1. Dinh dưỡng.
Chế độ ăn khi có thai.
- Lượng tăng ít nhất 1/4 (tăng số bữa ăn và số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa).
trứng, đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi).
- Uống ít nhất 02 lít nước mỗi ngày (sữa + nước hoa quả + nước lọc) cho đến hết thời kỳ cho con bú.
- Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng. - Không hút thuốc lá, uống rượu.
- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc chống táo bón.
2. Chế độ làm việc khi có thai.
- Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy).
- Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để con tăng cân.
- Không mang vác nặng trên đầu, trên vai. - Không để kiệt sức.
- Không làm việc dưới nước hoặc trên cao. - Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại
- Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh. - Quan hệ tình dục thận trọng.
- Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng. - Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa. 3. Vệ sinh khi có thai.
- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói. - Mặc quần áo rộng và thoáng.
- Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hàng ngày. - Tránh bơm rửa trong âm đạo.
Hình 2.4 Lớp học tiền sản 2.2.8. Ghi chép sổ và phiếu khám thai, phiếu hẹn.
- Ghi Sổ khám thai.
- Ghi vào Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (nếu có) hoặc vào Phiếu khám thai đang sử dụng ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: khi ghi chép, ngoài tình hình thai phụ và các số liệu thăm khám, đo
được, nhất thiết phải ghi lại kết quả đánh giá về lần khám thai đó, các dấu hiệu quan trọng thai phụ cần tự theo dõi, tên thuốc và liều dùng, cách dùng và thời gian hẹn tái khám.
Trong những lần khám sau nếu phát hiện thai nghén có nguy cơ thì đánh dấu thêm vào phiếu đó. Viết phiếu hẹn khám lần sau cho thai phụ và đặt phiếu này vào hộp hẹn.
Tất cả thai phụ (100%) đều được ghi Sổ khám thai, ghi vào sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Thai phụ được ghi chép các số liệu thăm khám, đo được, kết quả đánh giá về từng lần khám thai, các dấu hiệu quan trọng thai phụ cần tự theo dõi, tên thuốc và liều dùng, cách dùng và thời gian hẹn tái khám.
2.2.9. Kết luận - dặn dò.
Thông báo cho thai phụ biết kết quả của lần khám thai bình thường hay bất thường, tình trạng mẹ và sự phát triển của thai, những điểm cần lưu ý cho đến lần khám tiếp theo.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần xử trí nếu cơ sở đủ điều kiện, cơ sở chưa đủ điều kiện, cần tư vấn và chuyển sản phụ lên tuyến trên.
Cung cấp thuốc thiết yếu và hướng dẫn cách dùng (nếu cần thiết). Dặn dò các nội dung sau đây:
- Với thai ba tháng đầu.
+ Hẹn tiêm phòng uốn ván. + Hẹn khám lần 2.
+ Thông báo cơ sở y tế gần nhà nhất để đến khám nếu cần. - Với thai ba tháng giữa.
+ Hẹn khám lần sau.
+ Hẹn tiêm phòng uốn ván (nếu chưa tiêm đủ). - Với thai ba tháng cuối.
+ Hẹn khám tiếp (nếu có yêu cầu). + Dự kiến ngày sinh, nơi sinh.
+ Hướng dẫn chuẩn bị các phương tiện cho mẹ và con khi đẻ (kể cả người hỗ trợ và cho máu nếu cần thiết).
+ Hướng dẫn các dấu hiệu báo động cần thăm lại ngay như đau bụng, ra huyết và phù nề.
+ Hướng dẫn cách nằm, cách thở khi chuyển dạ và rặn đẻ.
+ Hướng dẫn cho con bú ngay sau khi đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh.
Lưu ý:
- Trước khi kết thúc buổi khám thai, nên hỏi một số điều kết luận và dặn dò quan trọng để đảm bảo thai phụ hiểu và nhớ đúng.
- Điều trị các bệnh LTQĐTD và điều trị dự phòng các bệnh lây truyền từ mẹ sang con nếu cần.
