Từ ngữ, hình ảnh giàu tính biểu cảm, tính hình tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn xuân diệu trước năm 1945 từ góc nhìn thể loại (Trang 56 - 64)

Lép Tônxtôi quan niệm: “Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người, một ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấm và soi sáng. Nhà thơ chân chính là người dù không muốn và phải chịu đau đớn vẫn đốt cháy mình lên và đốt cháy những người khác”. Nhà thơ Sóng Hồng cũng cho rằng: “Người làm thơ phải có tình cảm nồng nhiệt, nồng cháy trong lòng. Thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những lời thơ vang lên nhạc điệu khác thường” [38, tr.18]. Từ đó xem ra không có trạng thái rung cảm mạnh mẽ thì không thành thơ, không ra thơ. Ngôn ngữ truyện ngắn Xuân Diệu thể hiện trước hết ở lối biểu đạt lặp lại. Đây

là sức mạnh, là ưu thế tạo nên tiết tấu, nhạc cảm cho tâm trạng và âm hưởng trữ tình cho tác phẩm.

Trong tập truyện Phấn thông vàng của Xuân Diệu, phép lặp được dùng rất nhiều và tỏ ra rất hữu hiệu. Trong sáng tác của Hồ Dzếnh, Thạch Lam, phép lặp thường xuất hiện rất ít, và thường chỉ làm nhiệm vụ tạo ra âm hưởng để người đọc đi vào tâm cảnh. Trong truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam viết “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái ngoài đồng theo gió nhẹ đưa vào” [63, tr.l54]. Ngược lại, trong sáng tác của Xuân Diệu, lặp không chỉ tạo tâm cảnh, mà còn là yếu tố nghệ thuật có chủ đích, xuyên suốt tác phẩm, dẫn dắt ý tưởng, thể hiện tình cảm. Sự lặp ấy được thể hiện ở hai cấp độ nghệ thuật: lặp từ (điệp từ) và lặp ngữ (điệp ngữ).

Phép lặp từ là biện pháp nghệ thuật được Xuân Diệu sử dụng rất nhiều trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng (hầu như tác phẩm nào cũng có). Trong tập truyện ngắn của Xuân Diệu, từ ngữ được lặp không dàn trải, xuyên suốt trong các tác phẩm như Vũ Bằng, mà lặp riêng ở từng tác phẩm; ở ngay chính vấn đề tác giả đề cập tới. Đọc các tác phẩm Vũ Bằng, từ “nhớ” được lặp xuyên suốt trong các tác phẩm từ Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội đến Món lạ miền Nam và nhiều tác phẩm khác. Mỗi từ “nhớ” được diễn tả ở nhiều cung bậc khác nhau, trong tâm trạng của một người xa xứ như Vũ Bằng “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt yêu thương... nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn” [12, tr.12]. Đến Món lạ miền Nam thì “nhớ không biết bao nhiêu! Mà nhớ gì? Nhớ tất cả, mà không nhớ gì rõ rệt” [10, tr.102].

Với Xuân Diệu, người gắn bó mật thiết với đời, bất cứ một hình ảnh, một ấn tượng nào, một cảm xúc nào của cuộc sống đều được ông đón nhận với tình cảm chân thành nhất. Xuân Diệu nói nhiều điều chứ không chỉ xoáy sâu vào một mình nỗi “nhớ” như Vũ Bằng. Các điệp từ “đói”, “buồn”,

“thương”, “sợ”… là một kiểu thể hiện cách cảm của Xuân Diệu về cuộc đời, về con người. “Chao ôi đói, đói, đói không rên được, đói đi không nổi, đói lử cả người, đói…” [1, tr.142]; “Ai ở trên trời đổ xuống từng triệu thúng buồn? Có phải tôi buồn đâu. Chính trời đương làm chủ động trong màn buồn… buồn xa mà không biết mình buồn….” [1, tr.28]. “Sợ vấp, sợ đụng chạm, sợ té ngã, sợ bị nghe. Sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng, sợ mình, sợ người” [1, tr.73].

Phép điệp ngữ là biện pháp nghệ thuật cũng được Xuân Diệu sử dụng nhiều trong tập truyện ngắn. Trong Truyện cái giường, Xuân Diệu lặp lại cấu trúc “nào những”: “Nào những đêm thao thức...nào những mộng cuồng bạo, nào những bóng trăng… nào những hơi gió thổi... nào những đêm vui... nào những đêm cưới... nào những phen nhớ ai... nào những lúc chỉ ốm xoàng… nào những cơn đau bất tĩnh... nào những đêm ho khù khụ, nào những đêm chảy mồ hôi” [1, tr.193], với việc lặp lại cấu trúc “nào những”, nhà văn muốn nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về giá trị của “cái giường” đối với cuộc sống của con người, đồng thời là sự “vênh vang kiêu hãnh” khi còn sùng ái “lúc nào thân mật, lúc nào thảm thê, cái giường cũng sẵn sàng nâng đỡ” [1, tr.194]. Trong Tỏa nhị kiều, cấu trúc “không chịu” được lặp lại nhiều lần như càng tô đậm ấn tượng về cuộc sống tẻ nhạt, như “Ao đời bằng phẳng”, trong xã hội ngột ngạt, “thiếu hương người”, “Đá không chịu lởm chởm, mà chỉ hơi gập ghềnh. Nhà không chịu xấu, không chịu tối, mà lại chưng một vẻ phong lưu nghèo nghèo một tí. Ánh sáng không chịu sáng” [1, tr.160].

