Các chỉ tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố huế đến năm 2016 và đề xuất phương án điều chỉnh (Trang 82)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (Gross regional domestic product - viết tắt là GRDP) tăng bình quân 8,5-9%/năm.

- GRDP bình quân đầu người đạt trên mức bình quân chung của cả nước: 3.400 – 3.700 USD.

- Cơ cấu GRDP: dịch vụ, du lịch: 55,2%; công nghiệp: 36,6%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 8,2%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 15 - 20%/năm. - Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân 10 - 12%/năm. - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên khoảng 1 - 1,1%/năm.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 8 - 10%. - Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch trên 95%.

- Lao động được đào tạo nghề đạt 65 - 70%; giải quyết việc làm mới từ 15.000 - 16.000 lao động/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5 - 2%/năm. - Tỷ lệ đô thị hoá từ 60 - 65%.

- Ổn định độ che phủ rừng từ 57 - 58%; 95% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

3.4.2.1. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, có chất lượng và hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn.

Các chỉ tiêu cụ thể: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3 - 4%/năm; trong đó: Nông nghiệp tăng 1,5 – 2%/năm; thủy sản tăng 7- 8%/năm. Sản lượng lương thực có hạt ổn định 318 vạn tấn/năm. Tổng đàn gia súc tăng bình quân 6,5%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 6,4%/năm; tăng tỷ trọng chăn nuôi đạt 20-25% trong giá trị sản xuất nông nghiệp; trồng mới 4.000 ha rừng/năm. Đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 27,5 nghìn tấn, sản lượng khai thác thủy sản đạt 45 nghìn tấn.

Các chỉ tiêu phát triển nông thôn: Lao động nông nghiệp chiếm 20 - 21% tổng lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 30%. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất, vận chuyển trên 80%, khâu thu hoạch trên đạt 70%, 50%xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

Tiếp tục duy trì và phát triển những lĩnh vực công nghiệp của tỉnh hiện có theo hướng ngày càng gia tăng trình độ công nghệ, chất lượng lượng lao động. Thu hút các nhà đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, nhất là những ngành phù hợp với định hướng phát triển du lịch... Hình thành hệ thống các KCN gắn với phát triển các đô thị. Hoàn thành xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ và vừa, phát triển nghề và làng nghề ở khu vực nông thôn.

Các chỉ tiêu cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm. Một số sản phẩm chủ yếu đến năm 2020 gồm: xi măng 2,5 triệu tấn, bia 500 triệu lít, sợi 100 nghìn tấn, men Frit 185 nghìn tấn, dăm gỗ 600 nghìn tấn, thủy hải sản xuất khẩu 19 nghìn tấn, điện sản xuất 1.700 triệu KWh.

Đến năm 2020, các KCN thu hút tổng vốn đầu tư chiếm 10-15% tổng đầu tư toàn xã hội của Tỉnh; nâng tỷ lệ lấp đầy trên 65%; các doanh nghiệp trong KCN đóng góp trên 70-75% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh; thu ngân sách chiếm 50- 60% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Mục tiêu: Xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của vùng miền Trung và cả nước về du lịch, y tế, giáo dục; chú trọng phát triển các dịch vụ thương mại, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng… Tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Các chỉ tiêu cụ thể: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng bình quân 15%/năm, doanh thu du lịch tăng 15-20%/năm; doanh thu vận tải và doanh thu dịch vụ bưu chính – viễn thông tăng 20-25%/năm. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2020 đạt 1,1 tỷ USD. Đảm bảo chất lượng tín dụng ngân hàng; duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

3.4.2.2. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

- Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 0,9%, sinh con thứ 3 dưới 10%. Nâng cao chất lượng dân số, xây dựng và phát triển các gia đình chỉ có 1 - 2 con. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, quan tâm nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng và phát triển các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em.

- Dự báo quy mô dân thành phố Huế tăng tự nhiên đến năm 2020 khoảng 374,71 nghìn người.

b. Lao động và việc làm

Mục tiêu: Giải quyết việc làm và tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Giảm nhanh và bền vững hộ nghèo. Đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Một số chỉ tiêu chủ yếu: Giải quyết việc làm mới 15 - 16 nghìn lao động/năm. Mỗi năm giảm khoảng 1,5% tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của giai đoạn 2016-2020). Đến năm 2020, duy trì tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành, thị xuống dưới 2%; nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn trên 85%; nâng tỷ lệ lao động

qua đào tạo nghề đạt 68%; 95% xã/phường đạt chuẩn quốc gia về xã phường phù hợp với trẻ em.

