Hệ tư vấn mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình hệ tư vấn dựa trên tiếp cận không tương tác giữa các tiêu chí trong lĩnh vực y tế (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Hệ tư vấn mạng xã hội

Mạng xã hội trực tuyến trở thành một phần không thể tách rời với các các hoạt động hàng ngày liên quan đến công việc và cá nhân. Mạng xã hội bao gồm các nút đại diện cho người hay thực thể được nhúng trong ngữ cảnh xã hội và các cạnh biểu diễn cho sự tương tác, cộng tác, hay một dạng liên kết giữa các thực thể.

Sự tư vấn xã hội là bất cứ sự tư vấn nào bằng các quan hệ xã hội trực tuyến. Điều này là làm tăng thêm một phương pháp tư vấn hiện có bằng các thông tin xã hội bổ sung. Sự ngày càng phổ biến của truyền thông xã hội cho phép người dùng tham gia vào các hoạt động trực tuyến mà chúng tạo ra nhiều quan hệ xã hội phong phú. Các quan hệ xã hội có thể là quan hệ niềm tin (trust relation), social bookmark, social tag, v.v. Ở đây, khái niệm niềm tin tham chiếu tới một sự thật là người dùng dường như tin tưởng nhiều hơn vào thị hiếu và đề cử của bạn bè; khái niệm tag tham chiếu tới siêu dữ liệu (meta- data) mà chúng được tạo ra và chia sẻ.

Các hệ tư vấn xã hội có thể được phân nhóm dựa trên loại quan hệ xã hội như: hệ tư vấn lấy niềm tin làm trung tâm (trust-centric recommender systems), hệ tư vấn gắn thẻ xã hội (social tagging recommender systems) [10].

27

1.4.6.1. Các bước phát triển hệ tư vấn

Các bước chính để phát triển một hệ tư vấn xã hội là:

Xác định loại quan hệ xã hội (ví dụ như quan hệ niềm tin hay quan hệ gắn nhãn tag) mà hệ tư vấn sẽ sử dụng.

 Thực hiện dự đoán và đưa ra các gợi ý theo một trong các phương pháp: (1) lấy niềm tin làm trung tâm qua các hoạt động: (a) thu thập dữ liệu để xây dựng mạng niềm tin; (b) thực hiện gợi ý bằng phương pháp giám sát hoặc phương pháp không giám sát; hoặc (2) lấy nội dung làm trung tâm qua các hoạt động: (a) biểu diễn quan hệ xã hội đã chọn; (b) thực hiện gợi ý bằng cách mô hình đa chiều hoặc các phương pháp tư vấn dựa trên nội dung hay cộng tác.

1.4.6.2. Các kỹ thuật được sử dụng

Những kỹ thuật dùng trong các hệ tư vấn xã hội có thể được phân loại theo mục đích tư vấn (kết quả đầu ra). Các mục đích đó là: gợi ý bạn bè, gợi ý đối tác, gợi ý người môi giới, và gợi ý theo dõi. Tuy nhiên, trong báo cáo tổng quan này, tôi sử dụng cách phân loại kỹ thuật tư vấn theo loại quan hệ xã hội (một phần của dữ liệu đầu vào) vì tính đơn giản.

Các phương pháp lấy niềm tin làm trung tâm có hai dạng: không được giám sát và được giám sát. Các phương pháp không được giám sát sử dụng kỹ thuật lan truyền và tổng hợp niềm tin để kết hợp niềm tin vào hệ tư vấn. Chúng sử dụng các giải thuật như: TidalTrust dùng để dự đoán các giá trị niềm tin giữa những người dùng; MoleTrust tương tự như TidalTrust nhưng khác ở cách thức thực hiện; TrustWalker dùng để phát hiện những người tương tự nhau, v.v. Các phương pháp được giám sát sử dụng kỹ thuật dự đoán liên kết và phân rã ma trận. Một số giải thuật thuộc nhóm này là: SoRec, tổ hợp niềm tin xã hội (STE).

phương pháp lấy nội dung làm trung tâm, các khối tag hoặc được sử dụng độc lập hoặc được kết hợp với ma trận xếp hạng để đưa ra các gợi ý. Dạng thứ

28

nhất có nhiều điểm tương tư với mô hình tư vấn đa chiều. Dạng thứ hai sử dụng các phương pháp dựa trên nội dung hoặc cộng tác với những kỹ thuật như láng giềng, hồi quy tuyến tính và phân rã ma trận.

1.4.6.3. Các lợi thế và nhược điểm của hệ tư vấn

Một số lợi thế chính của hệ tư vấn dựa trên mạng xã hội là:

Cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho việc đề xuất dựa trên thông tin xã hội có chứa thông tin bổ sung và các kết quả từ sự phân tích mạng xã hội.

 Có thể làm giảm đáng kể vấn đề người dùng mới vì ý kiến và thị hiếu của người dùng có thể được lan truyền thông qua các mạng xã hội.

 Có thể cải thiện đáng kể tính bao phủ của sự đề xuất, đặc biệt đối với các mặt hàng mới.

Một số nhược điểm khi áp dụng các hệ tư vấn xã hội là:

 Có thể có những tác động tiêu cực lên hệ thống vì các quan hệ xã hội có thể bị nhiễu.

 Cần tiếp tục nghiên cứu các loại quan hệ xã hội khác tác động như thế nào lên hệ thống bên cạnh quan hệ niềm tin, tag đã được nghiên cứu khá nhiều trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình hệ tư vấn dựa trên tiếp cận không tương tác giữa các tiêu chí trong lĩnh vực y tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)