Bảng 3.9. Thực hành tuân thủ chế độ ăn dành cho người bệnh LX (n = 245)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Các loại thực phẩm giàu canxi mà người bệnh thường xuyên ăn
Cam tươi 141 57,6
Thuỷ hải sản 132 47,3
Cua đồng nấu canh 116 47,3
Đu đủ 89 36,3
Đậu và ngũ cốc 53 21,6
Rau mầm, rau có màu xanh đậm 47 19,2
Sữa 46 18,8
Ớt ngọt 7 2,9
Lý do người bệnh không thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu canxi
Không biết chúng có nhiều canxi 137 55,9
Không thích ăn 78 31,8
Không có tiền mua 30 12,2
Theo Bảng 3.9 cho thấy cam tươi chiếm được bổ sung thường xuyên nhất trong chế độ ăn của người bệnh loãng xương với 57,6%. Đối với những thực phẩm chứa nhiều canxi phổ biến như thuỷ hải sản, cua đồng cũng có 47,3% người bệnh thường xuyên ăn. Sữa là một trong những đồ uống tốt cung cấp đáng kể một hàm lượng canxi cho cơ thể, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng thường xuyên uống sữa là 18,8%.
Khi được hỏi về lý do không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nói trên đa số người bệnh trả lời rằng họ không biết chúng chứa nhiều canxi chiếm 55,9%. Có 31,8% người bệnh không thích ăn các thực phẩm đó và chỉ có 12,2% nói rằng họ không có tiền để mua các loại thực phẩm đó.
Bảng 3.10. Thực hành tuân thủ chế độ luyện tập sinh hoạt (n = 245)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tập thể dục ít nhất 5 ngày /tuần 65 26,5
Tập thể dục từ 6-9 giờ sáng 127 51,8
Lý do không thường xuyên tập thể dục
Đau mỏi không tập được 49 20,0 Sức khoẻ yếu không tập được 45 18,4
Không biết tập 34 13,9
Không có thời gian 29 11,8
Không cần thiết 21 8,6
Không hút thuốc lá 219 89,4
Không thường xuyên uống rượu, bia 202 82,4
Không thường xuyên uống cà phê 195 79,6
Theo Bảng 3.10 cho thấy đối với luyện tập thể dục hàng ngày chỉ có 26,5% NB thường xuyên tập thể dục ít nhất 5 ngày /tuần. Có 51,8% NB thường tập thể dục vào thời điểm giúp cơ thể hấp thu canxi tốt nhất là từ 6-9 giờ sáng.
Lý do người bệnh không thường xuyên tập thể dục chủ yếu là đo đau mỏi (20%), sức khoẻ yếu không tập được với 18,4%. Có lần lượt 13,9% và 11,8% không biết tập hoặc không có thời gian tập. Ngoài ra có tới 8,6% người bệnh cho rằng việc tập luyện thường xuyên là không cần thiết.
Đa số người bệnh không có các thói quen xấu như uống rượu bia (82,4%), hút thuốc (89,4%), cà phê (79,6%),
Bảng 3.11. Thực hành tuân thủ dùng thuốc (n = 245)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Uống đúng, đủ loại theo đơn BS, uống đúng
thời gian và đúng liều 114 46,5
Uống Fosamax đúng cách 87 35,5
Uống canxi đúng cách 69 28,2
Lý do không uống thuốc theo đơn
Hết thuốc chưa kịp mua 77 31,4
Không cần thiết 33 13,5
Không thấy đau mỏi người nữa 20 8,2
Theo Bảng 3.11 có 46,5% NB uống đúng, đủ loại theo đơn BS, uống đúng thời gian và đúng liều. Có 35,5% người bệnh uống thuốc Fosamax đúng cách (uống vào buổi sáng khi đói, không được nằm hoặc ngồi (phải đứng) đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30-45 phút rồi mới ăn sáng, không được nhai hoặc để thuốc tan trong miệng). Tỷ lệ uống Canxi đúng cách là 28,2 (uống một viên vào buổi sáng).
Lý do NB đưa ra khi không uống đúng, đủ loại thuốc theo đơn BS chủ yếu là do hết thuốc chưa kịp mua (31,4%). Có 8,2% không thấy đau mỏi người nữa nên không dùng thuốc và 13,5% thấy không cần thiết phải theo đúng đơn bác sỹ.
Bảng 3.12. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ khám định kỳ (n = 245)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đo mật độ xương 1 tháng 1 lần 96 39,2
Lý do không thường xuyên đi đo mật độ xương
Tự thấy bệnh đã hết 40 16,3 Nhà xa không đi được 17 6,9 Không có thời gian 14 5,7
Không có tiền 5 2,0
Không cần thiết 55 22,4
Theo Bảng 3.12: tuân thủ khám định kỳ là người bệnh phải đo mật độ xương định kỳ mỗi tháng 1 lần, tuy vậy chỉ có 39,2% người bệnh trong nghiên cứu này thực hiện việc đo mật độ xương 1 tháng 1 lần. Lý do được người bệnh đưa ra chủ yếu là thấy không cần thiết chiếm 22,4%, tự thấy bệnh đã hết 16,3%, ngoài ra 6,9% do nhà xa nên không thường xuyên đi khám được và 5,7% không có thời gian.
64.1% 34.9%
Không tuân thủ Tuân thủ tốt
Biểu đồ 3.7. Đánh giá chung về tuân thủ điều trị loãng xương (n = 245)
Biểu đồ 3.8: Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ NB tuân thủ điều trị còn ở mức thấp với 64,1% NB tuân thủ điều trị chưa tốt và 34,9% người bệnh tuân thủ điều trị bệnh loãng xương tốt.
Bảng 3.13. Đánh giá sự tuân thủ điều trị theo kiến thức (n = 245)
Kiến thức
Không tuân thủ Tuân thủ P
n % n %
Không đạt 66 56,9 50 43,1 <0,05
Đạt 38 29,5 91 70,5
Theo Bảng 3.13 người bệnh có kiến thức đạt có tỷ lệ tuân thủ điều trị là 70,5% cao hơn tỷ lệ không tuân thủ là 29,5%. Người bệnh có kiến thức không đạt có tỷ lệ không tuân thủ là 56,9% cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm có kiến thức đạt với 43,1%. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,05 khi sử dụng kiểm định khi bình phương.