Những điệp ngữ: “nào những”; “không chịu”, được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn . Có khi, nó xuất hiện để mở màn, dẫn dắt từng đoạn văn trong cả bài, chứ không chỉ tồn tại ở trong một đoạn văn. Chẳng hạn như tựa đề trong truyện ngắn Cái hỏa lò, cũng chính là điệp ngữ được lặp trong cả truyện ngắn (12 lần). Điều đó cho thấy sự lặp lại này có chủ đích - tạo sự ngân nga, trầm bổng và làm cho truyện ngắn giàu chất nhạc, chất tạo hình, biểu

cảm hơn. Hiện tượng này xuất hiện trong các tác phẩm khác như: Phấn thông vàng (8 lần); Cái giây (6 lần); Cái giường (28 lần).

Truyện ngắn Xuân Diệu giống như những bài thơ triền miên cảm xúc. Ở đó, chúng ta bắt gặp một thứ ngôn từ rất giàu sắc thái biểu cảm, “một ngôn từ thường trực khả năng “lên cơn sốt” cảm xúc với những con sóng tràn bờ”

[29, tr.22]. Đọc tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu, chúng ta thấy tác giả thường sử dụng từ láy để diễn đạt những trạng thái cảm xúc của nhân vật. Từ láy là loại từ thuần Việt có khả năng gợi hình, gợi thanh và khả năng biểu cảm rất cao. Khả năng biểu đạt tuyệt vời của loại từ này được Xuân Diệu phát huy hiệu quả trong từng tác phẩm. Chúng không chỉ giúp nhà văn thể hiện chính xác, tinh tế những cảm giác, cảm xúc của nhân vật mà còn tạo ra âm điệu cho câu văn. Trong câu văn: “Chiều với rừng lặng lẽ; nhưng sắc vàng phảng phất âm thanh, nắng là một sự hiển hiện rõ rệt và đều hòa, tưởng có thể gõ vào không khí ở trên đầu để nghe sự im lặng rung rinh, xao xuyến” [1, tr.14]. Câu văn ngắn gọn, có tới bốn từ láy với đầy đủ giá trị biểu đạt: vừa gợi được âm thanh (lặng lẽ), vừa gợi được hình ảnh (phảng phất, rung rinh) đặc biệt gợi được rất nhiều cảm giác, cảm xúc (xao xuyến). Chúng còn đem đến cho câu văn một âm điệu trầm bỗng nhịp nhàng, cân đối, hài hòa. Nó là minh chứng cho việc sử dụng tài tình từ láy của Xuân Diệu.

Trong truyện ngắn Thương vay, tác giả sử dụng một lớp từ láy đa dạng, phong phú để phô diễn các cung bậc cảm xúc của nhân vật: “phấp phới”, “ảo não”, “thất thểu”, “mơ màng”, “thẩn thơ”, “ngớ ngẩn”, “rùng rợn”, “sợ sệt”, “rung rẩy”, “đau đớn”,… Tất cả góp phần dệt nên một bầu cảm xúc bao phủ, lan tỏa khắp câu chuyện. Nghệ thuật sử dụng từ láy trong tác phẩm, phải nhắc đến Kim Lân - nhà văn có biệt tài sử dụng từ láy. Những từ láy được ông sử dụng khéo léo tạo được hiểu quả thẩm mĩ to lớn cho những trang viết của mình. Trong Vợ nhặt: “Một buổi chiều người trong xóm thấy Tràng về cùng

một người đàn bà nữa. Mắt hắn có gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai con mắt thì sáng lấp lánh. Hắn cứ lúng túng tay nọ xoa xoa tay vào vai kia đi bên người đàn bà… Lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng”. “Ngoài đầu ngõ có người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào… Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi: - Có việc gì thế? Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng phấp phỏng hơn” [41, tr 24-27]. Ở đây, Kim Lân thành công trong việc sử dụng các từ láy để vừa có thể gợi tả dáng vẻ vừa có thể bộc lộ rõ các nét tâm trạng, tình cảm của nhân vật. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy trong số các từ láy Kim Lân sử dụng, những từ láy có chức năng gợi hình có số lượng nhiều hơn các từ láy có chức năng gợi cảm. Chính khả năng tạo hình của các từ láy giúp cho diện mạo nhân vật trở nên rõ ràng hơn, tính cách đầy đặn hơn.

