3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
- Huyện Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km; cách thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 43 km. Thị trấn Tân Uyên cách trung tâm huyện Than Uyên 40 km và huyện Tam Đường 25 km.
- Huyện có tọa độ địa lý từ 22o07’ đến 22o17’ vĩ độ Bắc và 103o33’ đến 103o53’ kinh độ Đông với vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; + Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; + Phía Đông giáp thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; + Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Tân Uyên chia cắt khá phức tạp, có thể chia thành 2 khu vực chính:
- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao địa hình hiểm trở, có độ dốc lớn.
- Phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m.
Địa hình huyện thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao trên 800 m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25o và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; có nhiều dãy núi có độ cao từ 1.500-2.000 m so với mực nước biển. Có sông, nhiều khe, suối; có những dải đồng bằng ở độ cao trung bình khoảng 500-600 m so với mực nước biển. Xen kẽ núi đồi có nhiều thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp. Các loại đất như đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất hoang hóa đan xen nhau, gây không ít khó khăn cho việc quy hoạch, bố trí sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
3.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa nhiều thường tập trung vào tháng 6 và tháng 7. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường xuất hiện gió khô hanh, ít mưa nên lượng nước rất ít; sông, suối thường bị cạn kiệt.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 19,6oC. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14,3oC (vào tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,0oC (vào tháng 7). Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.121oC. Do có cao độ biến động lớn nên chếđộ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm. Số giờ nắng giữa các mùa trong năm và giữa các khu vực có sự khác nhau với tổng số giờ nắng biến động từ 1.400-1.900 giờ/năm.
Lượng mưa ở Tân Uyên khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) có lượng mưa rất ít, chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện.
3.1.1.4. Chếđộ thủy văn, thủy triều
Huyện Tân Uyên thuộc lưu vực sông Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5-1,7km/ km2). Hệ thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, hay xảy ra lũ, lụt; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếu nước, dòng chảy bị cạn kiệt, nên thường bị hạn hán.