2.3. Kết quả đánh giá thực trạng công tác khám thai trên 200 thai phụ
2.3.1. Tình hình thực hiện các bước khám thai của NVYT
Bảng 2.1. Thực hiện quy trình khám thai
Khám thai n Tỷ lệ % Đủ 9 bước 160 80,00 Thiếu bước 1.Hỏi 0 0 2.Khám toàn thân 0 0 3.Khám sản khoa 0 0 4.Xét nghiệm cận lâm sàng 0 0 5.Tiêm phòng uốn ván 1 0.50
6.Cung cấp thuốc thiết yếu 5 2.50
7.Giáo dục sức khỏe 34 17.00
8.Ghi chép sổ và phiếu hẹn 0 0
9.Kết luận 0 0
Tổng 200 100,00
Đa số các phụ nữ mang thai đều được khám thai đúng theo quy trình. Các bước hỏi và khám sản khoa, nhờ có sự kết hợp của siêu âm xét nghiệm và sổ quản lý thai nên cũng được rút gọn khá là nhiều. Có một trường hợp BS quên chỉ định tiêm uốn ván mũi hai, 05 trường hợp khám bảo hiểm BS không kê đơn cấp thuốc bảo hiểm ,34 trường hợp thiếu bước tư vấn giáo dục sức khỏe cho thai phụ, về vấn đề này thì do lượng thai phụ đông, áp lực làm việc căng thẳng khiến các BS bỏ qua bước này, hoặc nếu có thì khá là sơ sài.
2.3.2. Thời gian chờ khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng Bảng 2.2. Thời gian chờ phát số khám Bảng 2.2. Thời gian chờ phát số khám Thời gian n Tỷ lệ % < 10 phút 100 50,00 10- 20 phút 80 40,00 >20 phút 20 10,00 Tổng 200 100,00
Trong 200 đối tượng nghiên cứu, có 100 khách hàng được phát số khám ngay, thời gian chờ dưới 10 phút. 80 thai phụ chờ dưới 20 phút, 20 thai phụ có thời gian chờ hơn 20 phút. Bảng 2.3. Thời gian chờ khám Thời gian n Tỷ lệ % < 10 phút 80 40,00 10- 20 phút 80 40,00 >20 phút 40 20,00 Tổng 200 100,00
Với 4 bàn khám thai, số lượng thai phụ chờ khám dưới 10 phút là 40 %,số lượng chờ 10-20 phút là 40%, chờ từ 20 – 30 là 20 %.
Bảng 2.4. Thời gian chờ siêu âm
Thời gian n Tỷ lệ %
< 10 phút 50 25,00
10- 20 phút 80 40,00
>20 phút 70 35,00
Bảng 2.5. Thời gian chờ lấy mẫu xét nghiệm Thời gian n Tỷ lệ % < 10 phút 40 20,00 10- 20 phút 80 40,00 >20 phút 80 40,00 Tổng 200 100,00
Bảng 2.6. Thời gian chờ mắc máy Monitor
Thời gian n Tỷ lệ % <30 phút 20 20,00 30 – 60 phút 50 50,00 >60 phút 30 30,00 Tổng 100 100,00
Trong 200 thai phụ quan sát có 100 thai phụ có chỉ định mắc máy Monitor. Trong các bước khám thai thì đây là bước khám thai phụ có thời gian chờ đợi lâu nhất, do lượng bệnh nhân đông, mà khoa có chỉ có 6 bàn mắc máy, thời gian mắc máy mỗi thai phụ hết 30 phút. Do đó thai phụ chủ yếu bị dồn ứ tại khâu này.
2.3.3. Đánh giá sự hài lòng của thai phụ đến khám thai tại Khoa
Bảng 2.7. Mức độ hài lòng của thai phụ
Mức độ hài lòng n Tỷ lệ %
Rất hài lòng 150 75,00
Hài lòng 45 22,50
Không hài lòng 05 2,50
Có 97,5 % thai phụ hài lòng và rất hài lòng với quy trình tiếp đón, khám và phục vụ của khoa. Tuy nhiên có 2,5 % thai phụ chưa hài lòng với các thủ tục bảo hiểm và thái độ phục vụ của NVYT.
