Điều kiện tự nhiên Kinh tế xã hội huyện Tân Kỳ giai đoạn 2015 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 2019 (Trang 34 - 39)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý

Tân Kỳ là huyện miền núi thấp của tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh khoảng 90 Km về phía Tây Bắc, có tọa độ từ 18058’ đến 19032’ vĩ độ Bắc và từ 105002’ đến 105014’ kinh độ Đông.

Phía Đông giáp với huyện Yên Thành và huyện Quỳnh Lưu Phía Bắc giáp với huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp

Phía Tây giáp với huyện Anh Sơn Phía Nam giáp với huyện Đô Lương.

Sơ đồ hành chính huyn Tân K, tnh Ngh An

huyện có dân số lớn thứ 9 trong tổng số 20 huyện, thị, thành trong tỉnh); Là trung tâm phát triển giao lưu văn hóa giữa dân cư các xã vùng đồng bằng với các xã miền đồi núi, giữa vùng văn hóa dân tộc Kinh với các dân tộc (Thái, Thổ) anh em.

- V tài nguyên đất: Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được bồi hàng năm: 3.084,0 ha, chiếm 4,23%; phân bố dọc theo hai bên Sông con. Nhóm đất vàng: 1.312,0 ha, chiếm 1,80%; Nhóm đất lúa vàng vùng đồi núi: 1.470,0 ha, chiếm 2,02%; Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi: 1.242,0 ha, chiếm 1,70%. Đất Feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét: 2.311,0 ha, chiếm 3,17% diện tích tự nhiên của huyện.

Ngoải ra còn có các loại đất Feralit đỏ vàng trên đá Mác ma axít: 6.196,0 ha, chiếm 8,50%; Đất Feralit phát triển trên đá vôi: 8.332,0 ha, chiếm 11,43%; Đất Feralit đỏ vàng trên đá cát kết: 3.286,0 ha, chiếm 4,51% diện tích tự nhiên của huyện.

- V tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Trữ lượng nguồn nước mặt của huyện tương đối dồi dào với lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.000 mm/năm, sông Con chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 65 km, tổng chiều dài các khe suối đổ về sông Con khoảng gần 400 km (trong đó có 6 nhánh khe lớn có nước quanh năm: khe Loà, khe Lá, khe Sanh, khe Thiềm, khe Thần và khe Cừa).

Tổng trữ lượng nước của các hồ đập là 47,22 triệu m3. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lượng nguồn nước mặt của huyện có sự khác biệt giữa các vùng. Các xã có địa hình tương đối bằng phẳng (chủ yếu nằm dọc hai bên bờ sông Con) có trữ lượng nguồn nước mặt trong năm tương đối cao, các xã còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Nguồn nước ngầm: Có trữ lượng tương đối dồi dào, chỉ trừ một số khu vực thuộc địa bàn 2 xã Tân Hợp và Giai Xuân có mực nước ngầm thấp, không đào được giếng khoan nên thường thiếu nước sinh hoạt về mùa hè.

- V tài nguyên khoáng sn

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện hiện có: Đá vôi là một nguồn tài nguyên rất quý của Tân Kỳ, không chỉ có trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở Lèn Rỏi

(khoảng 2,8 tỷ tấn) mà đá vôi Tân Kỳ còn có chất lượng khá tốt để phục vụ sản xuất xi măng. Tân Kỳ cũng có mỏ sét Lèn Rỏi làm phụ gia xi măng với trữ lượng trên 760 triệu tấn và nhiều khoáng sản quý khác như đá Granite, đá trắng, đá marble ở Đồng Văn, Tiên Kỳ, Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân...

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các loại tài nguyên khoáng sản khác, song chưa được điều tra, đánh giá kỹ về chất lượng, trữ lượng như: đá ốp lát, cát sỏi xây dựng, than bùn ...

- V tài nguyên nhân văn

Dân số trung bình năm 2019 của huyện là 136.410 người, bao gồm 3 dân tộc là: Kinh, Thái và Thổ, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn hơn 80% dân số của huyện. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo nên cho huyện một nền văn hoá đa dạng về bản sắc.

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, huyện Tân Kỳ đã từng là khu căn cứ của Lê Lợi ở thế kỷ XV, của vua Lê Duy Mật ở thế kỷ XVIII. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Tân Kỳ là nơi tập trung đóng quân của Sư đoàn 316, Trường Sư phạm miền núi, Sư phạm mẫu giáo Nghệ An...

Địa bàn huyện hiện có 17 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng (01 di tích cấp Quốc gia; 01 di tích cấp tỉnh và 15 di tích danh thắng cấp huyện, xã), trong đó có các di tích quan trọng như: Km số 0 đường Hồ Chí Minh (Thị trấn Tân Kỳ); Đình Làng Sen (xã Nghĩa Đồng).

