Nội dung 1: Khái quát về công ty
Nội dung 2: Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại công ty
Nội dung 3: Đánh giá công tác quản lý rác thải tại công ty
Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất 3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập số liệu
- Thu thập số liệu cụ thể về công ty mà mình thực tập; Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của công ty.
- Chụp ảnh liên quan đến môi trường làm việc, cách thu gom và xử lý rác thải.
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa.
Đã có thời gian 11 tháng làm việc tại nhà máy để quan sát, tìm hiểu thông qua quan sát, đặt câu hỏi và trực tiếp tham gia vào quá trình phân loại rác thải.
Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.
20
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về công ty cổ phần MT
4.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần MT
4.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty cổ phần MT là công ty chuyên bao gói và cung cấp các sản phẩm nông sản rau củ quả cho hệ thống siêu thị và cung cấp rau củ quả sạch tới từng hộ gia đình.
Hình 4.1. Hình ảnh công ty cổ phần MT
Công ty cổ phần MT xây dựng và hoạt động tại thành phố Tsushima tỉnh Aichi Nhật Bản.
Bảng 4.3. Mô tả về cơ cấu phân khu của công ty
Phân khu Nội dung hoạt động Diện tích
( m²)
Bãi đậu xe, kho chứa đồ
Nơi đậu xe, và kho chứa các trang
thiết bị 2433
Tầng 1
Kho lạnh Vừa là nơi chứa sản phẩm đầu vào
và thành phẩm đầu ra 7956 Xưởng bao gói chế
biến
Là nơi sản xuất, sơ chế các sản phẩm Pikkingu Là nơi đóng hộp các sản phẩm
Tầng 2
Văn phòng chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh
doanh và dự án đầu tư lớn.
3956
Nhà ăn Khu vực ăn uống
Phòng thay đồ Phòng cho công nhân thay đồ và nghỉ giải lao
Tổng 14.345
( Nguồn :Công ty cung cấp)
Công ty mẹ chuyên cung cấp nguồn nông sản cho công ty Cổ phần MT là công ty Nagoya Seika. Trụ sở văn phòng của công ty Nagoya Seika nằm ở thành phố Nagoya tỉnh Aichi Nhật Bản.
Công ty Cổ phần MT có 23 nhân viên văn phòng, 18 nhân viên quản lý và 189 nhân viên bao gói chế biến. Bộ máy quản lý của công ty gồm 1 chủ tịch hội đồng quản trị (quản lý cả công ty Cổ phần MT và công ty mẹ Nagoya Seika), 1 tổng giám đốc và 2 giám đốc phụ trách công ty.
Công ty Cổ phần MT chuyên cung cấp nông sản cho 4 tỉnh đó là tỉnh Aichi 1, tỉnh Aichi 2, tỉnh Mie và tỉnh Gifu. Ngoài ra, công ty còn cung cấp
22
rau cho công ty cổ phần Yuni - công ty chuyên phân phối các mặt hàng cho hệ thống siêu thị.
Nguồn vốn của công ty sẽ được cân đối 3 tháng 1 lần.
Năm 2016, tổng doanh thu đạt được của công ty là 667,200 vạn yên(tương đương với 1335 nghìn tỷ VNĐ)
4.1.1.2 Lịch sử và phát triển của công ty Cổ phần MT Nhật Bản
Hình 4.2. Hình ảnh tổng quát của công ty cổ phần MT
Công ty cổ phần MT có tên ban đầu là Công ty TNHH MT, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành là ông Yukihiko Takeuchi, đồng đại diện có ông Yutaka Shiroyama và ông Yutaka Putton. Kiểm toán viên của công ty là Masato Adachi.
Đại điểm: Trung tâm nông nghiệp Takushima-shi 496-0015 thị trấn Takudaiji.
TEL: 0567-32-3022 FAX: 0567-32-3031
Phòng kinh doanh có trụ sở tại 2-22 Kawanami-cho, Astuta-ku, Nagoya-shi 456-0072
Cùng thành lập với công ty cổ phần MT là công ty cổ phần Nagoya Kinen. Địa điểm: 1020 Nishiya-ya 1- chome Nakagawa-ku, Nagoya-shi 454-0982. TEL: 052-678-8850
FAX: 052-678-8851
Công ty Cổ phần MT và công ty cổ phần Nagoya Kinen được thành lập vào ngày 4 tháng 4 năm 1945 với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Mitsubishi UFJ, Ogaki Kyoritsu có vốn ban đầu là 19,2 triệu yên, khối lượng giao dịch tính đến năm 2007 là 6,385 triệu yên. Nội dung kinh doanh của công ty là bán và chế biến rau quả.
