Trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về phòng ngừa chuẩn với một số đặc điểm cá nhân sinh viên như: Giới tính, dân tộc, đào tạo về PNC, thái độ về PNC Kiến thức chung về PNC gồm nhiều nhóm kiến thức thành phần tạo nên như: vệ sinh tay, tiêm an toàn, xử lý chất thải y tế,… các kiến thức sinh viên đã được được trong một số môn học như Kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh,… tuy nhiên do kiến thức nhiều với các điều chi tiết nên khó nhớ do vậy kiến thức đạt rất thấp. Bên cạnh đó, sinh viên năm 2 chưa đi thực tập lâm sàng nên sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tế trong các vấn đề xử lý chất thải y tế, đồ vải, sắp xếp người bệnh… do vậy kiến thức sinh viên chưa được củng cố. Sinh viên nhớ đúng các kiến thức về nhóm vệ sinh khi ho và hô hấp 64%, tiêm an toàn và phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn 54%. Đây là nhóm kiến thức thiết thực, sinh viên hình dung được ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh viên nếu không tuân thủ 2
điều kiện đó, do vậy kiến thức đúng chiếm tỷ lệ cao hơn.Sinh viên có thái độ tích cực thì có kiến thức về vệ sinh tay cao gấp 2,7 lần, kiến thức về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần, kiến thức về vệ sinh ho và hô hấp cao gấp 3,7 lần so với sinh viên có thái độ tiêu cực, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Sinh viên quan tâm kiến thức về các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bản thân, và hình dung được các tác hại nếu không tuân thủ điều kiện đó. Nhóm các kiến thức xử lý dụng cụ, xử lý đồ vải, sắp xếp người bệnh… chưa có kinh nghiệm thực tế nên tỷ lệ đạt kiến thức thấp hơn. Mặc dù chưa tìm thấy yếu tố nguy cơ liên quan đến kiến thức PNC của sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh nhưng qua số liệu mô tả cho thấy kiến thức của sinh viên rất thấp. Đây là điều hết sức nguy hiểm nếu với tình trạng kiến thức như vậy mà sinh viên đi thực tế lâm sàng thì có nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến an toàn của sinh viên và người bệnh. Cần đào tạo lại kiến thức về PNC cho tất cả sinh viên để sinh viên có đủ kĩ năng cần thiết bảo vệ bản thân trong suốt quá trình học thực hành lâm sàng.Sinh viên nữ có thái độ tích cực về PNC cao gấp 4,1 lần so với sinh viên nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=4,1 CI95%(1,7 - 7,9). Đặc tính nghề nghiệp điều dưỡng thường có số lượng nữ nhiều hơn nam giới ngay trong lúc học hay thực hành nghề nghiệp sau này. Do đặc tính giới nên sinh viên nữ có tính cẩn thận hơn so với nam, do vậy sinh viên nữ quan tâm trong việc học tập các điều kiện đảm bảo an toàn cho bản thân hơn sinh viên nam.
Nghiên cứu này được triển khai với nguồn lực và thời gian có hạn nên chỉ mới thực hiện được ở việc đánh giá kiến thức, thái độ về PNC của sinh viên đại học điều dưỡngnăm thứ 2 mà chưa đánh giá được đánh giá toàn thể sinh viên toàn trường với các ngành như: y đa khoa, kỹ thuật y học, y học dự phòng… Do vậy, kết quả nghiên cứu chỉ có thể phiên giải trên nhóm đối tượng này và cung cấp bằng chứng đến xây dựng kế hoạch can thiệp nâng cao kiến thức có thể chưa thật đại diện cho sinh viên toàn trường. Một hạn chế nữa của nghiên cứu là chưa đánh giá thực hành về PNC của sinh viên tại các CSYT theo các bảng kiểm kỹ thuật điều dưỡng. Học viên chỉ mới quan sát một số sinh viên năm thứ 2 đang thực tập tiền lâm sàng tại phòng thực hành
49
của nhà trường. Tuy nhiên, điều kiện thực hành tại trường chưa thể sát thực đúng như thực tế các cơ sở y tế khám chữa bệnh do vậy chưa đánh giá được thật chính xác được kĩ năng thực hành PNC của sinh viên. Nếu có điều kiện trong thời gian tới, học viên sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 của nghiên cứu, đánh giá thực hành của sinh viên về PNC, triển khai can thiệp và đánh giá hiệu quả cải thiện kiến thức, thực hành của sinh viên.
