Thực trạng về việc thực hiện chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 46 - 51)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.3. Thực trạng về việc thực hiện chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ở tỉnh

tỉnh Đồng Nai

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong những năm qua luôn là vấn đề

nhức nhối rất khó giải quyết đã được các cấp các ngành từTrung ương đến địa phương đặt ra như là nhiệm vụ cấp thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Luật Đất đai2013 đã đưa nhiều nội dung về công tác bồi thường, hỗ trợ vào quy định ngay trong Luật, điều này thể hiện vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng đã được

Nhà nước và Quốc Hội đặc biệt quan tâm. Hiện nay, đã có nhiều Thông tư, Nghịđịnh của Chính phủ ban hành về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai liên quan đến công tác bồi thường như:

1. Nghịđịnh 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Đất đai;

2. Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi

4. Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu

hồi đất.

5. Thông tư 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn việc lập dự

toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư được quy định tại Chương VI Luật

Đất đai với 34 Điều (từ Điều 61 đến Điều 94); hướng dẫn cụ thể tại Nghị định

47/2014/NĐ-CP ngày 15/15/2014 và Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014. Việc cụ thể hóa các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho phù hợp với tình hình của địa phương được UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện thông qua việc ban hành Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 25/04/2012 về Ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đểcác cơ quan, tổ chức và hộgia đình, cá nhân căn cứ thực hiện.

Ngoài ra, để thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ vềđất cũng như bồi thường công trình, vật kiến trúc, cây trái hoa màu và vật nuôi của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất bị thu hồi thì UBND tỉnh còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luận để tính giá trị khi bồi thường, cụ thểnhư:

- Quyết định số 79/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2011;

- Quyết định số72/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2012;

- Quyết định số76/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2013;

- Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014;

- Quyết định số64/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015-2019;

- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai

về việc quy định bảng giá xây dựng mới các loại công trình, vật kiến trúc và chi phí đền

bù, hỗ trợ một số công trình trên đất tại địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai

về việc ban hành Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị

Để có cơ sở để hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người thu hồi đất, hàng

năm, Sở Tài chính tỉnh Đồng Naiđều ban hành văn bản về giá gạo để tính hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tóm lại, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng nên việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại đang diễn ra vô cùng sôi động

trong cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Vì vậy sự không phù hợp của các văn bản pháp luật ngày càng bộc lộ, làm cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói

chung và công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cần thường xuyên đổi mới bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp luật

cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội nhằm đạt hiệu quả cao trong

công tác bồi thường khi thu hồi đất của người dân.

1.2.4. Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số địa phương trong nước.

1.2.4.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Thành phốĐà Nẵng đã và đang được đánh giá là thành phố thực hiện tốt nhất cả nước về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Theo đánh giá Trịnh Duy Luân, Viện Xã hội học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, thì trong vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng và tái định cư có đến 92% người dân thành phố Đà Nẵng sẵn sàng chấp hành".

Có được kết quả tốt như vậy là do thành phốđã làm tốt những công việc sau:

Một là, trong quá trình kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, cây cối hoa màu làm cơ

sở để lập phương án bồi thường, hỗ trợvà tái định cư, đại đa số các hộgia đình trong diện bồi thường giải phóng mặt bằng đã được tham gia. Điều này cho thấy mức độ

công khai hóa rất cao của chính quyền thành phố. Vì thế, quá trình giải tỏa, chỉnh trang

đô thị diễn ra tương đối suôn sẻ, rất ít những vụ khiếu kiện căng thẳng và hầu như không có điểm nóng. Với ý thức vì sự phát triển chung của thành phố, rất nhiều người

dân đã tự nguyện hiến đất đai cho Nhà nước mở đường. Từ sự tự nguyện của người dân, các công trình đã tiết kiệm được khoảng từ 25 - 40% kinh phí đầu tư.

Tại buổi trao đổi với đoàn công tác do ông Phạm Quang NghịBí thư Thành uỷ

Hà Nội dẫn đầu vào học tập kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, Bí thư Thành uỷĐà Nẵng đã "tiết lộ": lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trước khi triển khai dự án, lãnh đạo thành phốđã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại, vận

động người dân trong vùng dự án. Nếu có từ 80% hộ dân trong diện giải toả thống nhất thực hiện dự án theo chủ trương thì dự án sẽđược triển khai. Người dân hiểu rằng hiến một phần đất đai cho Nhà nước họ sẽ thu lợi sau khi đường sá được mở mang do

giá trịnhà, đất của họ sẽ tăng lên. Về việc này, ông Phạm Quang NghịBí thư Thành

uỷ Hà Nội đánh giá: Chủtrương, chỉđạo thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đô thị

và xây dựng hạ tầng của Đà Nẵng thể hiện sự nhất quán, kiên quyết, thống nhất trong các cấp, ngành và tập trung vào một đầu mối. Đồng thời thể hiện tính năng động, sáng tạo trong việc dự liệu những vấn đề phát sinh trong cơ chế kinh tế thịtrường, sử dụng quỹđất đai để tạo ra giá trị, điều hoà các lợi ích, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Việc làm trên của thành phốđã đồng thời đạt được 3 mục tiêu sau:

- Khai thác quỹđất hai bên đường có thểbù đắp chi phí cho dự án gồm cả tiền

làm đường lẫn tiền bồi thường, không còn tình trạng 80% chi phí dự án dành cho bồi

thường, hỗ trợvà tái định cư;

- Không xảy ra bất công bằng trong thu hồi đất đai vì không xảy ra trường hợp

người có đất trước đây ở mặt tiền nay thuộc lộ giới thì mất hết, người trước đây ở phía sau nay lại được ra mặt tiền và được giá đất tăng lên rất cao;

- Hai bên đường sẽ được quy hoạch lại hiện đại, không để có những nhà siêu mỏng như Hà Nội. Ví dụ, một con đường dự kiến lộ giới 50 m thì phải lên kế hoạch thu hồi 150m, Nhà nước sẽ quy hoạch 2 bên đường để khai thác hợp lý, người có đất ở

phía sau vẫn cứ ở phía sau. Cách làm này bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và

môi trường.

