Phương pháp xử lý số liệu thức ấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu thức ấp

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tôi dự kiến tiến hành điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng phân theo đặc điểm canh tác sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, trên cơ sở kết quả của từng vùng sản xuất để tổng hợp đánh giá chung cho toàn huyện.

* Tiểu vùng 1: Các xã Mường Khoa, xã Phúc Khoa, xã Thân Thuộc, thị trấn Tân Uyên. Đây là các các xã phía Tây của huyện là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m. Đại diện cho tiểu vùng là xã Mường Khoa

* Tiểu vùng 2: Các xã Hố Mít, xã Pắc Ta, xã Tà Mít, xã Nậm Cần đây là khu vực phía Đông của huyện và có địa hình núi cao hiểm trở, có độ dốc lớn: Đại diện cho tiểu vùng là xã Hố Mít

Ở mỗi tiểu vùng nghiên cứu tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tổng số hộđiều tra là 200 nông hộ làm nông nghiệp, mỗi tiểu vùng điều tra 100 hộ làm nông nghiệp.

- Các thông tin thu thập gồm: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất...,); các LUT và kiểu sử dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm); Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình, tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm....

2.3.3. Phương pháp tính toán thng kê

* Hiu qu kinh tế: (Tính trên 1 ha/năm)

- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * năng suất

+ Chi phi trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động)

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH= GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC= TNHH/số công lao động

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG

+ Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

* Hiu qu xã hi:

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉđề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất (thể hiện ở mức độđầu tư, ý kiến của hộ gia đình).

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân (thể hiện mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất).

- Sựđa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hoá, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân (thể hiện ở ý kiến của hộ dân về tiêu thụ nông sản).

* Hiu qu môi trường:

+ Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

+ Hạn chế thoái hóa đất do xói mòn, bảo vệ đất thông qua việc sử dụng đất thích hợp.

2.3.4. Phương pháp phân tích s liu thng kê

+ Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Huyện Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km; cách thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 43 km. Thị trấn Tân Uyên cách trung tâm huyện Than Uyên 40 km và huyện Tam Đường 25 km.

- Huyện có tọa độ địa lý từ 22o07’ đến 22o17’ vĩ độ Bắc và 103o33’ đến 103o53’ kinh độ Đông với vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; + Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; + Phía Đông giáp thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; + Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Tân Uyên chia cắt khá phức tạp, có thể chia thành 2 khu vực chính:

- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao địa hình hiểm trở, có độ dốc lớn.

- Phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m.

Địa hình huyện thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao trên 800 m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25o và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; có nhiều dãy núi có độ cao từ 1.500-2.000 m so với mực nước biển. Có sông, nhiều khe, suối; có những dải đồng bằng ở độ cao trung bình khoảng 500-600 m so với mực nước biển. Xen kẽ núi đồi có nhiều thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp. Các loại đất như đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất hoang hóa đan xen nhau, gây không ít khó khăn cho việc quy hoạch, bố trí sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa nhiều thường tập trung vào tháng 6 và tháng 7. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường xuất hiện gió khô hanh, ít mưa nên lượng nước rất ít; sông, suối thường bị cạn kiệt.

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 19,6oC. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14,3oC (vào tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,0oC (vào tháng 7). Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.121oC. Do có cao độ biến động lớn nên chếđộ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm. Số giờ nắng giữa các mùa trong năm và giữa các khu vực có sự khác nhau với tổng số giờ nắng biến động từ 1.400-1.900 giờ/năm.

Lượng mưa ở Tân Uyên khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) có lượng mưa rất ít, chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện.

3.1.1.4. Chếđộ thủy văn, thủy triều

Huyện Tân Uyên thuộc lưu vực sông Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5-1,7km/ km2). Hệ thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, hay xảy ra lũ, lụt; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếu nước, dòng chảy bị cạn kiệt, nên thường bị hạn hán.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy huyện Tân Uyên có các nhóm đất chính, cụ thể như sau:

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) là nhóm đất lớn nhất, khoảng 30.509,17 ha, chiếm 34,0% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá mác ma axít (HFa) có trên 14.088,16 ha, chiếm 15,7% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất mùn vàng xám trên đá cát (Fp) có khoảng 1.893,36 ha, chiếm 2,11% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên đá cát (HFp) có trên 7.717,12 ha, chiếm 8,6% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất mùn alít trên núi cao (Ha) có khoảng 6.550,50 ha, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (HFs) có khoảng 21.805,15 ha, chiếm 24,3% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phù sa sông suối (P) và các loại đất khác như: Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ (Fk), đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) có khoảng 7.169,39 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung phần lớn quỹ đất của huyện (hơn 70%) thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cần đẩy mạnh công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để sớm đưa ngành lâm nghiệp trở thành một ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn cho toàn khu vực. Lòng hồ thủy điện Bản Chát, Huổi Quảng tuy có tạo được cảnh quan, tiềm năng cho phát triển du lịch song đã làm ngập một diện tích đất khá lớn, ảnh hưởng một phần không nhỏđến phát triển kinh tế của huyện.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Thuộc lưu vực sông Nậm Mu (phụ lưu cấp 1 của sông Đà) với nhiều con suối lớn, nhỏ nên Tân Uyên có nguồn tài nguyên nước mặt rất lớn, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn là tiềm năng để phát triển thủy điện nhỏ.

