Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phân bổ thời gian thực hiện các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng thời gian thực hiện nhiệm vụ của điều dƣỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2017 (Trang 46 - 54)

10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

3.2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phân bổ thời gian thực hiện các nhiệm vụ

nhiệm vụ của đối tƣợng nghiên cứu.

Bảng 3.21 So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc trực tiếp theo giới tính của đối tƣợng.

Hoạt động trực tiếp

Nam (n=31) 225,5 ± 40,2

p > 0,05

Nữ (n=315) 219,4 ± 70,3

Qua bảng 3.21 cho ta thấy không có sự khác biệt về trung bình thời gian làm việc trực tiếp giữa nam và nữ (với p>0,05).

Bảng 3.22 So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc gián tiếp theo giới tính của đối tƣợng.

Hoạt động gián tiếp

Nam (n=31) 187,3 ± 36,5

p < 0,05

Qua bảng 3.22 cho ta thấy có sự khác biệt về trung bình thời gian làm việc gián tiếp giữa nam và nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05).

Bảng 3.23 So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc cá nhân theo giới tính của đối tƣợng.

Hoạt động cá nhân

Nam (n=31) 34,4 ± 15,1

p < 0,05

Nữ (n=315) 42,4 ± 14,9

Qua bảng 3.23 cho ta thấy có sự khác biệt về trung bình thời gian làm các công việc cá nhân giữa nam và nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với p<0,05.

Bảng 3.24. So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc phát sinh theo giới tính của đối tƣợng.

Hoạt động phát sinh

Nam (n=31) 13,2 ± 16,8

p > 0,05

Nữ (n=315) 9,3 ± 21,5

Qua bảng 3.24 cho ta thấy không có sự khác biệt về trung bình thời gian làm các công việc phát sinh giữa nam và nữ với p > 0,05.

Bảng 3.25 So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc theo trình độ của đối tƣợng (trung cấp và đại học)

Thời gian Trình độ dành cho các hoạt động Trình độ của Điều dƣỡng Trung cấp (n=163) Đại học (n=38) Thời gian dành cho hoạt động trực tiếp

(phút) 228,93±54,73 195,66±76,73 p<0,05

Thời gian dành cho hoạt động gián tiếp

(phút) 189,45±51,19 194,21±46,94 p>0,05

Bảng 3.25 Cho ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về thời gian dành cho hoạt động trực tiếp giữa đối tƣợng có trình độ trung cấp và đối tƣợng có trình độ đại học (p<0,05), không có sự khác biệt về thời gian dành cho hoạt động gián tiếp và hoạt động cá nhân giữa trình độ trung cấp và trình độ đại học của đối tƣợng.

Bảng 3.26 So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc theo trình độ của đối tƣợng (trung cấp và cao đẳng)

Thời gian Trình độ dành cho các hoạt động Trình độ của Điều dƣỡng Trung cấp (n=163) Cao đẳng (n=145) Thời gian dành cho hoạt động trực tiếp

(phút) 228,93±54,73 216,21±77,28

p>0,05 Thời gian dành cho hoạt động gián tiếp

(phút) 189,45±51,19 194,15±68,81

Thời gian dành cho hoạt động cá nhân

(phút) 40,60±14,30 42,14±15,19

Kết quả Bảng 3.26 Cho thấy không có sự khác biệt về thời gian dành cho các hoạt động của đối tƣợng nghiên cứu có trình độ trung cấp và cao đẳng (p>0,05).

Bảng 3.27 So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc theo vị trí làm việc của đối tƣợng (buồng bệnh thƣờng và buồng cấp cứu)

Thời gian Vị trí làm việc dành cho các hoạt động Buồng bệnh thông thƣờng (n=190) Buồng bệnh cấp cứu (n=83) Thời gian dành cho hoạt động trực tiếp

(phút) 245,05±40,36 240,12±36,58 p>0,05

Thời gian dành cho hoạt động gián tiếp

(phút) 173,75±42,14 181,45±31,41 P<0,05

Thời gian dành cho hoạt động cá nhân

Bảng 3.27 Cho thấy không có sự khác biệt về thời gian dành cho các hoạt động trực tiếp và hoạt động cá nhân tại vị trí làm việc là buồng bệnh thông thƣờng và buồng cấp cứu với p>0,05. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 ở thời gian dành cho hoạt động gián tiếp giữa vị trí làm việc ở buồng bệnh thông thƣờng và buồng cấp cứu.