Ngược lại Xuân Diệu thường sử dụng từ láy có chức năng gợi cảm nhiều hơn các từ láy có chức năng gợi hình. Điều này phù hợp với thiên hướng tập trung đi sâu miêu tả cảm giác, phô diễn nội tâm của ông. Vì vậy, nhân vật của ông thường là nhân vật trữ tình. Những cảm giác, cảm xúc bên trong nhân vật thường được miêu tả, thể hiện trực tiếp. Chẳng hạn: - “Ôi sung sướng đi qua giữa phố, khiến nghìn con mắt phải ngước lên cho tới, để ngợi khen tôi và ganh tị chủ mới của tôi! Mặt trời hôm ấy đỏ vàng, ánh buổi sáng chạy lượn trên mình ngời chói. Hồi hộp khi nghe tiếng thở của phu kéo, mơ mộng khi nghĩ đến cuộc đời mới đang chờ tôi và rung rinh mỗi khi xe gặp một khoảng đường gồ: sao sự sống linh đình mà vui tươi thế” [1, tr.187] - “Sơn não nùng bước đi, nhưng người ta đau đớn ngoảnh mặt tránh một cách thê thảm” [1, tr.146]. - “Sợ sệt và ngại ngùng như sẽ có một điều không hay

xảy đến vì sự bạo gan” [1, tr.173]. Như vậy, từ láy thường được Xuân Diệu sử dụng để thể hiện những trạng thái tâm hồn của nhân vật. Với khả năng biểu cảm cao, những từ láy này góp phần làm tăng tính trữ tình cho tác phẩm.

Ngôn ngữ đầy chất thơ của Xuân Diệu còn thể hiện ở việc nhà văn rất hay sử dụng các phương thức chuyển nghĩa đồng đẳng thông qua các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chuyển đổi cảm giác,…

Xuân Diệu có nhiều những ẩn dụ độc đáo đến không ngờ. Để diễn tả sự hẹn hò trong Cái giây, nhà thơ sáng tạo một hình ảnh làm sững sờ “Nếu không, em đã gởi theo lối con chim xanh nhỏ của chúng mình, chứ không mượn nhà bưu chính” [1, tr.37]. Lối “con chim xanh” là hình ảnh ẩn dụ rất hay được Xuân Diệu sử dụng để nói về nơi hẹn hò của Hứa và Thu, của hai người đang yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ. Vẻ đẹp cường tráng của tuổi thanh niên được nhà văn khái quát bằng một hình ảnh không chỉ tuyệt đúng mà còn tuyệt lạ “Bọn mình còn trẻ, còn xanh, sức lực quá giàu chỉ chờ tiêu bớt. Lửa mùa xuân sôi nổi, bồng bột lắm mà” [1, tr.72]. Cái rạo rực, sôi nổi của tuổi trẻ được nhà văn cảm nhận bằng hình ảnh đẹp “… ấy là khi những lòng xanh nghe máu ào tới, rạo rực, ấm áp vô cùng” [1, tr.191]. Những cách thức chuyển nghĩa mang ý ngầm đó đã mang đến cho người đọc những liên tưởng thú vị để rồi không ai không thừa nhận: thật khó có thể nói đúng và hay hơn nhà văn Xuân Diệu!

Trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng, Xuân Diệu hay nói đến màu đen. Trong Phấn thông vàng là màu đen của mái tóc chàng họa sĩ “Có lẽ ai nấy đã gặp chàng họa sĩ tóc đen ấy chứ” [1, tr.14], mái tóc “đen” này là mái tóc của một chàng họa sĩ đang trẻ trung, tràn đầy sức sống, cần được yêu và khao khát yêu rất nhiều. Và chỉ có mái tóc “đen” cũng đủ lột tả hết vẻ đẹp ngoại hình cũng như tính cách của chàng. Màu đen cho ta nhận biết được tuổi trẻ đồng thời cho ta thấy được sự lịch lãm, tài hoa, tinh tế của chàng. Mái tóc

ấy trải nhiều cuộc tình đổ vỡ, điều đó cho ta thấy sự non nớt của chàng trong tình yêu và mái tóc đen khi đi lẫn vào trong rừng thông bỗng trở nên lạc lõng trước sắc “vàng”, trước cuộc đời đang trôi chảy.