Hiện nay chưa có bộ công cụ chuẩn về đánh giá kiến thức về PNC ở sinh viên điều dưỡng nên học viên đã phát triển bộ công cụ nghiên cứu từ hướng dẫn của BYT và tham khảo các nghiên cứu khác nên có thể gặp sai số thông tin do chưa thật phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên.
Với phương pháp thu thập thông tin phát vấn tự điền nên có thể gặp trường hợp sinh viên trả lời qua loa với tinh thần không hợp tác. Tuy nhiên, để giảm bớt tối đa các sai số có thế gặp phải, học viên giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu, tác dụng của việc trả lời trung thực bộ câu hỏi, và hướng dẫn chi tiết cách ghi câu trả lời. Do vậy sinh viên tham gia nghiên cứu đều hợp tác và trả lời cẩn thận, chính xác các câu hỏi trong phiếu thu thập thông tin.
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề PNC, rất hiếm nghiên cứu nào thực hiện về vấn đề này ở đối tượng sinh viên đại học điều dưỡng nên khi bàn luận học viên chỉ có thế so sánh với một số nghiên cứu trong nước ở đối tượng sinh viên y nói chung, và với các nghiên cứu khác trên thế giới ở sinh viên đại học điều dưỡng. Do sự khác nhau về bậc học của sinh viên, và điều kiện thực hành tiền lâm sàng giữa CSYT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới nên phần bàn luận giải thích sự khác biệt có thể chưa sát. Để khắc phục học viên nghiên cứu kỹ tổng quan tài liệu làm cơ sở lý luận, tìm hiểu kỹ phương pháp và kết quả của các nghiên cứu đã triển khai ở trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu kiến thức, thái độ phòng ngừa chuẩn của 337 sinh viên Đại học Điều dưỡng năm thứ 2 tại Trường Đại học Y khoa Vinh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên
Có 5,9% sinh viên đại học điều dưỡng đạt kiến thức chung về phòng ngừa chuẩn. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt về tiêm an toàn, phòng tổn thương do vật sắc nhọn là 54%.
Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt về vệ sinh khi ho và hô hấp là 64%. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt về vệ sinh tay là 57%.
Tỷ lệ sinh viên có kiến thức về xử lý dụng cụ y tế, đồ vải, vệ sinh môi trường đạt thấp dưới 40%.
Có 65,9% sinh viên sinh viên có thái độ tích cực về phòng ngừa chuẩn, 33,2% có thái độ trung tính và 0,9% có thái độ tiêu cực trong phòng ngừa chuẩn.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn
Sinh viên có thái độ tích cực có kiến thức về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần so với sinh viên có thái độ tiêu cực (p < 0,05).
Sinh viên có thái độ tích cực có kiến thức về vệ sinh tay cao gấp 2,7 lần so với sinh viên có thái độ tiêu cực (p < 0,05).
Sinh viên có thái độ tích cực có kiến thức về vệ sinh ho và hô hấp cao gấp 3,7 lần so với sinh viên có thái độ tiêu cực (p < 0,05).
Sinh viên nữ có thái độ tích cực về phòng ngừa chuẩn cao gấp 4,1 lần so với sinh viên nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=4,1 CI95%(1,7 - 7,9).
51
KHUYẾN NGHỊ
Bảo đảm an toàn cho sinh viên trong thời gian học tập là công việc hết sức cần thiết, để nâng cao kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn cho sinh viên đại học điều dưỡng chúng tôi xin dự kiến đề xuất một số kiến nghị có nội dung như sau:
Với nhà trường: Cần bố trí giảng dạy lại nội dung phòng ngừa chuẩn cho
sinh viên, kết hợp giảng dạy và phân tích chi tiết từng nội dung của PNC để sinh viên nắm vững bản chất và thực hành đúng. Kết hợp với cơ sở y tế tăng cường hoạt động đào tạo phòng thực hành về ngừa chuẩn cho sinh viên.