Tại công ty có tiếp nhận nhân viên tạm thời và nhân viên bán thời gian để làm việc tại công ty, tính đến tháng 5 năm 2019 thì công ty có 35 nhân viên chính thức, 21 nhân viên thời vụ, 171 nhân viên bán thời gian và 19 công nhân Việt Nam. Các nguồn cung cấp chính cho công ty là Liên hợp tác xã kinh doanh Tokai Coop, Hợp tác xã Aichi coop, Công ty cổ phần Uni.
Công ty có diện tích nhà xưởng 14345 mét vuông trong đó kho chứa nguyên liệu chiếm 1912 mét vuông.
* Chặng đường của công ty:
Năm 1957 công ty đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại Nationi. Năm 1966 công ty đổi tên thành Blue Trade.
Năm 1977 công ty đổi tên thành công ty Cổ phần MT.
Năm 1995 công ty đã di chuyển trụ sở chính đến 1020 Nishiya Ya 1- chome Nakagawa-ku Nagoya-shi.
4.1.1.3. Một số quy định chung của công ty
a. Nội quy công ty
24
Luôn ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản và bao gói nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Làm vệ sinh mỗi ngày sau khi kết thúc công việc.
Thực hiện tốt 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng).
Trong lúc làm việc phải mang trang phục đúng quy định. Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc.
b. Nội quy lao động
Tất cả nhân viên làm việc và ra về đúng giờ quy định. Trong xưởng phải mặc đồng phục và mang bảng tên. Phải chấp hành sự phân công công việc của cấp trên.
Khi nghỉ phép, phải làm đơn xin nghỉ phép và nộp đơn trước 1 tuần. Đối với trường hợp nghỉ phép với lý do đột xuất phải báo cáo với người quản lý để được nghỉ phép.
Chỉ được nghỉ phép khi đơn được chấp nhận.
Phải giữ gìn và bảo quản trang thiết bị, dụng cụ máy móc luôn trong tình trạng tốt và sẵn sàng hoạt động.
Luôn tích cực trong công việc.
c. Những quy định đối với công việc
Đảm bảo thời gian làm việc, không tự ý nghỉ trước khi xin phép hay tự ý ra ngoài trong giờ làm việc.
Hoàn thành tốt các công việc được giao trên tinh thần tự giác, trách nhiệm, nhanh chóng và hiệu quả.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình bao gói, chế biến, bảo quản, dụng cụ chế biến (bồn rửa, dao, thớt, khăn lau,), khu vực chế biến, bao gói.
Chấp hành tốt các yêu cầu trong quá trình sử dụng các thiết bị, dụng cụ bao gói, chế biến như các loại máy bao gói rau (cải thảo, cà tím, cà rốt,).
Phải tuân thủ các quy trình sản xuất, không được tự ý mang thực phẩm, nông sản ra khỏi khu vực bao gói, ra vào công ty. Nếu có vấn đề xảy ra phải báo cáo lên cấp trên để cấp trên theo dõi và có hướng xử lý kịp thời và đúng đắn.
d. Những quy định chung đối với nhân viên trước và trong quá trình làm việc
Phải có mặt tại nơi làm việc trước 5 phút để chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho công việc.
Mặc quần áo chỉnh tề, quần dài tới mắt cá chân. Trước khi xuống nơi làm việc phải thay quần áo của công ty và vệ sinh quần áo trang phục trước khi xuống nơi làm việc.
Trước khi vào xưởng, phải rửa tay sạch sẽ và sát trùng bằng cồn. Phải sử dụng găng tay trong suốt quá trình làm việc trong xưởng. Không được mang đồ ăn hoặc ăn tại nơi làm việc, để đảm bảo vệ sinh.
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của công ty trong quá trình làm việc.
4.1.1.4. Danh hiệu và giải thưởng công ty đã đạt được
Trong các năm 2008 và năm 2009 công ty đã được ISO 9001-2000 và ISO 9001-2008 chứng nhận.
Năm 2011 Chứng nhận hệ thống tín dụng trong nước (dự án giảm phát thải - Dự án giảm điện bằng cách cập nhật thiết bị chiếu sáng tại trung tâm phân phối)
Năm 2017 đã hoàn thành Trung tâm thiết lập Nông nghiệp tại Takashima- shi Kodai-ji Town số 1-6 (trong khu vực trung tâm phân phối phía tây Nagoya) và cũng trong năm 2017 công ty đã được ISO 9001-2015 chứng nhận.