Chương 3 BÀN LUẬN
3.1. Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân
3.1.1. Ưu điểm
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ, cùng với điều dưỡng phục vụ thai phụ tốt nhất những nhu cầu của họ.
- Đội ngũ điều dưỡng, nữ hộ sinh của khoa có kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc trước sinh và khám thai.
- Điều dưỡng, nữ hộ sinh không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà chủ động lập kế hoặc chăm sóc, chăm sóc trước sinh cho từng thai phụ. Điều dưỡng viên, nữ hộ sinh thực hiện tốt hai chức năng là độc lập và phối hợp.
- Lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm và tạo điều kiện, hỗ trợ, chỉ đạo công tác điều dưỡng kịp thời và có hiệu quả. Công tác chăm sóc trước sinh, khám thai và quản lý thai nghén được chú trọng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu của thai phụ trong ngành và phụ nữ ở những khu vực lân cận đến khám thai dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc trước sinh toàn diện cho thai phụ. - Từ tháng 4/2020 Khoa triển khai đặt số khám online để tạo điều kiện thuận lợi cho thai phụ đến khám
- Thai phụ được khám thai tận tình, chu đáo và theo đúng quy trình; thai phụ có sự hài lòng với có với dịch vụ khám thai tại khoa Khám bệnh của bệnh viện.
Hình 3.1 Triển khai hệ thống đặt số khám online
3.1..2. Nhược điểm
- Số lượng điều dưỡng, nữ hộ sinh còn thiếu so với số lượng thai phụ ngày càng nhiều đến khám và quản lý thai nghén tại khoa nên khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ nội dung trong quy trình khám thai và lập kế hoạch chăm sóc trước sinh. - Một số trang thiết bị tại khoa còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc toàn diện. Những trang thiết bị phục vụ chăm sóc trước sinh nói chung và khám thai nói riêng còn hạn chế, chưa đảm bảo để thực hiện quy trình khám thai tốt nhất ở các khâu, nhất là số lượng máy Monitor còn quá ít so với nhu cầu thực tế, thai phụ chủ yếu phải chờ đợi ở khâu này.
- Một số điều dưỡng trẻ, điều dưỡng mới luân chuyển chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc sóc trước sinh, đặc biệt trong vấn đề tư vấn cho thai phụ trong suốt quá trình mang thai.
đến thai phụ chưa có đủ thông tin và kiến thức để tự chăm sóc tốt nhất cho mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sinh nở.
3.2. Nguyên nhân
- Về phía điều dưỡng: Việc chăm sóc trước sinh dựa vào bằng chứng còn hạn chế do thiếu các đề tài nghiên cứu của điều dưỡng, nữ hộ sinh tại khoa. Một số ít điều dưỡng, nữ hộ sinh còn hạn chế về kỹ năng trong công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho thai phụ đến khám thai tại khoa.
- Về phía Bệnh viện và khoa phòng:
Do tình trạng người bệnh đông, không đáp ứng môi trường tốt nhất tại bệnh viện, không đáp ứng đúng tỷ lệ điều dưỡng, nữ hộ sinh/người bệnh theo quy định của bộ Y tế. Phòng tư vấn truyền thông giáo dục sức khỏe của Khoa chưa có đủ tài liệu, phương tiện… để thai phụ dễ tiếp cận vì vậy công việc tư vấn cho người bệnh thực sự chưa mang lại hiệu quả cao.
- Về phía thai phụ: Thai phụ chưa chủ động để làm mẹ an toàn, chưa thấy được tầm quan trọng của chăm sóc trước sinh, quản lý thai nghén và khám thai định kỳ. Do vậy điều dưỡng, nữ hộ sinh phải dành nhiều thời gian hơn nữa để tư vấn, giải thích cho thai phụ đặc biệt là phụ nữ mang thai phải chủ động để làm mẹ an toàn.
3.3. Đối với điều dưỡng
- Áp dụng đúng và đầy đủ quy trình khám thai cho thai phụ đến khám tại khoa để nâng cao chất lượng chăm sóc trước sinh.