Với sinh viên: Tự chủ động học và cập nhật kiến thức về PNC cho bản thân,
trau dồi kĩ năng thực hành trước khi thực hành lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đinh Phạm Phương Anh, Phan Thị Hằng (2015). Khảo sát kiến thức thái độ thực hành về phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế bệnh viện Hùng Vương.Tạp chí y học thực hành,12.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012).Chương trình khung giáo dục đại học, khối
ngành khoa học sức khỏe, ngành điều dưỡng, trình độ đại học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2009). Thông tư số 18/2009/TT-BYT về việc Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2012).Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám chữa bệnh, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2012).Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 09 năm 2012
hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2015). Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý
chất thải y tế, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2017).Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 Hướng dẫn
thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám chữa bệnh, Hà Nội.
8. Cục Quản lí khám chữa bệnh (2012).Tài liệu đào tạo liên tục về phòng và
kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thanh Hà, Lê Bích Liên (2012). Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi Đồng 1.Tạp chí Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, 12, 128-131.
10. Nguyễn Việt Hùng, Lê Bá Nguyên (2010).Đánh giá thực trạng và xác định mối liên quan về kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa cách ly của nhân viên y tế một số bệnh viện miền Bắc. Tạp chí Y học
thực hành, 5, 36-40.
11. Lê Thị Nga (2016). Kiến thức, thái độ về các biện pháp phòng ngừa chuẩn
của sinh viên tại Đại học Y Hà Nội, Khóa luận cử nhân điêu dưỡng, Trường
53
12. Nguyễn Thị Mai Thơ (2015).Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng
Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng,
Trường đại học y tế công cộng.
13. Lê Thị Anh Thư (2010). Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Thành phố Hồ
Chí Minh,2, 430- 435.
14. Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Nguyễn Việt Hùng (2008). Kiến thức và nhận thức của nhân viên y tế về dự phòng toàn diện tại một số bệnh viện các tỉnh phía Bắc.Tạp chí Y học lâm sàng, 6, 104-106.
15. Trường Đại học Y khoa Vinh (2015).Quyết định số 117 ngày 23/4/2015 Ban
hành Chương trình Chương trình chi tiết ngành đại học Điều dưỡng sửa đổi,
Nghệ An.
16. Trường Đại học Y khoa Vinh (2017).Báo cáo hoạt động đào tạo năm học
2016-2017 và phương hướng năm học 2017-2018, Nghệ An.
17. Trường Đại học Y khoa Vinh (2017).Báo cáo tổng học kì 1 năm 2017-2018.
TIẾNG ANH
18. Akagbo SE, Nortey, Ackumey MM (2017). Knowledge of standard precautions and barriers to compliance among healthcare workers in the Lower Manya Krobo District, Ghana. BMC Res Notes, 30(10(1)), 432.
19. AL-Rawajfah OM, Tubaishat A (2015). Nursing students' knowledge and practices of standard precautions: A Jordanian web-based survey.Nurse Educ
Today, 35(12), 1175-1180.
20. Ameneh B, Ahmad A (2012). Knowledge, Attitude and Practice towards Standard Isolation Precautions among Iranian Medical Students.Global
Journal of Health Science, 4, 142-146.
21. Ameneh Barikani,Ahmad Afaghi (2012). Knowledge, Attitude and Practice towards Standard Isolation Precautions among Iranian Medical Students.
Glob J Health Sci, 4(2), 142–146.
22. Atif ML, Brenet A, Hageaux S, et al (2013). Awareness of standard precautions for 4439 healthcare professionals in 34 institutions in France.
23. Australian Government (2010). Australian Guideline for the Prevention and
Control of Infection and Healthcare. National Health and Medical Research
Council.
24. Benboubker M, Marnissi B, Nhili A, et al (2017). Knowledge, attitudes and practices towards standard precautions among caregivers at Hassan II University Teaching Hospital in Fes, Morocco. East Mediterr Health J, 21(23(1)), 5-12.
25. Carvalho Nagliate P (2013). Measures of knowledge about standard precautions: a literature review in nursing.Nurse Educ Pract, 9(4), 244-249. 26. CDC (2008). Wordbook for designing implementing, and evaluating a sharps
injury prevention program.
27. CDC (2018). Standard Precautions for All Patient Care,
<https://www.cdc.gov/infectioncontrol/basics/standard-precautions.html>, accessed 26/4/2018.
