3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.2. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở
nghiệp ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu kiểm kê 2015, cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng nhưđô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có những biến động lớn.
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹđất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở.
Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó, trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá cục bộ tại các dải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.
1.3.2.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, dân số tăng
nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1- 1,2%/ năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001).
Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn tiềm năng về đất đai, khí hậu được nhiều tác giảđề cập đến. Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao (Đào Thế Tuấn và các cộng sự, 1998).
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sởứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kểđến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.
Chương trình đồng trũng 1985 – 1987 do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì, chương trình bản đồ canh tác 1988 – 1990 do Ủy ban Khoa học Nhà nước chủ trì cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau.
Năm 1999, Hà Học Ngô và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể phát triển các loại hình sử dụng đất cho đạt hiệu quả như lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau màu, hoa cây cảnh và cây ăn quả. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chưa được khai thác triệt để là do chưa xác định được hướng sử dụng lợi thế đất nông nghiệp, đồng thời chưa xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (Hà Học Ngô và cs.,1999).
Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng mà còn có thể tạo được nhiều việc làm có giá trị ngày công lao động cao như: LUT cây ăn quả, LUT lúa – cá, LUT chuyên màu. Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu về đất và sử dụng đất là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ môi trường (Đỗ Thị Tám, 2011).
Năm 2014, Lục Thị Minh Huệ tiến hành nghiên cứu lựa chọn loại hình sử dụng đất hiệu bền vững đất sản xuất nông nghiệp huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu LUT cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao như: LUT cây ăn quả, LUT 2 vụ lúa - 1 vụ màu và LUT cây dược liệu (Lục Thị Minh Huệ, 2014).
Năm 2015, Nông Ngọc Hà đã tiến hành nghiên cứu lựa chọn loại hình sử dụng đất hiệu bền vững đất sản xuất nông nghiệp huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất định hướng các LUT cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao như: LUT chuyên 2 vụ lúa, LUT 2 vụ lúa - 1 vụ màu và LUT 1 vụ lúa - 1 vụ màu (Nông Ngọc Hà, 2015).
Với nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, toàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất (LUT) với 17 kiểu sử dụng đất. Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, như: 2 lúa + bí xanh, 2 lúa + cà chua, chuyên rau màu, cây ăn quả và chuyên cá. Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vượt quá ngưỡng khuyến cáo như cây rau, màu (Đỗ Văn Nhạ, 2016).
Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, từ thực trạng sử dụng đất và hiệu quả mang lại của các loại hình sử dụng đất nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ý Yên đến năm 2020: Giữ ổn định các LUT chuyên lúa với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa và LUT chuyên rau màu với kiểu sử dụng đất Lạc – ngô – khoai tây để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện và góp phần cung ứng gạo, khoai tây cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Một số loại hình sử dụng đất phù hợp với các vùng kinh tế, sinh thái của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cũng như môi trường cao như LUT nuôi trồng thủy sản, LUT chuyên rau màu (Nguyễn Khắc Việt Ba, 2016).
Năm 2017, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong khu du lịch thác Bản Giốc của huyện Trung Khánh, tỉnh Cao Bằng. Kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường thì nên lựa chọn loại hình sử dụng đất chuyên màu, lúa - màu để phát triển và nhân rộng diện tích trên địa bàn huyện. Đặc biệt trên địa bàn xã Đàm Thủy, với mục đích phát triển du lịch dịch vụ Thác Bản Giốc trong thời gian tới nên lựa chọn loại hình sử dụng đất lúa - màu, chuyên màu để phát triển, tạo cảnh quan trong khu du lịch, tạo ra thêm nhiều sản phẩm du lịch, tăng thu nhập cho người nông dân (Nguyễn Mạnh Hùng, 2017).
Nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện có 11 loại hình sử dụng đất. Trong đó có 8 loại hình sử dụng đất chính và 18 kiểu sử dụng đất, 8 LUT là: 2 lúa + 1 màu, 2 lúa, 2 màu + 1 lúa, 1 lúa + 1 màu, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Qua đánh giá hiệu quả trên từng loại hình sử dụng đất. Nghiên cứu đã đề xuất ưu tiên một số loại hình sử dụng đất trồng 2 vụ màu- 1 lúa, LUT 2 lúa - 1màu, và LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (Trần Mạnh Huy, 2014).
Nhìn chung nền nông nghiệp Việt Nam đang có hướng đi lên, phần nào đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có như vậy thì mới mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU