Lồng ruột cấp tính là một cấp cứu ngoại khoa do 1 đoạn ruột chui vào 1 đoạn ruột khác liền kề. Lồng ruột cấp tính thường không thể tự tháo được trừ một số trường hợp rất nhỏ khối lồng tự tháo.Nếu trẻ đến sớm có thể tháo lồng bằng phương pháp bơm không khí đại tràng. Chính vì thế công tác giáo dục sức khỏe ban đầu rất quan trọng cần truyền thông rộng dãi cho tất cả các bậc cha mẹ để phát hiện sớm các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cũng như cachs phòng bệnh và chăm sóc trẻ, theo dõi và phòng bệnh phù hợp. Tuy nhiên thông qua hỏi các bà mẹ thì có rất ít trường hợp được nhận hướng dẫn về giáo dục trẻ mắc bệnh lồng ruột cấp tính. Đặc biệt những bà mẹ có con lần đầu mắc bệnh lồng ruột hầu như không biết gì về bệnh này vì vậy cần tăng cường nguồn thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như sách báo tivi cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Trong nghiên cứu về định nghiã bệnh lồng ruột cấp tính có 43,3% số bà mẹ định nghĩa đúng. Có tới 50,1% số bà mẹ không biết về định nghĩa bệnh lồng ruột, và 6,6% bà mẹ trả lời sai bệnh lồng ruột là do đoạn ruột bị hoại tử.
Cho đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh lồng ruột cấp tính vẫn còn chưa được chắc chắn, tuy nhiên có một số giả thuyết cho rằng do: virus, lứa tuổi làm thay đổi đổi kích thước của đoạn ruột, do rối loạn nhu động. Trong nghiên cứu này cho thấy có 43,3% bà mẹ hiểu đúng về nguyên nhân, còn lại chỉ biết được một số nguyên nhân. Nhưng số bà mẹ không biết nguyên nhân lại chiếm tới 36,6%.
Bệnh lồng ruột cấp tính có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng nhiều nhất là độ tuổi từ 4-12 tháng, có thể trạng bụ bẫm.Và có một số tác giả cho rằng mùa hay mắc nhất là mùa đông- xuân.
3.1.3. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh lồng ruột cấp tính.
Nhận biết và phát hiện sớm bệnh lồng ruột không phải ai cũng biết, nó đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Theo Nguyễn Thanh Liêm dấu hiệu của bệnh lồng ruột: trẻ bỏ bú, khóc thét, nôn, đau bụng ưỡn người, đi ngoài phân máu. Trong nghiên cứu này có tới 30% bà mẹ không biết đáu hiệu bệnh số còn lại cũng chỉ biết được một số dấu hiệu như 60% trẻ khóc thét, bỏ bú,53,3% trẻ có đau bụng. Đánh giá dấu hiệu của phân cũng rất quan trọng, Có 43,3 % bà mẹ cho rằng trẻ đi phân bình thường, 20% biết được trẻ đi ngoài phân máu( lờ lờ máu cá), 13,4% bà mẹ không biết dấu hiệu bất thường của phân khi bị lồng ruột cấp. Dấu hiệu bú cũng rất quan trọng, có 20% bà mẹ không biết trẻ bú như thế nào, 36,7 % bà mẹ trả lời đúng là trẻ không bú được. Qua đây có thể thấy rất nhiều bà mẹ không biết đến bệnh lồng ruột, và cũng chưa từng tìm hiểu qua về bệnh này, chỉ khi con bị mắc bệnh lồng ruột cấp mới được nhân viên y tế tư vấn giải thích về bệnh. Vì vậy nhân viên y tế cần phải cung cấp kiến thức cần thiết và đầy đủ để gia đình trẻ hiểu được về bệnh cũng như các dấu hiệu sớm nhất để đưa trẻ đến benehj viện điều trị.
3.1.4. Kiến thức của bà mẹ về biến chứng và cách xử trí.
Lồng ruột cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như hoại tử ruột, viêm phúc mạc thậm chí tử vong. Nếu trẻ đến viện sớm trước 24 giờ trẻ có thể được điều trị bằng phương pháp bởm khí vào đại tràng. Nếu đến muộn xuất hiện biến chứng trẻ phải phẫu thuật hoặc cắt đoạn ruột theo vị trí tổn thương nếu phương pphaps bơm hơi tháo lồng không thành công,việc điều trị
sau phẫu thuật cũng hết sức phức tạp. Vì vậy khi phát hiện trẻ có dấu hiệu lồng ruột phải vào viện ngay hạn chế mức thấp nhát biện chứng xảy ra. Trong nghiên cứu cho thấy có tới 40% bà mẹ không biến gì về biến chứng của bệnh số còn lại cũng chỉ biết một số biến chứng. Vì vậy các bà mẹ chưa hiểu hết được sự nguy hiểm của bệnh. 33,3% bà mẹ hiểu được cần phải tháo lồng và phẫu thuật để điều trị lồng ruột cấp.
Bước xử trí ban đầu có vai trò quan trọng quyêt định mức độ nặng nhẹ của bệnh, trong bài có tới 30% bà mẹ dùng thuốc giảm đau trước khi vào viện. Cho thấy kiến thức của bà mẹ còn rất thấp.
3.1.5. Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh lồng ruột cấp tính.
Bệnh lồng ruột cấp tính có thể tái phát nhiều lần hoặc tái phát trong 24 giờ sau tháo lồng. theo Phạm Gia Khánh tỷ lệ tái phát là 9,8%. Tỷ lệ tái phát cao nhưng số bà mẹ không biết điều này lên tới 30%. 53,3% trả lời đúng là có tái phát. Khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp hoặc viêm đường hô hấp thì nghu cơ tái phát lồng ruột cấp cao hơn. Vì vậy bà mẹ cần phải biêt được những biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lồng ruột tái phát như giữ ấm cho trẻ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ. Trong nghiên cứu có 53,3% bà mẹ biết được tất cả những điều này cìn lại chỉ biết đươc một số biện pháp.
3.1.6. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tháo lồng
Việc hướng dẫn bà mẹ chăm sóc rẻ sau tháo lồng đặc biệt quan trọng. trong nghiên cứu có 36,7% không biết chăm sóc về chế độ ăn cho trẻ sau tháo lồng, có 43,3% bà mẹ biết cho trẻ ăn mềm lỏng dễ tiêu và tăng dần về số lượng và 40% bà mẹ biết trẻ cần nghỉ ngơi tại giường sau tháo lồng thành công. Cũng có thể lý giải có tới 21 bà mẹ có con lần đầu mắc bệnh lồng ruột, mới vào viện và chưa tìm hiểu về bệnh.