Bảng 3.28 So sánh trung bình thời gian thực hiện các công việc theo vị trí làm việc của đối tƣợng (buồng bệnh thƣờng và buồng thủ thuật)

Thời gian Vị trí làm việc dành cho các hoạt động Buồng bệnh thông thƣờng (n=190) Buồng thủ thuật (n=28) Thời gian dành cho hoạt động trực tiếp

(phút) 245,05±40,36 198,04±36,57

p>0,05 Thời gian dành cho hoạt động gián tiếp

(phút) 173,75±42,14 196,43±35,79

Thời gian dành cho hoạt động cá nhân

(phút) 42,39±14,83 48,75±14,97

Từ Bảng 3.28 Cho thấy không có sự khác biệt về thời gian dành cho các hoạt động tại vị trí làm việc là buồng bệnh thông thƣờng và buồng thủ thuật với p>0,05.

Bảng 3.29 So sánh trung bình thời gian thực hiện các hoạt động theo thâm niên của đối tƣợng (thâm niên dƣới 5 năm và từ 5-10 năm)

Thời gian Thâm niên dành cho các hoạt động

Dƣới 5 năm (n=152)

5 – 10 năm (n=84)

Thời gian dành cho hoạt động trực tiếp

(phút) 232,80±60,23 225,18±69,70

p>0,05 Thời gian dành cho hoạt động gián tiếp

(phút) 184,62±56,25 192,39±67,70

Thời gian dành cho hoạt động cá nhân

Bảng 3.29 cho thấy không có sự khác biệt về thời gian dành cho các hoạt động giữa đối tƣợng có thâm niên công tác dƣới 5 năm và đối tƣợng có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm với p>0,05.

Bảng 3.30 So sánh trung bình thời gian thực hiện các hoạt động theo thâm niên của đối tƣợng (thâm niên dƣới 5 năm và từ 11-15 năm)

Thời gian Thâm niên dành cho các hoạt động

Dƣới 5 năm (n=152)

11 – 15 năm (n=65)

Thời gian dành cho hoạt động trực tiếp

(phút) 232,80±60,23 195,69±75,17 p<0,05

Thời gian dành cho hoạt động gián tiếp

(phút) 184,62±56,25 207,69±62,02

p>0,05 Thời gian dành cho hoạt động cá nhân

(phút) 41,13±16,26 42,54±13,38

Từ kết quả của Bảng 3.30 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian dành cho hoạt động trực tiếp giữa đối tƣợng có thâm niên công tác dƣới 5 năm và đối tƣợng có thâm niên công tác từ 11 đến 15 năm với p<0,05. Không có sự khác biệt về thời gian dành cho hoạt động gián tiếp và hoạt động cá nhân giữa hai nhóm đối tƣợng này.

Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để tìm hiểu mối tƣơng quan giữa thời gian thực hiện các hoạt động trực tiếp và một số yếu tố liên quan kết quả đƣợc trình bày nhƣ sau:

Thời gian thực hiện các hoạt động trực tiếp 1 0, 7 – 4,54 × thâm niên + 2,86 x tuổi - 15,2 x trình độ chuyên môn.

Mô hình 1: hình ph n t ch h i quy tuyến t nh đa iến thể hiện mối tư ng quan gi a thời gian thực hiện các hoạt đ ng trực tiếp v m t số yếu tố i n quan

Từ kết quả mô hình trên có thể thấy rằng, thời gian hoạt động trực tiếp của điều dƣỡng có mối tƣơng quan với 3 yếu tố trong đó có 1 yếu tố tƣơng quan thuận (tuổi của đối tƣợng, tuổi càng cao thì thời gian trực tiếp càng nhiều) và 2 yếu tố có tƣơng quan nghịch (thâm niên và trình độ đào tạo), đối tƣợng có thâm niên càng cao và trình độ càng cao thì thời gian làm trực tiếp càng giảm đi.

Thời gian thực hiện các hoạt động gián tiếp = 255,93 + 2,39 x thâm niên – 1,94 x tuổi – 3,82 x số ngƣời bệnh CSC 1 – 4,59 x số ngƣời CSC 2 – 1,82 x số ngƣời bệnh CSC 3.