Hai là, thành phố Đà Nẵng sớm ban hành rõ ràng đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại đất đai, từng vị trí đất đai, từng loại nhà cửa, vật kiến trúc, từng loại cây cối, hoa màu… tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát của người dân.

Ba là, trong công tác giải phóng mặt bằng, ngoài các chính sách chung do Nhà

nước quy định, thành phố cũng có những vận dụng sáng tạo cho phù hợp với tình hình sử dụng đất đai tại địa phương, tập quán sinh sống của người dân từng vùng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Việc làm này đảm bảo sự công bằng, khách quan và có tính chất động viên, khuyến khích người bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Bốn là, ở mỗi dự án thành phố đều thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng. Nếu là dự án lớn liên quan đến nhiều quận, huyện thì do một phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm Chủ tịch hội đồng, các chủ tịch quận, huyện làm phó. Với các dự án vừa và nhỏliên quan đến nhiều quận, huyện thì ranh giới dự án thuộc địa phương nào

sẽ do địa phương đó làm Chủ tịch Hội đồng. Nếu dự án nằm gọn trong địa bàn một quận, huyện thì do chủ tịch quận, huyện đó đảm nhiệm, các chủ tịch các xã, phường

định cư đều có sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương từ lúc bắt đầu cho

đến khi kết thúc dự án.

Năm là, thành phố Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước có lịch tiếp dân của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố theo định kỳhàng tháng để lắng nghe nguyện vọng, giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân. Các buổi tiếp và trả lời chất vấn công dân được truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi, tham gia ý kiến.

Điều này, thể hiện rõ sự quan tâm và chịu trách nhiệm rất cao của người đứng đầu thành phố.

1.2.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ chí Minh là trung tâm văn hoá chính trị của các huyện phía Nam, rất năng động trong phát triển kinh tế và hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường. Trong giai đoạn 2014, rất nhiều doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã nêu ý kiến ủng hộ mạnh mẽ cơ chế thỏa thuận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp

thương thảo trực tiếp với người có đất. Sau năm 2014 nhiều dự án thuộc diện Nhà

nước thu hồi đất nhưng đã tự nguyện xin được áp dụng cơ chế thỏa thuận (Báo cáo của Bộ Tài chính, 2007).

Thành phố Hồ chí Minh là địa phương có diện tích đất chuyển sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp lớn nhất so với các địa phương trong cả nước. Giai đoạn 2011- 2015 chuyển khoảng 12.000ha đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất công nghiệp dịch vụvà khu đô thị.

Lãnh đạo thành phố đã có cách tiếp cận đất đai rất phù hợp với kinh tế thị trường. Trên cơ sở ý kiến của người dân, từđầu năm 2014, Hội đồng nhân dân thành phốđã có nghị quyết thực hiện bồi thường vềđất theo giá thịtrường và cần phải có sự tham gia định giá của các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thẩm định

giá đất. Đến nay, tất cả các trường hợp bồi thường về đất đều được các tổ chức cung cấp dịch vụ bất động sản thực hiện thẩm định giá và đó là cơ sởđể Ủy ban nhân dân thành phố quyết định vềgiá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hiện nay, ở

thành phố Hồ Chí Minh có 02 tổ chức cung cấp dịch vụ thẩm định giá chủ yếu là

Trung tâm tư vấn dịch vụ thẩm định giá- đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính và Trung tâm thẩm định giá miền Nam - một đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính Thành phố HồChí Minh. Theo giám đốc các Trung tâm này thì:

Cơ chế định giá phù hợp với thị trường trước khi Ủy ban nhân dân thành phố

quyết định giá để tính bồi thường là cách triển khai rất khách quan, bảo đảm được tính

Giá đất nông nghiệp được xác định theo phương pháp thu nhập không phù hợp với giá đất trên thịtrường, nhất là trường hợp đất nông nghiệp đã có quy hoạch chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

Áp dụng phương pháp so sánh đểđịnh giá đất phi nông nghiệp khi đã có dự án

đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn vì khó tìm ra được đất phi nông nghiệp tương tự với dựán đầu tư tương tự.

Người bị thu hồi đất cũng sử dụng dịch vụđịnh giá từ các tổ chức dịch vụ công

nhưng hiện nay chúng ta chưa có quy định về cách thức giải quyết các tranh chấp về giá sau định giá giữa các tổ chức.

Thành phố Hồ chí Minh cũng là nơi đã chấp nhận nhiều doanh nghiệp ngoài

nhà nước tham gia dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phốđã cho phép Tổng Công ty bồi thường, giải phóng mặt bằng- một doanh nghiệp cổ phần được cung cấp dịch vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng như một mô hình thí điểm. Sự thực đây là mô hình mới, doanh nghiệp ngoài

nhà nước được cung cấp dịch vụđể làm cầu nối giữa cơ quan nhà nước với người dân bị thu hồi đất. Trong phỏng vấn trực tiếp, Giám đốc Tổng Công ty nói rằng: Tổng công ty

đã cung cấp dịch vụ bồi thường, hỗ trợvà tái định cư để giải phóng mặt bằng cho 4 dự

án lớn, hiện Tổng Công ty hoạt động rất hiệu quả. Hiện Tổng công ty đã nhận đặt hàng của nhiều doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp nhà nước mà của cả các doanh nghiệp không phải của nhà nước. Thời gian thực hiện luôn ngắn hơn thời gian do bộ máy nhà nước thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)