Trong Thương vay, màu đen được sử dụng đậm nét để làm nổi bật tác phẩm. Đó là hình ảnh không gian đen ngập cả trời cao “Trí tôi thấy - tuy mắt tôi không - những lớp bóng càng ở trên càng nhạt một tí, và cái đen tối cứ lên hoài, cho đến lúc ngập cả trời cao” [1, tr.26]. “Cái đen” là màu đen của đất, của những ngôi nhà, của những cây xanh. Vạn vật đang chìm trong bóng tối, đang bị bóng tối bao phủ. Đó cũng chính là cuộc sống của những con người trên đường Nam Giao. Họ đang sống một cuộc sống vô vị, buồn tẻ và vô hồn như cái máy, và chỉ một màu đen thôi cũng cho ta đồng cảm và xót thương rất nhiều những mảnh đời “thương vay”. Đọc Thân thể ta cũng sẽ bắt gặp màu đen “Thân thể ta trên một con đường chuồi, chỉ chực xuống thấp, thấp đen, đen tối” [1, tr.76]. Thân thể ở đây đang có sự tha hóa, tiêu phá của một thời ăn chơi, vụng dại, thân thể ấy đang bị phá hoại trầm trọng, đang lao xuống vực. Màu “đen” của sự nhắc nhở, màu “đen” báo động để các chàng trai ý thức lại và suy nghĩ về cách sống của mình. Nên tránh xa những ham muốn tầm thường, những dục vọng thôi thúc, nên để cơ thể mình trở nên sạch sẽ. Có thể thấy, những hình ảnh ẩn dụ chính là những mã ngôn ngữ kiến lập thông tin mỹ học, đồng thời cũng làm cho tác phẩm mang đặc trưng hàm súc của thơ.

Xuân Diệu thiết tha giao cảm với đời, với mọi khía cạnh của cuộc sống Và thiên nhiên là một phần không thể thiếu trong cái nền giao cảm ấy. Thiên nhiên chính là sản phẩm nghệ thuật vô giá, bởi vậy thiên nhiên luôn làm cho con người hấp dẫn mê say. Xuân Diệu rất yêu thiên nhiên, “say đắm cảnh đời” cũng như “say đắm tình yêu”. Tâm hồn thi sĩ chan hòa đắm đuối giữa thiên nhiên: trăng, hoa, sương, gió… nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằng lối riêng của mình, ông nhìn thiên nhiên qua lăng kính ái ân. Xuân Diệu rất hay

nhân hóa thiên nhiên, mang đến cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính con người, làm cho thiên nhiên đẹp trội lên, xuất phát từ tình yêu thiết tha của ông đối với thiên nhiên. Chỉ cần một đoạn văn ngắn, bạn đọc dễ dàng bắt gặp không ít những nhân hóa gợi cảm “tạo vật đương tắm ái tình (…) cây cối đu đưa (…) những buổi chiều khơi trêu lơi lả. Gió trăng không ngây thơ; gió trăng hữu ý (…) Phong cảnh đương khoái lạc” [1, tr.65]. “Bóng trăng trong cũng thở những ý điếm đàng” [1, tr.69].

Chịu ảnh hưởng thuyết tương hợp của Baudelaire, Xuân Diệu mài sắc tất cả các giác quan, chuyển đổi các cảm giác để thụ cảm hoàn toàn cái đẹp của thế giới tâm tưởng tạo nên một sự cộng hưởng giữa màu sắc, âm thanh, hương thơm, ánh sáng… Đây: “lời êm dịu”, “lời dịu ngọt”, “mùa êm ái”; kia: “lòng đắng cay”, “tiếng ảo não”; rồi thì “mưa bay mảnh khảnh dịu dàng”, “bóng trăng có vị đắng cay”, “sắc vàng phảng phất âm thanh”, “bầu trời vang rộng những tiếng đàn hát” v.v…

Cùng với những ẩn dụ, Xuân Diệu sử dụng thủ pháp so sánh thường xuyên và liên tục. So sánh là biện pháp dùng nhiều trong văn chương, và cũng là biện pháp được Xuân Diệu sử dụng một cách tối đa trong các sáng tác của mình. So sánh là một lối diễn tả truyền thống, nhờ nó người đọc tìm thấy được những dấu vết thẩm mĩ thời đại hay một phong cách cá nhân. Nhờ phép so sánh, sự vật, hiện tượng trở nên rõ ràng (qua đối chiếu hai sự vật, hai đối tượng A (cái so sánh), với B (cái được so sánh). Đọc tập truyện ngắn Phấn thông vàng, chúng tôi thấy trong phép so sánh, từ nối giữa A với B thường là từ “như”. Đặc biệt Xuân Diệu ít dùng từ so sánh “tựa như, chừng như”, như một số nhà văn khác như Thạch Lam,Vũ Bằng. Trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng, A (cái so sánh) thường không rõ ràng, nó thường là những vật thể vô tri hay những âm sắc vô hình; còn B (cái được so sánh), thường là tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn xuân diệu trước năm 1945 từ góc nhìn thể loại (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)