3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán một số chỉtiêu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích thông tin thu thập được bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích so sánh chuyên sâu.
* Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, hiện trạng tài nguyên đất, thực trạng các nguồn lực sinh kế tại các địa phương.
* Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc phân các nhóm hộ theo các tiêu chí, chúng ta sẽ so sánh các nhóm hộ với nhau. Trên cơ sởđó phân tích được mức độảnh
hưởng, nguyên nhân của hạn chế giữa các nhóm hộ.
* Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu và thông tin phỏng vấn được, đểphân tích định tính và định lượng các vấn đềliên quan đến sựthay đổi tài nguyên, các nhân tốảnh hưởng đến các nguồn vốn sinh kế.
2.3.3. Phương pháp phân tích sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững:
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (2003)
Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững. Để thực hiện điều này chúng ta sử
dụng công cụ mang tên “Khung sinh kế bền vững”. Khung sinh kế bền vững được Cơ
yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người dân. Khung này không chỉ đơn thuần là công cụphân tích. Người ta xây dựng nó với dụng ý nó sẽ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững. Chúng ta sẽ phân tích các yếu tố tạo thành “khung sinh kế bền vững"trong mục tiếp theo.
Các yếu tố tạo thành khung sinh kế bền vững:
- Khảnăng dễ bị tổn thương:
Khung hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường bên ngoài mà trong môi trường
đó sinh kế con người và các tài sản sẵn có của họ bị ảnh hưởng cơ bản, vừa tích cực vừa tiêu cực, bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính mùa vụ mà họ hạn chếđược hoặc không thể nào kiểm soát được.
- Tài sản sinh kế: Tài sản quốc gia là khái niệm dùng để chỉ kho tàng tài nguyên
thiên nhiên mà lưu lượng tài nguyên và các dịch vụ có ích cho sinh kế bắt nguồn từđó.
Các ví dụ về tài sản quốc gia: Rừng, đất, nước, quần thểđộng thực vật,…
- Nguồn lực con người: Đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn lực con
người thể hiện kĩ năng, kiến thức, năng lực đểlao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp
con người theo đuổi những chiến lược sinh kếkhác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế
của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất
lượng lao động sẵn có; yếu tốnày thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kĩ năng lao động, khảnăng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe,...
- Nguồn lực tài chính: Đây là yếu tố trung gian cho sựtrao đổi có ý nghĩa quan
trọng đối với việc sử dụng thành công các yếu tố tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng đểđạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên.
• Nguồn sẵn có: tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tín dụng,… • Nguồn vốn vào thường xuyên: trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà
nước hoặc các khoản tiền gửi.
- Nguồn lực vật chất: Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất. Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi
trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và đem lại nhiều lợi ích hơn. Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con
người sử dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụđó có thể do một
cá nhân hay nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối với các thiết bị phức tạp.
- Nguồn lực xã hội: Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi
các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các
mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN