Liên quan giữa thời gian thực hiện nhiệm vụ với các vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng thời gian thực hiện nhiệm vụ của điều dƣỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2017 (Trang 63 - 80)

10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

4.3. Liên quan giữa thời gian thực hiện nhiệm vụ với các vấn đề

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trung bình thời gian dành cho các hoạt động trực tiếp không có sự khác biệt giữa nam và nữ, điều này đồng nghĩa với việc cả nam Điều dƣỡng và nữ Điều dƣỡng dành thời gian làm việc trong ngày cho các hoạt động chăm sóc ngƣời bệnh trực tiếp là nhƣ nhau (p>0,05). Nhƣ vậy các hoạt động chăm sóc ngƣời bệnh trực tiếp gần nhƣ không có sự lựa chọn nam hay nữ Điều dƣỡng vì khi đào tạo các kỹ thuật chăm sóc ngƣời bệnh không có kỹ thuật nào mà chỉ ngƣời nam hoặc ngƣời nữ mới làm đƣợc. Tuy nhiên, trung bình thời gian dành cho các hoạt động gián tiếp giữa nam và nữ lần lƣợt là 187,3±36,5 và 192,4±60,5, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) điều này cho thấy các nữ Điều dƣỡng dành nhiều thời gian cho các hoạt động gián tiếp nhiều hơn các đồng nghiệp nam. Các hoạt động gián tiếp chủ yếu là giao nhận dụng cụ, trang thiết bị, ghi chép hồ sơ bệnh án, cập nhật thuốc, lĩnh thuốc, các hoạt động liên quan đến quản lý kinh tế y tế nhƣ đôn đốc viện phí, thanh toán ra viện, kiểm soát hồ sơ bệnh án. Các công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì nên phù hợp với Điều dƣỡng nữ hơn Điều dƣỡng nam vì vậy khi phân công công việc thì những công việc này hay đƣợc giao cho Điều dƣỡng nữ. Trung bình thời gian dành cho các hoạt động cá nhân cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nam và nữ, điều này cũng phù hợp với đặc trƣng tính cách của giới nữ thƣờng dành nhiều thời gian hơn cho việc xây dựng hình ảnh bản thân và dành nhiều thời gian hơn trong việc chia sẻ, giao tiếp với đồng nghiệp. Sở dĩ có sự khác biệt về giới tính với thời gian dành cho các hoạt động gián tiếp và hoạt động cá nhân của Điều dƣỡng vì

trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết Điều dƣỡng là nữ giới. Vì nghề Điều dƣỡng là nghề phục vụ, nhiệm vụ chính của Điều dƣỡng là chăm sóc, điều này phù hợp với thiên chức của nữ giới, đó là lý do mà nghề Điều dƣỡng đƣợc nhiều nữ giới lựa chọn hơn là nam giới.

Công tác Điều dƣỡng là một trong những công tác quan trọng của bệnh viện. Việc kết hợp giữa điều trị với chăm sóc, nuôi dƣỡng phục hồi sức khỏe cho ngƣời bệnh là điều hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng điều trị toàn diện. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngƣời điều dƣỡng phải vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức chuyên môn với thái độ giao tiếp ứng xử gần gũi, quan tâm, động viên giúp đỡ ngƣời bệnh trong quá trình điều trị. Nhằm nâng cao vai trò, vị trí, trách nhiệm của ngƣời Điều dƣỡng trong chăm sóc và điều trị ngƣời bệnh Bộ Y tế đã có Thông tƣ quy định về việc chuẩn hóa nguồn nhân lực trong đó có Điều dƣỡng. Theo đó, từ ngày 1/1/2021 các chức danh nghề nghiệp Điều dƣỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y, Dƣợc hạng IV sẽ phải chuẩn hóa trình độ Cao Đẳng, tuy nhiên thực tế cho thấy còn một lƣợng lớn (76,2%) số lƣợng Điều dƣỡng mới chỉ là Điều dƣỡng có trình độ trung cấp trong ngành y tế toàn quốc, còn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình thì số lƣợng này cũng còn tƣơng đối cao (47,1%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Điều dƣỡng có trình độ trung cấp dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trực tiếp (228,93±54,73) so với đối tƣợng Điều dƣỡng có trình độ đại học (195,66±76,73), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Những tiêu chuẩn đối với từng hạng Điều dƣỡng đƣợc quy định trong thông tƣ 26 đã chỉ rõ trách nhiệm của Điều dƣỡng đại học và Điều dƣỡng trung cấp, cao đẳng. Điều dƣỡng hạng 3 đƣợc quy định có nhiều nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý nhƣ lập kế hoạch, xây dựng các quy trình chăm sóc …. 5 Các chƣơng trình đào tạo Điều dƣỡng đại học cũng chỉ ra những năng lực mà Điều dƣỡng đại học đạt đƣợc khi tốt nghiệp trong đó có những năng lực liên quan đến lĩnh vực quản lý Điều dƣỡng, đào tạo… Vì thế Điều dƣỡng đại học đƣợc đào tạo về mặt lý luận, hàn lâm nhiều hơn ngƣời Điều dƣỡng trình độ trung cấp, họ đƣợc trang bị nhiều kiến thức về nghiên cứu khoa học, quản lý và tổ chức các hoạt động của ngƣời Điều dƣỡng nên những ngƣời Điều dƣỡng có

trình độ đại học dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác nhƣ hoạt động gián tiếp, hoạt động phát sinh vì vậy thời gian họ dành cho các hoạt động trực tiếp sẽ ít hơn so với các Điều dƣỡng có trình độ khác. [3][5][6][7]

Nghiên cứu của chúng tôi về thời gian dành cho hoạt động trực tiếp tại vị trí làm việc của ngƣời Điều dƣỡng tại buồng bệnh thông thƣờng (245,05±40,36), buồng thủ thuật (198,04±36,57) và buồng bệnh cấp cứu (240,12±36,58) không có sự khác biệt. Điều này chứng tỏ tại các vị trí làm việc trên ngƣời Điều dƣỡng đều phải dành thời gian trực tiếp chăm sóc, thực hiện thuốc và làm các thủ thuật cho ngƣời bệnh giống nhƣ nhau mặc dù tính chất của bệnh tật tại các vị trí này là khác nhau. Buồng cấp cứu là buồng bệnh điều trị cho các ngƣời bệnh nặng, ngƣời bệnh chăm sóc cấp I đòi hỏi ngƣời Điều dƣỡng phải chăm sóc toàn diện nhƣng lại không có sự khác biệt về trung bình thời gian dành cho việc chăm sóc vì buồng cấp cứu thƣờng đƣợc bố trí nhân lực Điều dƣỡng cao hơn các buồng bệnh khác. Tuy nhiên thời gian dành cho hoạt động gián tiếp thì lại có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05) giữa vị trí làm việc là buồng bệnh thông thƣờng (173,75±42,14) và buồng bệnh cấp cứu (181,45±31,41). Tại buồng cấp cứu ngƣời Điều dƣỡng dành nhiều thời gian để làm các công việc gián tiếp hơn tại buồng bệnh thƣờng, các công việc đó là ghi ch p hồ sơ bệnh án, bàn giao thuốc và lĩnh thuốc ở tủ trực, chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị để làm thủ thuật.

Khi tìm hiểu về trung bình thời gian thực hiện các hoạt động theo thâm niên công tác của đối tƣợng chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về thời gian dành cho các hoạt động giữa hai đối tƣợng có thâm niên công tác dƣới 5 năm và đối tƣợng có thâm niên công tác từ 5 – 10 năm, tuy nhiên thời gian dành cho hoạt động trực tiếp giữa đối tƣợng có thâm niên công tác dƣới 5 năm (232,80±60,23) lại có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05) với nhóm đối tƣợng có thâm niên công tác từ 11 – 15 năm (195,69±75,17). Nhóm đối tƣợng có thâm niên công tác dƣới 5 năm dành nhiều thời gian cho các hoạt động trực tiếp bên ngƣời bệnh hơn là nhóm đối tƣợng Điều dƣỡng có thâm niên công tác từ 11 – 15 năm. Điều này có thể lý giải bởi những ngƣời Điều dƣỡng hiện đang công tác tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái

Bình có thâm niên làm việc nhiều, có kinh nghiệm công tác thông thƣờng đƣợc phân công vào các công việc có liên quan nhiều đến quản lý nhƣ trƣởng nhóm chăm sóc, trƣởng đơn nguyên chăm sóc, điều dƣỡng hành chính hoặc là Điều dƣỡng trƣởng khoa. Các chức danh này dành nhiều thời gian cho các công việc gián tiếp, các công việc quản lý nhƣ phân công Điều dƣỡng vào các nhóm chăm sóc, tổ chức hoạt động của nhóm chăm sóc, đôn đốc nhắc nhở các thành viên thực hiện nhiệm vụ… [3]

Khi tìm hiểu về mối liên quan giữa thời gian thực hiện các hoạt động trực tiếp và một số yếu tố ảnh hƣởng chúng tôi nhận thấy tuổi của đối tƣợng càng cao thì thời gian làm việc trực tiếp càng nhiều và trình độ càng cao thì thời gian dành cho các hoạt động trực tiếp càng ít. Điều này phù hợp với việc trình độ của Điều dƣỡng viên càng cao thì chức năng phối hợp và chức năng độc lập càng nhiều lên, chức năng phụ thuộc giảm dần đi, ngƣời điều dƣỡng chủ động nhiều hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Những Điều dƣỡng cao tuổi thƣờng đƣợc bố trí làm các công việc chăm sóc trực tiếp nhiều hơn các hoạt động gián tiếp vì họ có kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm giao tiếp ứng xử tốt hơn nhƣng lại không bắt kịp các công việc liên quan đến hoạt động gián tiếp nhƣ cập nhật thuốc, lĩnh thuốc… vì khả năng tiếp cận với phần mềm quản lý bệnh viện k m hơn; một số công việc khác nhƣ quản lý trang thiết bị, hỗ trợ ngƣời bệnh các thủ tục hành chính cũng thƣờng đƣợc giao cho các Điều dƣỡng trẻ, khỏe, nhanh nhẹn hơn. Điều này cũng lý giải cho mối liên quan giữa thời gian làm việc gián tiếp với các yếu tố ảnh hƣởng: thâm niên công tác của Điều dƣỡng càng cao thì thời gian làm việc gián tiếp càng giảm đi điều này phù hợp với việc ngƣời Điều dƣỡng có thâm niên sẽ dành nhiều thời gian vào việc chăm sóc trực tiếp cho ngƣời bệnh.

KẾT LU N

Thời gian thực hiện nhiệm vụ của Điều dƣỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Thời gian làm việc trung bình trung một ngày của Điều dƣỡng viên là 7 giờ 43 phút trong đó:

- Thời gian làm các công việc trực tiếp của Điều dƣỡng viên là nhiều nhất chiếm 47,5% tổng thời gian làm việc của Điều dƣỡng trong một ngày.

- Thời gian làm các công việc gián tiếp của Điều dƣỡng viên còn tƣơng đối cao chiếm 41,4% tổng thời gian làm việc của Điều dƣỡng trong một ngày.

- Thời gian dành cho hoạt động cá nhân của Điều dƣỡng viên chiếm 9% tổng thời gian làm việc của Điều dƣỡng trong một ngày.

- Thời gian dành cho hoạt động phát sinh của Điều dƣỡng viên là ít nhất chiếm 2,1% tổng thời gian làm việc của Điều dƣỡng trong một ngày.

Các yếu tổ ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện nhiệm vụ của Điều dƣỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

- Có sự khác biệt về giới tính của Điều dƣỡng viên với trung bình thời gian dành cho hoạt động gián tiếp, hoạt động cá nhân với p < 0,05.

- Có sự khác biệt về trung bình thời gian dành cho hoạt động trực tiếp giữa đối tƣợng Điều dƣỡng có trình độ trung cấp và trình độ đại học với p < 0,05.

- Không có sự khác biệt về trung bình thời gian dành cho các hoạt động giữa đối tƣợng Điều dƣỡng có trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng (p>0,05).

- Có sự khác biệt về trung bình thời gian dành cho hoạt động trực tiếp giữa đối tƣợng có thâm niên công tác dƣới 5 năm và đối tƣợng có thâm niên công tác từ 11 – 15 năm với p<0,05.

- Có mối tƣơng quan giữa thời gian hoạt động trực tiếp của điều dƣỡng với 3 yếu tố: Tuổi, thâm niên, trình độ trong đó có 1 yếu tố tƣơng quan thuận (tuổi của đối tƣợng, tuổi càng cao thì thời gian trực tiếp càng nhiều) và 2 yếu tố có tƣơng quan nghịch (thâm niên và trình độ đào tạo), đối tƣợng có thâm niên càng cao và trình độ càng cao thì thời gian làm trực tiếp càng giảm đi.

- Có mối tƣơng quan giữa thời gian hoạt động gián tiếp của Điều dƣỡng với 5 yếu tố trong đó trong đó có 1 yếu tố tƣơng quan thuận (thâm niên công tác của điều dƣỡng) và 4 yếu tố có tƣơng quan nghịch (Tuổi của đối tƣợng, Số ngƣời bệnh đƣợc phân công chăm sóc cấp I, II, III). Đối tƣợng có thâm niên càng cao thì thời gian làm các hoạt động gián tiếp càng giảm, tuổi của đối tƣợng và số ngƣời bệnh đƣợc phân công chăm sóc càng nhiều thì thời gian hoạt động gián tiếp càng tăng lên.

KHUYẾN NGHỊ

1.Bố trí sắp xếp nhân lực Điều dƣỡng trong bệnh viện phù hợp với công việc để nâng cao chất lƣợng chăm sóc và điều trị cho ngƣời bệnh.

2.Đào tạo chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ Điều dƣỡng tại bệnh viện.

3.Tăng cƣờng kiểm tra giám sát trong quá trình Điều dƣỡng viên thực hiện các nhiệm vụ của mình tại bệnh viện.

4.Đề tài cần đƣợc mở rộng phƣơng pháp thu thập số liệu bằng việc quan sát trực tiếp đối tƣợng hoặc dùng camera giám sát để có cái nhìn tổng thể về việc làm của đối tƣợng nghiên cứu từ đó nâng cao chất lƣợng chăm sóc, phục vụ ngƣời bệnh.

(Đề tài: Thực trạng sử dụng thời gian thực hiện nhiệm vụ của Điều dƣỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017)

Xin chào quý Anh/Chị.

Hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng thời gian thực hiện nhiệm vụ của Điều dƣỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017”. Để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này, rất mong đƣợc sự hợp tác, cung cấp thông tin của các anh/chị về việc sử dụng thời gian trong một ngày làm việc (8h) tại bệnh viện. Chúng tôi xin cam kết giữ bí mật, các thông tin chỉ sử dụng để phục vụ mục đích nghiên cứu.

Nội dung thu thập số liệu

I. Phần thông tin chung

Ngày: ……….. Mã số phiếu: ………...

Giới: 1- Nam; 2- Nữ Năm sinh: 19…….. Năm bắt đầu làm việc:…..….. Tình trạng hôn nhân: 1 - Đã lập gia đình; 2 - Độc thân; 3 - Ly dị Khoa: ……….

Nhiệm vụ đƣợc giao:

1- Điều dƣỡng chăm sóc 3- Điều dƣỡng xét nghiệm

2- Điều dƣỡng hành chính 4- Khác:………

Số buổi trực trung bình/tháng:………... Vị trí làm việc:

1. Buồng bệnh thƣờng; 3. Buồng thủ thuật 2. Buồng bệnh cấp cứu; 4. Khác

Trình độ chuyên môn: 1 -Trung cấp; 2 -Cao đẳng; 3 -Đại học, 4 -Sau ĐH. Số lƣợng ngƣời bệnh đƣợc phân công chăm sóc/ngày:

II. Hoạt động thực tế:

A. Hoạt đ ng trực tiếp:

Mã câu N i dung Thời gian

(phút)

A1. Nhắc nhở ngƣời bệnh ổn định trật tự buồng bệnh, vệ sinh buồng bệnh A2. Đo dấu hiệu sinh tồn, nhận định tình trạng ngƣời bệnh

A3. Công khai thuốc, cho ngƣời bệnh uống thuốc

A4. Thực hiện y lệnh: tiêm, truyền, thực hiện các thủ thuật điều dƣỡng A5. Thời gian chăm sóc vệ sinh cá nhân cho ngƣời bệnh

A6. Thời gian chăm sóc dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh A7. Tƣ vấn, hƣớng dẫn ngƣời bệnh

A8. Tiếp đón ngƣời bệnh đến khám và điều trị tại khoa

A9. Hỗ trợ và chuyển ngƣời bệnh đi làm x t nghiệm, chuyển khoa, chuyển viện

A10. Hoạt động trực tiếp khác:

……….……….……….…phút. ………..…….……….……….………..phút. ……….……..phút. ……….……..phút ……….………..phút. A11. Anh (chị) cho biết mức độ áp lực khi thực hiện các hoạt động chăm sóc trực tiếp

cho ngƣời bệnh: 1. Không áp lực 2. Bình thƣờng 3. Áp lực 4. Rất áp lực

A12. Theo anh (chị) trong số các hoạt động trực tiếp kể trên hoạt động nào áp lực nhất? Tại sao?

……….. ………..

B. Hoạt đ ng gián tiếp: câu N i dung Thời gian (phút)

B1. Giao ban chuyên môn

B2. Đi buồng cùng bác sỹ, báo cáo những bất thƣờng của ngƣời bệnh

B3. Cập nhật thuốc trên sổ sách và máy tính, lĩnh thuốc từ khoa dƣợc

B4. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị làm thủ thuật B5. Bàn giao hồ sơ bệnh án, thuốc, dụng cụ, trang thiết bị cho kíp trực B6. Ghi chép hồ sơ bệnh án B7. Hƣớng dẫn thực hành cho học sinh – sinh viên B8. Các hoạt động liên quan đến kinh tế y tế (đôn đốc viện phí, rà soát hồ sơ bệnh án, …) B9. Hỗ trợ ngƣời bệnh các thủ tục hành chính B10. Hoạt động gián tiếp khác: ……….……….……….…phút. ……….……..phút. ……….…..phút. ……….…..phút. B11. Anh (chị) cho biết mức độ áp lực khi thực hiện các hoạt động gián tiếp: 1. Không áp lực 2. Bình thƣờng 3. Áp lực 4. Rất áp lực B12. Theo anh (chị) trong số các hoạt động gián tiếp kể trên hoạt động nào áp lực nhất? Tại sao? ………..

………..

………..

C. Hoạt đ ng cá nhân

Mã câu N i dung Thời gian

(phút) C1. Thay trang phục C2. Vệ sinh cá nhân C3. Xem tivi C4. Sử dụng điện thoại C5. Ăn uống C6. Hoạt động cá nhân khác: ………...….……….……phút. ……….………..…….…..….……..phút. ……….………..………..phút.

III.Hoạt động phát sinh

Mã câu N i dung Thời gian

(phút)

D1. Phân công trực D2. Chấm công

D3. Họp hội đồng ngƣời bệnh D4. Lĩnh giấy tờ, lƣơng, thƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng thời gian thực hiện nhiệm vụ của điều dƣỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2017 (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)