Tân Kỳ là nơi hội tụ của các làn điệu dân ca hát Khắp, hát Lăm, hát Nhuôm của đồng bào dân tộc Thái; hát Nhà tơ, hát Giao duyên, hát Tập tềnh, Tập tàng của đồng bào dân tộc Thổ. Ngày nay các truyền thống văn hoá tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc luôn được người dân trong huyện trân trọng, gìn giữ và phát huy.

Tuy vậy, Tân Kỳ vẫn là huyện nghèo đang gặp nhiều khó khăn, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch, kinh tế tăng tưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, trong những năm qua việc đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương qua các chương trình dự án như: Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,… và nguồn vốn đầu tư phát triển; lao động thiếu việc làm còn lớn, đời sống

của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn, an ninh vùng đặc thù còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, khó lường.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

- Tốc độ tăng trưởng:

Với những nổ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhân dân đã đoàn kết, tích cực phấn đấu, góp phần quyết định vào phát triển kinh tế trên các lĩnh vực Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ nên tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2015 - 2019 của huyện Tân Kỳ đã đạt được 9,1%.

- Tng giá tr sn xut (theo giá so sánh 2010):

Tổng giá trị sản xuất (GTSX) của huyện tính theo giá so sánh 2010 tăng từ 2.843.758 triệu đồng năm 2010 lên 4.115.409 triệu đồng năm 2018.

Mặc dù đạt được kết quả khá khả quan nhưng tốc độ tăng trưởng chưa có sự bứt phá, do xuất phát điểm ban đầu thấp, ảnh hưởng suy thoái kinh tế tác động mạnh, phát triển công nghiệp (nhất là xi măng - yếu tố đột phá đang tạm dừng và có thể dừng lâu dài). Do vậy, trong tương lai nếu chỉ duy trì mức tăng trưởng như hiện nay thì Tân Kỳ không thể phát triển kinh tế, nhất là về Công nghiệp và Dịch vụ để tăng GTSX đạt được mục tiêu cũng như các chỉ tiêu kinh tế quy hoạch đã đề ra.

Trong những năm trở lại đây, nhờ sự giúp đỡ của Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh; sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp, sự điều hành của Chính quyền, sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong huyện, với chủ trương chính sách phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh của huyện, trong đó tập trung lớn đầu tư vào xây dựng cơ bản nên huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:

Bảng 3. 1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Tân Kỳ giai đoạn 2015 - 2019 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Giá trị sản xuất (giá thực tế) Tr.đ 3.940.257 4.299.056 4.703.762 5.133.457 5.669.537 Nông nghiệp " 1.473.157 1.581.636 1.682.890 1.718.795 2.059.916 CN-XD " 1.604.451 1.733.107 1.876.582 2.141.321 2.282.514 TM-DV " 862.649 984.313 1.144.290 1.273.341 1.327.107 2 Giá trị sản xuất (giá 2010) Tr.đ 3.249,015 3.434.369 3.647.642 3.895.201 4.115.409 Nông nghiệp " 1.109.512 1.205.938 1.267.332 1.299.535 1.362.402 CN-XD " 1.367.028 1.415.029 1.495.227 1.646.828 1.755.286 TM-DV " 673.478 813.402 885.083 948.838 997.721

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Kỳ

Đến cuối năm 2019 các tuyến đường trên địa bàn huyện vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới; trường học đang dần được xây dựng kiên cố và xóa bỏ phòng học tạm. Hệ thống bệnh viện, trạm xá được nâng cấp.

Về sản xuất Nông lâm nghiệp cơ bản đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, tiếp tục tạo được sự thay đổi về cơ bản diện mạo nông thôn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Bước đầu đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, góp phần hình thành một số vùng sản xuất cây lương thực, chăn nuôi bán công nghiệp và các mô hình kinh tế nhỏ của các địa phương.

Đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, nhân dân và người nghèo, làm thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa canh, đa con. Tăng diện tích khai hoang ruộng nước, diện tích gieo cấy hai vụ ngày càng được mở rộng.

biệt là hệ thống đường giao thông, cấp nước, điện lưới quốc gia, trường học và hệ thống thông tin viễn thông; các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các mô hình sản xuất hàng hóa, vùng sản xuất tập trung trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã bước đầu được áp dụng, mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các chính sách có tác động tích cực làm thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, đã làm giảm tình trạng di cư tự do, chặt phá rừng làm nương.

Mạng lưới trường, lớp đã được sắp xếp lại phù hợp với tình hình thực tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục ở vùng cao; gắn liền với việc sắp xếp mạng lưới là việc sắp xếp đội ngũ hiệu quả, quan tâm ưu tiên biên chế cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa. Chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh lưu ban, học sinh bỏ học đã giảm đáng kể, khẳng định chất lượng giáo dục đã từng bước được nâng lên. Giữ vững, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xoá mù chữ; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đúng lộ trình.

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở ngày càng được quan tâm, cơ sở vật chất trang thiết bị khám chữa bệnh được đầu tư và nâng cấp. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nâng cao.

Tình hình an ninh chính trị, quốc phòng các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cơ bản được đảm bảo, ổn định, không để xảy ra những điểm nóng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 2019 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)