Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA CHUẨN của SINH VIÊN đại học CHÍNH QUY KHÓA 15 TRƯỜNG đại học điều DƯỠNG NAM ĐỊNH năm 2020 (Trang 28 - 29)

2.6.1. Công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Vũ Thị Thu Thủy (2018) [13] và dựa trên nội dung về “Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh” [4] và “Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn” [3].

Nội dung của bộ câu hỏi gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Từ câu A1 đến câu A6 Phần II: Các nội dung về phòng ngừa chuẩn gồm:

+ Vệ sinh tay: 19 câu: Từ câu B1 đến câu B19

+ Phòng hộ cá nhân: 14 câu: Từ câu B20 đến câu B33

+ Tiêm an toàn, phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn: 6 câu: Từ câu B34 đến câu B39.

+ Vệ sinh khi ho và vệ sinh hô hấp: 5 câu: Từ câu B40 đến câu B44 + Sắp xếp người bệnh thích hợp: 3 câu: Từ câu B45 đến câu B47 + Xử lý dụng cụ y tế: 5 câu: Từ câu B48 đến câu B52

+ Xử lý đồ vải: 5 câu: Từ câu B53 đến câu B57 + Bảo vệ môi trường: 5 câu: Từ câu B58 đến câu B62 + Quản lý chất thải y tế: 5 câu: Từ câu B63 đến câu B67 2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu

 Tiến trình thu thập số liệu

+ Bước 1: Lựa chọn các sinh viên đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.

+ Bước 2: Các sinh viên được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin của bộ câu hỏi.

+ Bước 3: Khảo sát kiến thức của sinh viên về phòng ngừa chuẩn bằng bộ câu hỏi tự điền thông qua Bộ câu hỏi nghiên cứu: địa điểm thu thập tại giảng đường, và thời gian trả lời bộ câu hỏi: 20 – 30 phút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA CHUẨN của SINH VIÊN đại học CHÍNH QUY KHÓA 15 TRƯỜNG đại học điều DƯỠNG NAM ĐỊNH năm 2020 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)