Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu là nam giới chiếm 11,9% ít hơn nữ 86,9%. Điều này là phù hợp với hình thức đào tạo và đặc thù của từng chuyên ngành cử nhân điều dưỡng nữ giới nhiều hơn nam. Tương tự kết quả nghiên cứu của ở Trường Đại học Y Hà Nội của Lê Thị Nga là nam chiếm 11,2%, nữ 89,8% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ tại Trường Đại học Y khoa Vinh Vinh năm 2016 tỷ lệ sinh viên nam ít hơn nữ trong chuyên ngành cử nhân điều dưỡng. Độ tuổi trung bình của sinh viên là 21,7 ± 0,7, phù hợp với đặc điểm sinh viên chínhqui năm thứ 3[11],[12].
Phần lớn sinh viên là người dân tộc Kinh chiếm 88%, có 12% sinh viên là người dân tộc thiểu số. Đối tượng sinh viên là người dân tộc thiểu số trong nghiên cứu này lớn hơn các nghiên cứu khác. Nghệ An là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống như Mông, Thái, Thổ.., hàng năm nhà trường có tiếp nhận đối tượng sinh viên hệ cử tuyển là con em đồng bào dân tộc thiểu số đến học tập.
Yếu tố điểm trung bình chung học tập của sinh viên được thu thập, đánh giá trong nghiên cứu này là điểm của năm học 2016 - 2017 là học kỳ gần nhất thời điểm nghiên cứu, kết quả cho thấy đa số sinh viên xếp loại học lực khá 63,8%, 12,8% xếp loại giỏi và có đến 14,8% sinh viên không trả lời kết quả học tập của cá nhân. Kết quả học tập sinh viên đa số ở mức khá, chứng tỏ sinh viên chịu khó học tập, đây là thuận lợi để triển khai can thiệp để nâng cao kiến thức thực hành cho sinh viên.
Về đào tạo và nhận tài liệu về phòng ngừa chuẩn. Có 89,9% sinh viên đã được đào tạo về phòng ngừa chuẩn, chủ yếu qua môn học Kiểm soát nhiễm khuẩn trong chương trình học tập tại trường. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với sinh viên Trường đại học Y Hà Nội là 30,3%; và nghiên cứu 30.3% số sinh viên tham gia, được nhận đào tạo của Huson Amin Ghalya, Youssreya Ibrahim chỉ có 38.5% sinh viên được nhận đào tạo về PNC. Trong chương trình đào tạo năm thứ
2 cử nhân điều dưỡng tại Trường đại học Y khoa Vinh có môn học Kiểm soát nhiễm khuẩn để trang bị kiến thức cho sinh viên trước khi đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế. Do vậy, gần 90% sinh viên đã được đào tạo về Phòng ngừa chuẩn. Vẫn có 10% sinh viên chưa đăng kí học tín chỉ môn Kiểm soát nhiễm khuẩn tại thời điểm thu thập số liệu. Tuy nhiên, để được tham gia học lâm sàng tại các cơ sở y tế thì bắt buộc sinh viên phải hoàn thành môn học trong năm thứ 2, qua theo dõi thì tại thời điểm hiện nay thì 100% sinh viên đã được đào tạo về PNC. Nghiên cứu của Lê Thị Nga tại Trường Đại học Y Hà Nội trên nhiều đối tượng sinh viên từ năm 2 đến năm 5 với ngành cử nhân điều dưỡng, bác sĩ đa khoa, do chương trình học không đồng nhất giữa các đối tượng và năm học nên tỷ lệ sinh viên được đào tạo về PNC thấp hơn nghiên cứu ở Trường Đại học Y khoa Vinh. Ngoài ra còn có 4,5% sinh viên được tham gia lớp tập huấn về PNC do Phòng khám Trường Đại học Y khoa Vinh tổ chức.
Có 81% được nhận tài liệu hướng dẫn về kiến thức phòng ngừa chuẩn mặc dù gần 90% sinh viên đã học môn kiểm soát nhiễm khuẩn tức là đã được nhận tài liệu về PNC. Tuy nhiên, qua phỏng vấn sinh viên cho thấy, một số sinh viên quan niệm tài liệu hướng dẫn là những sách mỏng, tờ rơi hướng dẫn ngoài giáo trình chính thống. Do vậy, tỉ lệ trả lời nhận được tài liệu về PNC thấp hơn được đào tạo về PNC. Tỷ lệ nhận được tài liệu về PNC thấp hơn so với sinh viên cử nhân điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội là 100%; theo Mn. Huson Amin Ghalya, Prof. Youssreya Ibrahim là 86,45% [15], thấp hơn so với nghiên cứu khi có 100% sinh viên điều dưỡng đều nhận được tài liệu đào tạo về PNC.
4.2. Kiến thức của sinh viên về phòng ngừa chuẩn
Trong PNC thì vệ sinh tay được coi là nội dung cơ bản, là biện pháp hiệu quả nhất trong nỗ lực kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tác động trước tiên là hoạt động vệ sinh tay. Trong nghiên cứu này kiến thức về vệ sinh tay được khảo sát thông qua 19 câu hỏi với 3 nội dung về mục đích của rửa tay, kỹ thuật rửa tay, chỉ định của rửa tay, sử dụng các biện pháp và phương tiện thay thế vệ sinh bàn tay.
41
Trong đó, phần lớn sinh viên trả lời đúng các câu hỏi về mục đích của rửa tay: Rửa tay giảm thiểu các vi sinh vật gây hại có trên tay bẩn trả lời đúng 96,4%. Rửa tay làm giảm tỷ lệ mắc các nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe 88%. 66.1% sinh viên trả lời đúng là rửa tay thường quy bao gồm cả cổ tay và bàn tay. Tỷ lệ này thấp hơn sinh viên trong nghiên cứu của Lê Thị Nga, tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi này là trên 98% và 86,8% đồng thời cũng thấp hơn trong nghiên cứu của Mn. Huson Amin Ghalya, Prof. Youssreya Ibrahim (trên 90%). Sinh viên có kiến thức thức đúng về mục đích của rửa tay do thường xuyên để giảm thiểu vi sinh vậy gây hại và giảm các nhiễm trùng. Kiến thức về rửa tay thường qui gồm cả cổ tay và bàn tay thì đạt tỷ lệ thấp chỉ có 66,1% biết nội dung này. Do vậy, giảng viên cần giảng dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn thực hành thành thạo rửa tay thường qui cho sinh viên. Đồng thời trong quá trình thực tập lâm sàng tại cơ sở y tế giảng viên và cán bộ y tế cần giám sát, nhắc nhở thường xuyên để sinh viên thực hiện đúng qui trình rửa tay thường qui.
Kiến thức về thời gian rửa tay chỉ có 31,5% sinh viên rửa tay biết trong rửa tay thường quy, thời gian tối thiểu là từ 40- 60 giây. Sinh viên thường không chú ý đến thời gian của rửa tay do thói quen thường bỏ bước khi rửa tay tại phòng thực hành. Kiến thức của sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh về thời gian thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước của Lê Thị Nga 57%[11], Mn. Huson Amin Ghalyalà 85,42%[35].
Chỉ định rửa tay được giảng dạy không chỉ trong môn Kiểm soát nhiễm khuẩn mà còn trong môn Điều dưỡng cơ bản, do vậy kiến thức của sinh viên về chỉ định của rửa tay đạt tương đối cao, 80% sinh viên trở lên biết các chỉ định với những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trước và sau khi chăm sóc một người bệnh, giữa những lần tiếp xúc với người bệnh. Kết quả này tương đương với tỷ lệ trên trong nghiên cứu của Mn. Huson Amin Ghalya lần lượt từ 80% trở lên. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về chỉ định của rửa tay sau khi tháo găng chỉ đạt 33,9%, sinh viên cho rằng tay tiếp xúc với người bệnh, dịch tiết đã có găng tay bảo vệ do vậy không cần rửa tay sau khi tháo găng. Đây là lỗ hỗng trong kiến thức của sinh viên về chỉ định rửa tay, cần phải bù đắp đầy đủ kiến thức trước khi tham gia lâm sàng
thật sự. Có 65,2% sinh viên cho rằng sử dụng găng thay thế cho rửa tay thường qui. Sử dụng dung dịch rửa tay chứa cồn có tỷ lệ trả lời đùng từ 31,8% đến 65,8. Các kiến thức về việc sử dụng các dung dịch chứa cồn thay thế chưa được cung cấp thường xuyên do đó kiến thức về nội dung này đạt tỷ lệ trả lời đúng chưa cao. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Mn. Huson Amin Ghalya[35].