3.4.2.3. Chỉ tiêu phát triển đô thị

a.Hình thành và phát triển không gian kinh tế lãnh thổ với 4 khu vực

- Khu vực 4 phường nội thành: Phát triển thành khu trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ. Chú trọng khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, dịch vụ mang bản sắc Huế để phục vụ du lịch. Hình thành các tuyến phố thương mại theo hướng vừa kinh doanh vừa giới thiệu về di sản và văn hóa Huế. Ưu tiên tập trung đầu tư phục dựng các công trình trong thành nội, triển khai chỉnh trang, tôn tạo Hộ thành hào, sông Ngự Hà, hồ Tịnh Tâm và các hồ khác. Từng bước di dời, tái định cư dân Thượng thành, eo bầu. Bảo tồn, tôn tạo cảnh quan và các di sản văn hóa, phát triển các thiết chế văn hóa - du lịch.

- Khu vực phía Bắc Hương Sơ: Là khu vực phát triển công nghiệp tập trung và đô thị mới. Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện cụm Công nghiệp Hương Sơ, các khu đô thị mới và dân cư ở Hương Sơ, Phú Hậu. Tập trung cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và thông tin liên lạc theo hướng đồng bộ.

- Khu vực phía Nam Sông Huơng: Là khu vực hành chính, du lịch và dịch vụ. Tổ chức không gian dịch vụ đa ngành chất lượng cao trên các trục đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đống Đa, Lý Thường Kiệt. Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, chỉnh trang khu phố kiến trúc Pháp. Di chuyển các trụ sở hành chính trên những trục đường này về Khu đô thị mới An Vân Dương để hình thành các trung tâm dịch vụ lớn, chất lượng cao đạt đẳng cấp quốc tế về hội nghị, hội thảo, văn phòng... Hình thành các khu đô thị mới theo hướng văn minh hiện đại tại phía Đông Nam kết nối với khu đô thị biệt thự nhà vườn phía Tây Nam. Đẩy nhanh xây dựng khách sạn cao cấp, phát triển các khu dịch vụ - thương mại cao cấp, xây dựng các trung tâm du lịch ở Trung tâm thành phố. Đầu tư xây dựng các khu dịch vụ, du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động Festival kết hợp trình diễn thủ công mỹ nghệ và giới thiệu văn hóa Huế.

- Các khu vực ven đô: Hướng phát triển là khuyến khích phát triển nghề và làng nghề tiểu, thủ công mỹ nghệ như mộc, điêu khắc,... và dịch vụ để từng bước phân bố lại lao động theo hướng giảm nhanh lao động thuần nông, tăng tỷ trọng lao động ngành nghề, dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển các loại sản phẩm cây trồng có chất lượng cao: thanh trà, hoa, cây cảnh, rau sạch, cá giống... Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế gắn với việc xây dựng và phát triển đô thị.

b. Tổ chức không gian đô thị

Phạm vi phát triển hệ thống đô thị là gắn Huế với các trung tâm đô thị vệ tinh, các KCN tập trung, các khu dịch vụ, thương mại, du lịch. Trong đó:

- Tiếp tục việc tôn tạo, xây dựng hiện đại hoá khu đô thị trung tâm hiện hữu. - Xây dựng các khu đô thị mới: một phần của khu đô thị An Vân Dương, các khu đô thị mới An Đông, An Tây, Hương Sơ, An Hòa, Kim Long, Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều...

3.4.2.4. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối liên hoàn các tuyến giao thông nội thị với các tuyến giao thông liên tỉnh, quốc gia và quốc tế. Tạo sự thông thoáng, thuận lợi, nhanh và dễ chịu khi đến và đi khỏi thành phố.

+ Mở rộng, nâng cấp và chỉnh trang các cửa ngõ chính của thành phố; Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 49B; tăng cường đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai 2 và 3 nối với cầu qua Sông Hương để tạo thông thoáng giữa các khu vực, phân khu chức năng của thành phố; xây dựng các cầu qua Sông Hương, xây dựng cầu Đập Đá.

+ Xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị theo các quy hoạch, kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại và lan toả đến các đô thị vệ tinh một cách hoàn chỉnh, đồng bộ, liên thông giữa các cấp đường, cầu, cống, vỉa hè và hạ tầng kỹ thuật đi kèm. Chú trọng các loại hình giao thông phục vụ du lịch, giao thông khu di tích cố đô và các làng du lịch văn hóa, các khu nhà vườn. Ở các khu vực này cần chú ý đặc trưng, tổ chức các tuyến đường lát gạch bát tràng, lát đá, đường đi bộ.

+ Nâng cấp Bến xe liên tỉnh phía Nam, Bắc, bến xe Đông Ba; xây dựng mới các bãi đỗ xe.

+ Chỉnh trang Bến số 5 Lê Lợi, Bến Toà Khâm và Bến Phú Cát phục vụ bến thuyền du lịch đưa đón khách.