Mô hình 2: hình ph n t ch h i quy tuyến t nh đa iến thể hiện mối tư ng quan gi a thời gian thực hiện các hoạt đ ng gián tiếp v m t số yếu tố i n quan

Từ kết quả mô hình trên có thể thấy rằng, thời gian hoạt động gián tiếp của Điều dƣỡng có mối tƣơng quan với 5 yếu tố trong đó có 1 yếu tố tƣơng quan thuận (thâm niên công tác của điều dƣỡng) và 4 yếu tố có tƣơng quan nghịch (Tuổi của đối tƣợng, Số ngƣời bệnh đƣợc phân công chăm sóc cấp I, II, III). Đối tƣợng có thâm niên càng cao thì thời gian làm các hoạt động gián tiếp càng giảm, tuổi của đối tƣợng và số ngƣời bệnh đƣợc phân công chăm sóc càng nhiều thì thời gian hoạt động gián tiếp càng tăng lên.

Chƣơng 4 BÀN U N

4.1. Thực trạng thời gian thực hiện nhiệm vụ của ngƣời Điều dƣỡng

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 346 Điều dƣỡng viên với đa số đối tƣợng là nữ giới chiếm 91,0% và chỉ 9% là nam giới. Điều này đúng với đặc trƣng của công việc điều dƣỡng viên đòi hỏi nhẹ nhàng tỉ mỉ và một chút hi sinh trong công việc nên công việc phù hợp với nữ giới, tuy nhiên sự chênh lệnh này có thể gây ra một số khó khăn nhất định trong phân công công việc khi có nhiều điều dƣỡng viên nữ nghỉ chế độ thai sản tại cùng một thời điểm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian làm việc trung bình của ngƣời điều dƣỡng tại bệnh viện là 463,14 phút (khoảng 7 giờ 43 phút) trong một ngày làm việc. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hạnh về thời gian và nội dung hoạt động điều dƣỡng tại bệnh viện quận Ô Môn – thành phố Cần Thơ năm 2006 là 7 giờ 45 phút.[11]

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng tỷ lệ điều dƣỡng viên ở độ tuổi < 26 chiếm 18,8% đây là độ tuổi còn trẻ, có sức khỏe rất thuận lợi cho các điều dƣỡng viên trong quá trình học tập tập huấn về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và vi tính. Tỷ lệ Điều dƣỡng viên trong độ tuổi 26-35 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,7%, đây là độ tuổi sung sức nhất, thuần thục về kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp phát huy đƣợc tính năng trong công việc hằng ngày. Kết quả này của chúng tôi tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Tâm và cộng sự khảo sát về thực trạng và một số giải pháp về tăng cƣờng công tác điều dƣỡng trong chăm sóc ngƣời bệnh toàn diện tại bệnh viện Hƣơng Trà- tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 có kết quả về độ tuổi dƣới 30 tuổi của điều dƣỡng viên chiếm tỷ lệ cao nhất (58,4%) . Độ tuổi từ 36-45 chiếm 16,5% là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc, thực hiện tốt công tác quản lý, kỹ năng giao tiếp và chuẩn mực trong chăm sóc ngƣời bệnh, ổn định về gia đình và yên tâm công tác, nhƣng ở độ tuổi này còn hạn chế về sức khỏe và nâng cao kiến thức [24].

Kết quả bảng 3.2 ta thấy đối tƣợng có thâm niên < 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 giới nam và nữ (45,2% và 43,8%), sau đó là thâm niên 5-10 năm ở nam giới (25,8%) và nữ giới (24,1%). Và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở cả 2 giới là thâm niên 26-30 ở nam giới (0%) và nữ giới (0,6%).Ở đối tƣợng có thâm niên <5 năm thƣờng là những điều dƣỡng trẻ, có xu hƣớng phát triển nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ tiếng anh và tin học, tuy nhiên ở đối tƣợng này còn hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn, kĩ năng thực hành kĩ năng giao tiếp ứng xử với bệnh nhân và đồng nghiệp. Đối tƣợng có thâm niên từ 5-10 năm là đối tƣợng có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, thành thạo trong thực hành và có kĩ năng giao tiếp ứng xử với bệnh nhân, có tác động tốt đến việc giúp đỡ và đào tạo các điều dƣỡng viên trẻ. Những đối tƣợng có thâm niên 26-30 năm thƣờng là những ngƣời làm công tác quản lý nhiều hơn do đó đối tƣợng này chiếm tỷ lệ không nhiều, thƣờng là những ngƣời có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp tôt và trụ cột trong công tác hƣớng dẫn, đào tạo cho đội ngũ điều dƣỡng viên trẻ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng trình độ chuyên môn trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam và nữ (58,1% và 46%), sau đó là cao đẳng ở nam và nữ đều là 41,9% và không có ai ở trình độ sau đại học là nam giới và chỉ 12,1% ở nữ giới có trình độ đại học và không có ai là nam giới ở trình độ này. Kết quả của chúng tôi tƣơng tự với kết quả của tác giả Trần Thị Minh Tâm và cộng sự khảo sát về thực trạng và một số giải pháp về tăng cƣờng công tác điều dƣỡng trong chăm sóc ngƣời bệnh toàn diện tại bệnh viện Hƣơng Trà- tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 với trình độ chuyên môn chủ yếu là trung cấp chiếm 80,5%, trình độ đại học điều dƣỡng, cao đẳng điều dƣỡng chiếm 19,5% còn thấp [24].