26
4.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tại công ty cổ phần MT thành phố Nagoya tỉnh Aichi Nagoya tỉnh Aichi
4.2.1 Bộ máy quản lý của công ty
Hình 4.3. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
- Giới thiệu một số nhân viên quản lý và nhiệm vụ Quản lý: Sakurai
* Nhiệm vụ
Quản lý hàng hóa trong quá trình bao gói, chế biến.
Kiểm tra và báo cáo chất lượng sản phẩm trong quá trình bao gói, chế biến. Điều hành công việc chung trong xưởng bao gói, chế biến.
Kiểm hàng trước và sau khi bao gói, chế biến. Quản lý nhân sự trong xưởng bao gói, chế biến. Quản lý: Yamaguchi Sou và Yamaguchi Ke. * Nhiệm vụ Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc công ty Nagoya seika Tổng giám đốc công ty MT Giám đốc 2 Giám đốc 1 Giám đốc 2 Giám đốc 1
Quản lý nhân viên trong xưởng. Chở hàng, bốc hàng cho nhân viên. Quản lý xuất và nhập nguyên liệu.
Kiểm tra số lượng hàng trước và sau khi bao gói, chế biến. Tổ trưởng: 3 nhân viên.
* Nhiệm vụ
Thực hiện công việc tương tự như nhân viên bao gói, chế biến. Thống kê sổ sách hàng hóa sau mỗi ngày làm việc.
Quản lý nhân viên trong tổ và gia nhiệm vụ cho mỗi nhân viên.
4.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tại công ty
Các sản phẩm của công ty được sản xuất ra đã được đón nhận và đánh giá cao, công ty luôn đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tươi ngon, rẻ tốt cho sức khỏe, nghiêm khắc tuân thủ các quản chế thực phẩm, đã đạt được nhiều danh hiệu giải thưởng. Công ty luôn chú trọng chất lượng sản phẩm để đưa được ra thị trường các sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng.
28 Người sản xuất ↓ Người bán hàng ↓ Nhóm vận chuyển ↓ Trụ sở Nagoaya ↓
Người phân phối ↓
Người tham gia bán ↓ Công ty cổ phần MT ↓ Đại lí bán lẻ (Siêu thị) ↓ Người tiêu thụ
Hình 4.4. Phác họa sơ đồ từ sản xuất đến người tiêu thụ tại công ty
Sản phẩm từ các farm sẽ được đưa đến nhà máy. Từ đây công nhân sẽ được đóng gói, sơ chế rồi chuyển đến các siêu thị và người tiêu dùng qua 4 công đoạn chính:
Hình 4.5. Sơ đồ thứ tự 4 công việc chính của nhà máy
Haitatsu Gakko, Shiwake pikkingu Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào:
Nhập hàng: công ty sẽ thu mua rau, củ, quả từ các farm trên cả nước. Sau đó sẽ được đưa về nhà máy. Để đảm bảo hàng được tươi và tránh bị hỏng nên nhập hàng theo ngày.
Kiểm tra hàng hóa: Quản lý sẽ kiểm tra hàng trước khi được đưa vào tủ lạnh để bảo quản.
Gakko, Shiwake: Công nhân lấy hàng trong tủ lạnh rồi sẽ đóng gói, sơ chế sản phẩm, kiểm tra hàng không đạt yêu cầu rồi xếp hàng chồng lên nhau ( tối đa 7 kê) sau đó sẽ có công nhân đẩy hàng vào trong Pikkingu.
Pikkingu: Khi đưa hàng vào đến nơi công nhân sẽ xếp hàng theo từng vùng, tỉnh ( tỉnh Aichi1, Aichi 2, tỉnh Mie, tỉnh Gifu) sau khi hàng đã được sắp xếp mỗi công nhân sẽ đứng vào truyền và thả hàng vào từng hộp xốp ( lượt thả đã được kí hiệu ở mỗi thùng) đến cuối truyền sẽ có một công nhân gấp miệng túi và đặt miếng xốp, một công nhân thả đá vào thùng.
Haitatsu: Sau khi hàng đã được cố định hàng sẽ được mang lên xe và giao trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối cùng hàng đểu được bảo quản trong môi trường 15ºC.
4.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường của nhà máy
4.3.1. Phân loại rác
Quy trình phân loại rác ở Nhật Bản luôn được nhắc đến như một trong những quy trình phân loại rác thải nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới.