Các kiến thức về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân gồm có 14 câu hỏi, chia làm 2 nội dung chính: mục đích của sử dụng các phương tiện PHCN và kiến thức về các phương tiện PHCN, chỉ định của các phương tiện PHCN. Sinh viên cử nhân điều dưỡng Trường đại học Y khoa Vinh có kiến thức về mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tương tự sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, là 80% sinh viên đều cho rằng PHCN được sử dụng để loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp. Trong khi đó sinh viên tại Trường đại học Umm Al-Qura là 98.8%. Cho thấy mặt bằng chung sinh viên điều dưỡng Việt Nam có kiến thức về mục đích của sử dụng PHCN còn thấp hơn so với sinh viên các nước. Mục đích sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân được củng cố ở nhiều môn học như điều dưỡng cơ bản, thực hành vi sinh, kí sinh… do vậy được nhắc nhở thường xuyên khi học lý thuyết và thực hành tại phòng thí nghiệm nên kiến thức này cao hơn so với các kiến thức khác về PNC. Phương tiện PHCN đã qua sử dụng cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường, có trên 60% sinh viên đều trả lời đúng điều này, tương tự sinh viên tại Trường Đại học Y Hà Nội[11]. Tỷ lệ trên cao hơn trong nghiên cứu ở sinh viên của Trường đại học Umm Al-Qura là 45.8%. Sinh viên được hướng dẫn các phương tiện PHCN sau khi sử dụng cần được bỏ vào thùng rác y tế có túi màu vàng, đây là nhóm chất thải được xử lý trước khi loại bỏ. Sinh viên trực tiếp thực hiện hành động này thường xuyên khi học thực hành lâm sàng tại phòng thí nghiệm do vậy nên kiến thức này được ghi nhớ lâu và ghi nhớ rõ hơn các kiến thức khác về sử dụng PHCN.
Các sinh viên nhận thức được các nguy cơ tổn thương, phơi nhiễm với máu và dịch tiết trên lâm sàng, trong quá trình giảng dạy tại trường, sinh viên được cung cấp các kiến thức về bảo vệ cá nhân khi xử lí máu dịch tiết, chất tiết của người bệnh. Đồng thời trong quá trình học lâm sàng sinh viên luôn được nhắc nhở việc sử
43
dụng các phương tiện PHCN. Tuy nhiên về các chỉ định của sử dụng phương tiện PHCN sinh viên chưa được nắm rõ. Sinh viên nắm rõ mục đích sử dụng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu dịch văng bắn té đạt 91,7%. Tuy nhiên các nội dung sử dụng găng khi có nguy cơ bị kim cắt/đâm vào tay có tỷ lệ trả lời thấp đạt 22%. Cho thấy, sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về mục đích sử dụng PHCN với mỗi nguy cơ cụ thể. Do vậy, trong chương trình học sinh viên cần phân tích chi tiết mỗi nguy cơ để sử dụng PHCN phù hợp.
Tỷ lệ bịchấn thương do vật sắc nhọn trong thực thập lâm sàng của sinh viên đại học điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2015 là 60%, số lần mắc trung bình là 1,46 lần/6 tháng[12]. Đây là chấn thương có tỷ lệ mắc cao trong sinh viên đại học điều dưỡng, do vậy ngay từ khi chưa đi thực tập lâm sàng sinh viên cần được trang bị đầy đủ kiến thức nhằm mục đích giảm thiểu tỷ lệ mắc. Trong nghiên cứu này có trên 60% sinh viên biết cần phải báo cáo khi bị chấn thương do vật sắc nhọn, và không bẻ cong bơm tiêm sau khi sử dụng để tránh tổn thương do vật sắc nhọn. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Mn. Huson Amin Ghalya là 69,8% [35]và nghiên cứu của Lê Thị Nga là 85,4%. Chỉ có 35,1% sinh viên biết phải nghiền nhỏ vật sắc nhọn trước khi tiêu huỷ tương đương với sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội và tỷ lệ này trong nghiên cứu của Mn. Huson Amin Ghalya là dưới 20%[35].
