phòng tái phát bệnh
Một sốưu điểm:
- Người bệnh đã có một số kiến thức cơ bản về phòng loét dạ dày tá tràng tái phát. Cụ thể là hầu hết người bệnh đã biết được chế độ ăn uống, lối sống và biết cách sử dụng thuốc phù hợp.
- Đa số người bệnh đã nhận thức được các yếu tố nguy cơ dẫn đến loét dạ dày tá tràng, biểu hiện của loét dạ dày tá tràng và các phương pháp chẩn đoán phát hiện bệnh, rất nhiều người bệnh cho rằng việc phòng bệnh là do chính bản thân người bệnh đóng vai trò quan trọng
- Hơn một nửa số người bệnh đã hiểu đươc các nguyên tắc thực hiện chếđộăn của bản thân để phòng tái phát bệnh cụ thể: ăn những thức ăn mềm dễ tiêu như cơm, bánh mì; các loại nước ép táo, sữa nghệ...Người bệnh cũng hiểu được lối sống đóng góp rất lớn tới việc phòng bệnh.
- Đa số người bệnh đã tiếp cận được thông tin kiến thức về chế độ sử dụng thuốc đặc biệt là các thuốc giảm đau chống viêm là nguyên nhân chính gây loét dạ
dày tá tràng.
Một số tồn tại: Bên cạnh những kiến thức cơ bản về phòng tái phát bệnh, người bệnh loét dạ dày tá tràng đang nằm điều trị tại khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Nam Định còn có một số thiếu hụt trong nhận thức về phòng tái phát bệnh. Cụ thể như sau:
- Người bệnh loét dạ dày tá tràng chỉ nắm được kiến thức chung chung về chế độ ăn uống và điều trị để phòng loét tái phát, những kiến thức cụ thể và chi tiết người bệnh vẫn chưa nắm được, chính vì vậy mà người bệnh không áp dụng được kiến thức đó trong việc thực hiện chếđộđiều trị của bản thân.
+ Chế độ ăn : Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thấy có tới 52,4% người bệnh cho rằng chếđộ ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng là cơm mềm, bánh mì, canh/súp; đối với nhận thức về các loại đồ uống tốt cho người bệnh loét dạ dày tá tràng, chỉ có 50% người bệnh cho rằng nước ép táo, sữa nghệ, nước dừa tốt cho người bệnh; việc lựa chọn cách chế biến các loại thịt trong chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh cũng chưa cao, chỉ có đối tượng lựa chọn thịt, cá nạc được chế biến bằng cách luộc, hấp ( 42,9%); có 28,6% đối tượng cho rằng nên ăn xương băm nhỏ, sụn, cổ cánh, chân gà vịt và có 11,9%; 16,7% đối tượng nghiên cứu chọn thịt ướp muối, dăm bông, lạp sườn, thịt quay, rán, nướng trong chếđộăn dành cho người bệnh loét dạ dày tá tràng. Các thực phẩm này sẽ làm cho dạ dày “vất vả’ hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên người bệnh cần hạn chế, không nên ăn. Chúng ta thường có thói quen uống nước lọc hoặc nước hoa quả trong bữa
ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen cực kì có hại bởi vì khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ làm tăng kích thích của dạ dày khiến quá trình tiêu hóa chậm lại. Tương tự như vậy, thói quen ăn nhiều canh trong bữa cơm sẽ khiến chúng ta lười nhai hơn, nuốt nhanh hơn, thức ăn vào dạ dày vẫn còn ở dạng cứng, dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn quá nhanh sẽ
khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày và giảm nhu động dạ dày. Tuy
nhiên có tới 21,4% người bệnh cho rằng cần uống nhiều nước sau khi ăn xong và uống nhiều nước trong bữa cơm là 16,7%.
Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến kích thích dạ dày, ví dụ như thức ăn lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40-500C. Đối với nhận thận thức về nhiệt độ phù hợp của thức ăn/đồ uống cho người bệnh loét dạ dày tá tràng 35,7% người bệnh cho rằng nhiệt độ phù hợp là 30 - 400 C; 31,0% cho rằng nhiệt độ phù hợp là 40 - 500 C ; tỷ kệ tương ứng ở 10 – 200 C là 26,2% và 60 - 700 C là 7,1%.
+ Lối sống: Để phòng loét dạ dày tá tràng tái phát không chỉ có kiến thức về
chế độ ăn đúng, người bệnh còn phải biết được lối sống phù hợp với tình trạng bệnh. Cụ thể là không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá… bởi
vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng
tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ
dày giảm. Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng
thời gian 30 phút sau bữa ăn vì lúc này não bộ đang tập trung điều khiển dồn toàn
bộ năng lượng cơ thểđể thực hiện việc tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất, nếu
bạn có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ có sự “chia sẻ” năng lượng nhất định
khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày.
Bởi căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân làm tăng sản sinh axít dạ dày và
tiêu hóa chậm. Chính vì vậy bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa
stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ. Chú ý giữ ấm vùng bụng: vùng
bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Cần đảm bảo ăn uống vệ
sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập
gây bệnh. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy chỉ có 14,3 % người bệnh cho rằng chỉ
có rượu bia, chè đặc mới gây hại cho dạ dày còn cà phê không gây hại cho dạ dày; có 33,3 % cho rằng người bệnh cho rằng có thể hút thuốc lá mà không gây hại cho dạ dày; có đến 53,3% lựa chọn việc hoạt động trí óc trong khoảng thời gian 30 phút sau khi ăn; và chỉ có 4,8% đối tượng lựa chọn việc hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn; có 38,1% người bệnh cho rằng nên ăn trước khi đi ngủđể dạ dày không bị rỗng .
+ Cách sử dụng thuốc: Các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng thường sử dụng trong khoảng 4 – 6 tuần. Mà thời gian nằm viện của người bệnh trung bình khoảng 7 ngày. Cho nên sau khi ra viện người bệnh vẫn cần tiếp tục dùng thuốc điều trị
củng cố theo đơn. Tuy nhiên có 11,9% ĐTNC chọn thôi thuốc và 19,0% chọn giảm liều sau khi đã hết triệu chứng bệnh.Có rất nhiều ĐTNC có tần suất sử dụng thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) thỉnh thoảng (76,2%), rất ít người bệnh có tần suất sử dụng thuốc là luôn luôn (4,8%) và hiếm khi (16,7%); có 2,4% người bệnh chưa bao giờ sử dụng thuốc. Việc không tuân thủ đúng liệu trình điều trị và tự ý dùng thuốc và dùng thuốc không đúng cách sẽ khiến cho bệnh nhanh chóng tái phát, dai dẳng và nặng nề hơn. Có khoảng 33,3% người bệnh nhận thức sai thời điểm uống thuốc giảm đau chống viêm thích hợp khi cho rằng thuốc nên uống trước bữa ăn 15 phút hay cho rằng uống thuốc khi đói (2,4%), một số lại chưa biết thời điểm chính xác để
uống thuốc.