- Vận hành tốt, an toàn và hiệu quả đập, cống Thảo Long kết hợp với hệ thống đê, cống ngăn mặn dọc phá Tam Giang - Cầu Hai để khắc phục cơ bản hiện tượng xâm nhiễm mặn và thông thương trên sông Hương cho tàu trọng tải 50 tấn đi lại và tạo tuyến du lịch đường thuỷ (dọc Sông Hương và từ Huế về Thuận An, đến Phá Tam Giang - Cầu Hai).

- Phát triển và nâng cấp hệ thống cấp điện, cấp thoát nước và chiếu sáng đô thị. - Phát triển hệ thống công viên cây xanh:

+ Tiếp tục triển khai dự án công viên dọc hai bờ sông Hương.

+ Phát triển vườn ươm Kim Long để tạo cây giống và trồng các loại chậu hoa, cây cảnh để trang trí lưu động cho các quảng trường, khu vực công cộng và một số tuyến đường chính trong thành phố.

+ Tiếp tục gìn giữ, phát triển vườn thực vật, xây dựng lâm viên - dịch vụ Tây Nam thành phố từ đồi Vọng Cảnh đến Chín Hầm, Thiên Thai, Ngự Bình…

+ Phát triển hệ thống công viên cây xanh trong các khu đô thị mới và cũ.

+ Xây dựng các khu công viên cây xanh, cây xanh thể dục thể thao, cây xanh mặt nước, cây xanh khu dân cư, cây xanh giao thông, quảng trường theo các quy hoạch đô thị mới.

+ Triển khai đầu tư xây dựng khu Công viên sinh thái, văn hoá Cồn Hến, Công viên Cồn Dã Viên, Thủy Biều.

+ Bảo vệ tốt rừng cảnh quan thành phố ở Thuỷ An, Thuỷ Xuân, Thuỷ Biều và Hương Long.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường đô thị bao gồm:

+ Thu gom và xử lý các chất thải rắn phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản toàn bộ các chất thải rắn trên địa bàn thành phố được thu gom, xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường.

+ Cải tạo, nâng cấp các nhà vệ sinh công cộng hiện có và xây dựng thêm tại các khu vực bến xe, bến thuyền, chợ, công viên, di tích, điểm du lịch và một số tuyến phố chính đảm bảo những khu vực này đều có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Chuẩn bị sẵn sàng các trạm nhà vệ sinh lưu động để phục vụ nhu cầu tăng nhanh trong thời gian tổ chức Festival và những hoạt động cộng đồng quy mô lớn tại những nơi tập trung nhiều người.

- Quy hoạch phát triển nghĩa trang thành phố trên cơ sở mở rộng khu nghĩa trang phía Nam thành phố tại thị xã Hương Thuỷ, khu nghĩa trang phía Bắc thành phố tại thị xã Hương Trà và nghiên cứu, tìm địa điểm xây dựng thêm nghĩa trang để giải toả, di dời các nghĩa trang hiện có ra khỏi thành phố.

3.4.2.5. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất a. Khả năng đáp ứng nhu cầu cho nhu cầu sản xuất đất nông, lâm nghiệp

Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 tăng khoảng 1.881,85 ha so với năm 2010. Diện tích tăng thêm lấy chủ yếu từ đất chưa sử dụng. Hiện trạng đất chưa sử dụng còn 4.775,54 ha và có tiềm năng sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp. Vì vậy chắc chắn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, kể cả phần bù lại diện tích đất đang sử dụng trong nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp trong kỳ quy hoạch.

b. Khả năng đáp ứng nhu cầu về đất phi nông nghiệp và đất đô thị

Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 tăng khoảng 1.721,33 ha so với năm 2010. Đặc thù bố trí sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp ít phụ thuộc vào tính chất, độ phì của đất như mục đích nông nghiệp mà chủ yếu phụ thuộc vào vị trí, độ dốc, nền địa chất,... và phân bố không đồng đều.

Dự báo, diện tích đất phi nông nghiệp chuyển từ đất nông nghiệp sang 1.218,97 ha, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng khoảng 532,36 ha. Đồng thời đưa 30,00 ha vào sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển phi nông nghiệp.

Xây trung tâm huyện lỵ diện tích 220 ha, ở vị trí đắc địa xã Sơn Dung và xã Sơn Mùa từng bước hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng.

3.4.3. Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Huế

Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế đến năm 2020, xem xét định hướng phát triển chung của vùng, dự báo nhu cầu sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, các chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND tỉnh phân khai, phương án quy hoạch và định hướng phát triển của các ngành, nhu cầu sử dụng đất của các phường và kế thừa các quy hoạch chi tiết của các phường, các quy hoạch chi tiết về xây dựng, về định hướng phát triển đến năm 2020, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Huế như sau:

3.4.3.1. Đất nông nghiệp a) Đất sản xuất nông nghiệp

Dự báo trong thời kỳ 2016 - 2020 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm khoảng 300 ha do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp để xây dựng các công trình hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố huế đến năm 2016 và đề xuất phương án điều chỉnh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)