Mặc dù nguồn nước mặt của huyện khá phong phú về mùa mưa. Nhưng vào mùa khô lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trong năm. Nên dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất vào những tháng mùa khô, đặc biệt ở vùng núi cao. Hầu hết các sông, suối trên địa bàn huyện chưa bị ô nhiễm, song ở một sốđoạn sông, suối chảy qua khu dân cư, khu khai thác vàng sa khoáng đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do nước thải khai thác vàng tại địa bàn xã Pắc Ta và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.

- Nước ngầm:

Đến thời điểm 31/12/2015, tài nguyên nước ngầm ở Tân Uyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, nhưng theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa bàn huyện có nước ngầm và ở mức độ không sâu (nhất là vùng bãi ven sông, suối). Tuy nhiên trữ lượng nước không lớn, một số nơi có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt thông qua hình thức sử dụng giếng khoan, giếng đào.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Rừng của huyện thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật khá phong phú, trong đó có một số loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, pơmu… Ngoài việc trồng rừng lấy gỗ, một số diện tích rừng phù hợp với việc phát triển trồng cây thảo quả, tập trung ở các xã Hố Mít, Phúc Khoa, Mường Khoa, Trung Đồng.3.1.2.4. 3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra sơ bộ, Tân Uyên có các nhóm khoáng sản và nguồn nước nóng cụ thể như sau:

- Vàng:

+ Vàng gốc: Tập trung chủ yếu tại địa bàn xã Pắc Ta ước tính diện tích có quặng khoảng 500 ha nhưng trữ lượng nhỏ, hàm lượng thấp.

+ Vàng sa khoáng: Tập trung chủ yếu tại các sông suối thuộc địa bàn các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít.

- Vật liệu xây dựng:

+ Đá vôi vật liệu xây dựng: Phân bố rải rác ở các xã Pắc Ta, Thân Thuộc, Trung Đồng, Nậm Cần, quy mô các điểm mỏ không lớn, chủ yếu đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại chỗ.

+ Cát, sỏi xây dựng: Phân bố dọc theo các bãi bồi 2 bên bờ và lòng sông, suối chủ yếu ở các xã Phúc Khoa, Mường Khoa, Nậm Cần, Pắc Ta. Các điểm này đều có diện phân bố không lớn.

3.1.2.5. Thực trạng môi trường

Với phần lớn diện tích là đồi núi, thảm thực vật đã tạo cho Tân Uyên có cảnh quan môi trường đa dạng. Mặc dù các khu vực đô thị, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Song ở một số vị trí, một số lĩnh vực đã có những ảnh hưởng nhất định đến cảnh quan, môi trường như: Khu vực khai thác, chế biến vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá; nhà máy chế biến chè của Công ty cổ phần Trà Than Uyên tại thị trấn Tân Uyên.

Hiện trạng đa dạng sinh học của huyện đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm, một số loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Diện tích rừng và độ che phủ rừng toàn huyện đã tăng trong những năm gần đây, nhưng chất lượng rừng bị suy giảm, các loại gỗ tự nhiên quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt.

- Môi trường nước: Nhìn chung nguồn nước của huyện có chất lượng tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm, song ở một số khu vực do việc xử lý nước thải từ các khu dân cư, cơ sở xay xát, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện chưa tốt và bãi chôn lấp rác thải chưa hợp lý,… đã dẫn đến có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước.

- Môi trường đất: Do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn nên trên địa bàn huyện thường xuất hiện các hiện tượng đất đai bị xói mòn, rửa trôi, lũ lụt gây sạt lở đất và lũ quét. Bên cạnh đó, việc canh tác trên đất dốc với tập quán lạc hậu, không hợp lý của người dân cũng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật cũng là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường đất, đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn.

- Môi trường không khí: Do tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, mức độđô thị hóa còn thấp nên chất lượng môi trường không khí của huyện được đánh giá trong giới hạn cho phép. Ô nhiễm môi trường không khí chỉ xuất hiện cục bộở một số điểm của khu vực thị trấn huyện lỵ và một số khu sản xuất, kinh doanh,… với các chất gây ô nhiễm chủ yếu là CO, NOx, xăng, dầu và bụi.

Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm tiếp theo việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của huyện là vô cùng cần thiết.

3.1.3. Điu kin kinh tế, xã hi

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát huy hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng và giá trị nông sản. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 28.692 tấn. Trong đó: sản lượng lúa là 24.279 tấn và sản lượng ngô là 4.413 tấn. Các sản phẩm như gạo đặc sản, chè, đã từng bước được khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Hình thành 3 vùng nguyên liệu chè gắn với 3 nhà máy bao tiêu, chế biến sản phẩm. Tổng diện tích chè trên 1.719,3 ha, trong đó trồng mới trên 318,7 ha chè; năng suất đạt 95,2 tạ/ha với sản lượng chè búp tươi đạt trên 11.900 tấn.

Tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, bước đầu thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ chuyển đổi phương thức chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát. Tốc độ tăng đàn gia súc bình quân năm 2015 đạt 6,4%/năm.

Công tác khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng, trồng mới rừng tập trung gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng có nhiều chuyển biến tích cực, trồng mới được 500 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, nâng độ che phủ rừng lên 36,9%.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộđạt kết quả tích cực, vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới được phát huy. Năm 2015, phấn đấu có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 07 xã còn lại đạt từ 10-18 tiêu chí. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)