện về vật chất cho công tác quy hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm, hầu hết các địa phương chưa bố trí thỏa đáng kinh phí để hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính để tạo điều kiện triển khai nhanh và có chất lượng trong công tác quy hoạch sử dụng đất.

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu yếu đó là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và các cấp còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên nhiều dự án đã phê duyệt nhưng không có khả năng thực hiện.

- Chưa chủ động về nguồn vốn đầu tư thực hiện các công trình đã đăng ký trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố huế đến năm 2016 và đề xuất phương án điều chỉnh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)