30
Hình 4.6. Quy định vứt rác vào thùng
- Rác cháy được: Bao gồm các loại rác nhà bếp, tã giấy, giấy gói thực phẩm, gỗ cao su, quần áo cũ...
Quy định:
Rác phải được cho vào trong túi bóng, túi nhựa vinyl và buộc kín lại trước khi đem đổ
Rác nhà bếp phải vắt hết nước, gói lại trong giấy báo trước khi bỏ vào túi bóng để đốt.
Các loại giấy vụ, bìa các tông… không cần bỏ vào trong túi bóng, chỉ cần buộc gọn lại nhưng có quy định không được phép vứt loại rác này vào những ngày mưa.
Gỗ, cành cây trong vườn cần phải được chặt ngắn với chiều dài không quá 50cm, buộc gọn gàng trước khi đem bỏ.
- Rác không cháy được: Gồm các loại chai nhựa, bóng đèn điện, ô dù, da nhân tạo, các sản phẩm nhựa xốp, cao su...
Quy định:
Rác không cháy được phải bỏ vào túi bóng, bao nhựa vinyl trước khi đem vứt
Với các loại bình xịt hơi, lọ xịt có nguy cơ cháy nổ phải được xì hết khí bê trong trước khi đem vứt.
Các chai làm bằng nhựa PET phải được rửa sạch và giẫ bẹp trước khi cho vào túi. Phần nhãn mác và nắp chai được cho vào một túi riêng biệt và xếp vào loại rác cháy được
Các vật dụng nguy hiểm như lưỡi dao, dao cạo phải bọc qua hai lớp giấy báo và giấy bóng, dán nhãn đề phòng nguy hiểm rồi mới đem vứt.
- Rác ngoại cỡ: Rác ngoại cỡ được quy định bao gồm các vận dụng như chạn bát, xe đạp, kệ sách, sofa, đệm, thảm...ngoài ra những món đồ chơi có kích thước lớn hơn 50cm cũng được liệt kê vào loại rác ngoại cỡ.
Quy định:
Rác ngoại cỡ khó thu gom ở Nhật với những đồ vật cồng kềnh như giường, tủ... phải gọi điện trước để thông báo với công ty xử lý rác thải và phải trả thêm một khoản phí thu gom (từ 1600 Yên đến 5000 Yên).
- Nhựa phế thải, Chai nhựa, giấy báo cũ…, Các loại lon (lon nhôm, lon bằng thép) chai nhôm, bình thủy tinh các loại, Pin có thể tái chế, Các loại đồ điện loại nhỏ (như đài catxet, điện thoại cũ)
Quy định:
Vỏ lon, chai thủy tinh, vỏ nhôm, hộp thiếc phải vứt vào thùng rác. Thủy tinh vỡ phải bọc trong giấy báo, dán nhãn để phòng nguy hiểm cho người thu gom rác thải.
Các loại rác độc hại phải đục lỗ để thoát hơi và làm sạch.
Các loại rác độc hại như pin, nhiệt kế vỡ... phải được bỏ trong túi bóng, dán nhãn để phòng nguy hiểm trước khi vứt bỏ.
32
Trên đây chỉ là một số quy định chung, cơ bản về phân loại rác thải ở Nhật, ngoài ra, ở Nhật còn có những quy định rõ ràng về lịch trình thu gom rác, mỗi loại rác sẽ được thu vào những ngày khác nhau, hay quy định về màu sắc túi bóng để mỗi loại rác.
Ví dụ: Rác cháy được sẽ được bọc trong túi màu vàng, rác không cháy là túi màu xanh…
Những quy định khắt khe này nhằm giúp quy trình phân chia, xử lý, tái chế nguồn rác thải sao cho hợp lý nhất. Quan trọng hơn là xây dựng một tinh thần nghiêm túc, chấp hành ý thức bảo vệ môi trương của mỗi người dân. [16].
4.3.2. Công tác quản lý môi trường
4.3.2.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải tại Công ty
Rác thải sinh hoạt của Công ty phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau
- Nhà ăn công ty
- Văn phòng
- Xưởng đóng gói
Bảng 4.4. Khối lượng rác thải
STT Nguồn gốc phát sinh rác Thành phần
1 Nhà ăn công ty
Đồ ăn thừa, vỏ túi nilon (vỏ bánh kẹo),vỏ các loại lon, cốc sử dụng một lần.
2 Văn phòng Phần lớn là các loại giấy.