Kết quả về vị trí làm việc của đối tƣợng nghiên cứu chúng tôi thấy rằng vị trí làm việc của đối tƣợng chiếm tỷ lệ cao nhất là buồng bệnh thƣờng (54,9%), 24% vị trí làm việc của đối tƣợng là buồng bệnh cấp cứu , chỉ 8,1% là buồng thủ thuật, 13% là vị trí làm việc khác. Sở dĩ có sự phân bố vị trí làm việc nhƣ vậy là do đa phần các buồng bệnh trong bệnh viện là buồng bệnh thƣờng, mỗi khoa lâm sàng chỉ có 1

buồng cấp cứu với số lƣợng giƣờng bệnh chiếm 10 -15% tổng số giƣờng bệnh của khoa, riêng khoa HSTC, khoa cấp cứu, bộ phận hậu phẫu của khoa Gây mê hồi sức tỷ lệ giƣờng bệnh cấp cứu cao hơn > 70% tổng số giƣờng bệnh của khoa. Có sự phân công vị trí làm việc khác biệt nhƣ vậy giữa điều dƣỡng nam và nữ là do tính chất công việc tại các buồng cấp cứu (đặc biệt là khoa cấp cứu) cần những điều dƣỡng có sức khỏe, nhanh nhẹn, thích nghi với nhiều hoạt động áp lực và cƣờng độ lao động cao. Hơn nữa việc sắp xếp vị trí làm việc nhƣ vậy cũng phù hợp với đặc tính của giới nam là thích những công việc có nhiều sự thay đổi, không lặp lại gây nhàm chán, những hoạt động không yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận. Các hoạt động điều dƣỡng diễn ra tại các buồng bệnh thƣờng chủ yếu là các hoạt động thực hiện y lệnh, theo dõi ngƣời bệnh, tƣ vấn, hƣớng dẫn ngƣời bệnh và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc; những hoạt động này cần sự nhẹ nhàng, tỉ mỉ, cẩn thận nên phù hợp hơn với nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi về các chức danh của Điều dƣỡng khi thực hiện nhiệm vụ của mình đối tƣợng Điều dƣỡng chăm sóc là chức danh chiếm tỷ lệ cao nhất 87,1% ở nam Điều dƣỡng và 84,1% nữ Điều dƣỡng. Bên cạnh chức danh Điều dƣỡng chăm sóc là những ngƣời trực tiếp tham gia vào công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, tƣ vấn cho ngƣời bệnh còn có các chức danh Điều dƣỡng hành chính làm nhiệm vụ gián tiếp, chuẩn bị giấy tờ sổ sách, lo các công việc liên quan đến chế độ chính sách, thủ tục hành chính trƣớc, trong và sau khi ngƣời bệnh nằm viện điều trị. Điều này phù hợp với vị trí việc làm của điều dƣỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, số lƣợng điều dƣỡng chăm sóc là chủ yếu, 30 -40 giƣờng bệnh có một điều dƣỡng hành chính, khoa có ít hơn 20 giƣờng bệnh không có chức danh điều dƣỡng hành chính riêng chỉ có công việc hành chính đƣợc lồng ghép vào các vị trí khác nhƣ điều dƣỡng trƣởng khoa, điều dƣỡng phòng thủ thuật hay điều dƣỡng chăm sóc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng thời gian thực hiện nhiệm vụ của điều dƣỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2017 (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)