Nhóm kiến thức: không đậy nắp bơm tiêm sau khi sử dụng để tránh tổn thương; vết thương do kim đâm không phải là gặp nhất trên lâm sàng; dự phòng tiếp xúc được sử dụng để quản lý các vết thương từ một người bệnh bị HIV, sinh viên nắm được rất ít dưới 20%. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho kiến thức PNC của sinh viên, chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như viêm gan B, HIV… Sinh viên chưa đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế do vậy các kinh nghiệm bản thân về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn chưa nhiều. Đồng thời chưa được chứng kiến các tổn thương do vật sắc nhọn gây nên do vậy vẫn còn chưa có ý thức để học tập kiến thức, thực hành về phòng ngừa cho bản thân. Thầy/Cô giáo cần chú trọng nội dung này
trong chương trình đào tạo để trang bị đầy đủ kỹ năng tránh các tổn thương do vật sắc nhọn cho sinh viên.
Nhóm kiến thức về vệ sinh khi ho và hô hấp sinh viên đạt trên 64%, tương đương sinh viên Trường đại học Y Hà Nội, các kiến thức vệ sinh khi ho và hô hấp được lặp lại ở nhiều nội dung môn học lâm sàng và tiền lâm sàng nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về làm thế nào để bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi ho do vậy sinh viên nhớ tốt hơn. Bên cạnh, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng thường đăng tải các thông điệp về vệ sinh ho, và hô hấp. Do vậy, ngoài học tập ở lớp sinh viên có thể còn được nhận các kiến thức trên qua các kênh truyền thông đại chúng và quan sát trong cuộc sống hằng ngày nên tỷ lệ trả lời đúng cao hơn. Khi tiếp xúc với những người bệnh có các bệnh về hô hấp cần thiết phải đeo khẩu trang 63,1%; khi ho, nếu không có khăn tay nên dùng mặt trong khủyu tay để che, không dùng bàn tay 65,8%; Khoảng cách hợp lí khi tiếp xúc (giao tiếp) với người bệnh có vấn đề đường hô hấp là 1m 64,6%; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh cần vệ sinh tay 78,6%; và các khoa phòng cần cần có kế hoạch quản lí các người bệnh có bệnh về đường hô hấp đạt tỷ lệ cao nhất 82,4%.
Trong phần kiến thức trên có 3 câu hỏi về việc sắp xếp người bệnh dựa trên các đặc điểm: nhiễm khuẩn bệnh viện, nguy cơ lây truyền, sắp xếp người bệnh riêng ra từng khu vực. Các câu hỏi về sắp xếp người bệnh thích hợp có tỷ lệ trả lời đúng cao trên 76%. Các kiến thức này sinh viên có thể ghi nhận được ngay từ thực tế quan sát khi đi học lâm sàng, hoặc ngay tại các phòng lab, ngoài ra các kiến thức trên đã được cung cấp cho sinh viên khi học môn Vi sinh và môn KSNK.
Các dụng cụ y tế trước khi sử dụng lại trên người bệnh đểu phải được xử lí theo đúng quy trình về tiệt khuẩn, khử khuẩn. Các dụng cụ sau khi được xử lí qua quy trình đều phải được dán nhãn và ghi ngày giờ, hạn sử dụng, người đóng gói trước khi bàn giao về khoa phòng. Có 94,6% sinh viên trả lời đúng dụng cụ y tế tái sử dụng phải được xử lý trước khi sử dụng cho người bệnh khác. Dụng cụ thiết yếu, được sử dụng để đưa vào mô, mạch máu và khoang vô khuẩn phải được tiệt khuẩn,
45
nhưng có 19,6% cho rằng khử khuẩn mức độ cao là được. Sự khác biết tỷ lệ trên do sinh viên ít không được tiếp xúc với các dụng cụ thiết yếu: dụng cụ thông tiểu, thông mạch máu… do vậy sinh không biết kiến thức này là phù hợp. Những kiến thức về xử lí dụng cụ y tế là những kiến thức chuyên sâu, sinh viên chỉ được học một phần nhỏ nội dung trên trong môn Vi sinh và môn KSNK.Thực tế sinh viên chưa đi lâm sàng sinh viên nên chưa tiếp xúc với người trực tiếp làm sạch và xử lí dụng cụ. Do vậy, chưa có nhiều sinh viên trả lời đúng các câu hỏi về nội dung này.
Trên 74% sinh viên trả lời đúng các câu hỏi về phân loại đồ vải tại cơ sở phát