28. Chee HP and Ong YC (2016). Knowledge, attitude and practice on standard precautions for prevention of HIV infection among clinical year medical students. Med J Malaysia,71(5), 238-243.
29. Cheung K, Chan CK,Chang MY, et al (2015). Predictors for compliance of standard precautions among nursing students. Am J Infect Control, 43(7), 729-734.
30. Colet PC (2017). Compliance with standard precautions among baccalaureate nursing students in a Saudi university: A self-report study.J
Infect Public Health, 10(4), 421-430.
31. Elliott S.K.F, Keeton A, Holt A (2005). Medical students’ knowledge of sharps injuries. J Hosp Infect, 60, 374-377.
32. Fatma A.M.A.T (2013). Knowledge, environmental factors, and compliance about needle stick injuries among nursing students. Life Science Journal 10, 2467- 2473.
32. Ginny K (2015). Impact of Training on Knowledge, Attitude and Practices Scores of ICU Nurses regarding Standard Precautions of Infection Control in a Super Speciality Hospital of Delhi. Paripex- indian jounal of research, 4, 282-285.
55
34. Hedayati H, Marjadi B, Askarian M (2014). Barriers to standard precautions adherence in a dental school in Iran: a qualitative study. Am J Infect Control,
42(7), 750-754.
35. Huson A.G, Youssreya I (2014). Knowledge, Attitudes and Sources of Information among Nursing Students toward Infection Control and Standard Precautions. Life Science Journal, 11, 249-260.
36. Jan L, Anne W (2012). CDC Coffee Break: Using Likert Scales IN
Evaluation Survey Work.
37. Kim K.M, Kim M.A, Chung Y.S (2001). Knowledge and performance of the universal precautions by nursing and medical students in Korea. Am J Infect
Control, 29, 295-300.
38. Kim KM, Oh H (2015). Clinical Experiences as Related to Standard Precautions Compliance among Nursing Students: A Focus Group Interview Based on the Theory of Planned Behavior.Asian Nurs Res (Korean Soc Nurs Sci), 9(2).
39. Marie P.T (2008). Prevention of Nosocomial Infection and Standard Precautions:Knowledge and Source of Information Among Healthcare Students. Infection Control and Hospital Epidemiology, 29(7),642-647. 40. Nair SS (2014). Knowledge, Attitude, and Practice of Hand Hygiene among
Medical and Nursing Students at a Tertiary Health Care Centre in Raichur, India. ISRN Prev Med, 6.
41. Ogoina D, Kemebradikumo Pondei,Babatunde Adetunji, et al(2014). Knowledge, attitude and practice of standard precautions of infection control by hospital workers in two tertiary hospitals in Nigeria. J Infect
Prev,
16(1), 16-22.
42. Rahiman F, Chikte U, Hughes GD (2018). Nursing students' knowledge, attitude and practices of infection prevention and control guidelines at a tertiary institution in the Western Cape: A cross sectional study.Nurse Educ
Today, 30(69), 20-25.
43. Rajinder K, Baljit K, Indarjit W (2008). Knowledge, Attitude and Practice Regarding Universal Precautions among Nursing Students. Nursing and
44. Sarani H (2014). Knowledge, Attitude and Practice of Nurses about Standard Precautions for Hospital-Acquired Infection in Teaching Hospitals Affiliated to Zabol University of Medical Sciences. Glob J
Health Sci, 28(8(3)), 193-198.
45. Tarek T, Tawfik Khalid IAN (2013). Standard Precautions and Infection Control, Medical Students' Knowledge and Behavior ata Saudi University: The Need for Change. Global Journal of Health Science, 5, 114-115.
46. Verena G.H, Paul S, Harald H.K (2013). Knowledge of and Adherence to Hygiene Guidelines among Medical Students in Austria. Interdisciplinary
Perspectives on Infectious Diseases, 6.
47. WHO (2007). Standard precautions in health
care,<http://www.who.int/csr/resources/publications/EPR_AM2_E7.pdf?ua= 1>, accessed 24/8/2017.
48. WHO (2013).Infection prevention and control during health care for
probable or confirmed cases of novel coronavirus (nCoV) infection, 2-8.