- Người điều dưỡng, nữ hộ sinh cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Áp dụng những mô hình chăm sóc toàn diện tiên tiến vào khoa, phòng của mình, áp dụng được những kiến thức mới vào chăm sóc trước sinh, quản lý thai nghén, khám thai và phải chăm sóc thai phụ dựa vào bằng chứng.
- Điều dưỡng, nữ hộ sinh tại khoa cần có nhiều nghiên cứu khoa học về công tác điều dưỡng tại khoa để có thêm bằng chứng trong chăm sóc. Tích cực làm đề tài về chăm sóc thai phụ, đánh giá thực trạng áp dụng quy trình khám thai
ở nhiều thời điểm, tìm hiểu những yếu tố liên quan từ đó có những cải tiến mang tính chất khoa học để nâng cao chất lượng khám thai.
- Tăng cường mối quan hệ với các đồng nghiệp để học hỏi thêm về kiến thức chuyên sâu và biết phối hợp với các thành viên trong khoa phòng và trong Bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan để việc khám thai đạt hiệu quả cao nhất. Điều dưỡng phải phát huy tối đa được chức năng nghề nghiệp độc lập của mình trong từng bước của quy trình khám thai để từng bước nâng cao chất lượng khám thai của khoa và bệnh viện.
3.4. Đối với bệnh viện, khoa phòng
- Bệnh viện có sự kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đầy đủ nội dung quy trình khám thai khi khám thai như một tiêu chuẩn đánh giá điều dưỡng, nữ hộ sinh. Nhà quản lý nên điều chỉnh chiến lược để quy trình khám thai được áp dụng đầy đủ và chất lượng khám thai được nâng cao.
- Tăng cường trang thiết bị máy móc cho khoa phòng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thai phụ đến khám.
- Tăng cường thêm nguồn lực y tế để giảm bớt khối lượng công việc, áp lực công việc cho cán bộ điều dưỡng, nữ hộ sinh để họ đẩy mạnh tinh thần Y đức và nâng cao trách nhiệm chăm sóc trước sinh hơn nữa. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho điều dưỡng, nữ hộ sinh được tập huấn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học.
- Tạo một môi trường Bệnh viện thân thiện, là nơi điều trị, dưỡng bệnh an toàn và tin cậy cho mọi người dân.
- Hướng dẫn cho thai phụ về nội qui khoa phòng, quy trình khám thai giúp họ tuân thủ theo qui định. Hạn chế tình trạng thai phụ không hiểu hoặc hiểu sai hướng dẫn của điều dưỡng, nữ hộ sinh. Giúp thai phụ hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi đến khám thai tại Bệnh viện.
tượng đến khám thai.
- Lấy ý kiến phản hồi từ phía thai phụ và gia đình thông qua tổ chức họp thông qua hòm thư góp ý một cách công khai minh bạch đưa vào tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh.
3.5. Đối với thai phụ và gia đình
- Chủ động, tích cực cùng với điều dưỡng, nữ hộ sinh trong công tác quản lý thai nghén và khám thai định kỳ
- Cần tin tưởng và tuân thủ mọi quy đinh của khoa, tham gia cùng với điều dưỡng, nữ hộ sinh lập kế hoạch chăm sóc trước sinh và thực hiện kế hoạch chăm sóc trước sinh cho thai phụ để đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Khoa khám bệnh với đặc thù là khoa khám thường chủ yếu là phục vụ thai phụ có BHYT, lượng thai phụ đông. Để đạt được kết quả trong công tác khám như trên là một cả sự cố gắng đoàn kết của tập thể khoa . Để công tác khám và quản lý thai nghén ngày càng hoàn thiện hơn. Một số đề xuất đưa ra là :
- Bệnh viện có sự kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đầy đủ nội dung quy trình khám thai khi khám thai như một tiêu chuẩn đánh giá điều dưỡng, nữ hộ sinh.
- Trang bị thêm một số trang thiết bị máy móc, đặc biệt là só lượng máy Monitor để thai phụ đỡ phải chờ đợi
- Tăng cường thêm nguồn lực y tế để giảm bớt khối lượng công việc, áp lực