Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Uyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 83 - 87)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Uyên

a) Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy huyện Tân Uyên có thị trường tiêu thụ nông sản khá rộng lớn đó là thành phố Lai Châu, thị xã Sa Pa và các vùng lân cận, phần lớn sản phẩm nông nghiệp của người dân bán cho tiểu thương và các chợ nhỏ lẻ nên người nông dân bị ép giá. Vì vậy, trong thời gian tới sớm hình thành các chợ đầu mối, các tổ chức hợp tác tiêu thụ, chế biến nông sản trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm nông nghiệp để từ đó tạo môi trường cho giao lưu hàng hóa, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, củ, quả vụđông. Mặt khác, cung cấp những thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

b) Giải pháp về môi trường

Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng người dân vứt bừa bải ra bờ ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cấn đối giữa N, P, K. Vì vậy, cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác, cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng, điều tra dự tính dự báo, kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu

bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kip thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV.

Cán bộ khuyến nông phải thường xuyên bám sát địa bàn, cùng phối hợp với người dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với người dân giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất.

c) Giải pháp về vốn đầu tư

Trong sản xuất nông nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng

Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có khoảng 50 - 60% số hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và có khoảng 85% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn mà các hộ được vay để đầu tư sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Uyên. Một vấn đề đặt ra là cần tạo điều kiện để cho các hộ được vay vốn sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các hộ nghèo. Vì vậy cần có một số giải pháp sau:

- Cần có biện pháp hỗ trợ các hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp và tăng thời hạn trả lãi suất, điều đó giúp người dân yên tâm trong sản xuất.

- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn.

- Cần có sự quan tâm hơn nữa và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân,... để nông dân nghèo có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.

d) Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương phần lớn đường giao thông nội đồng là đường đất (chiếm trên 60%), hệ thống kênh mương thủy lợi chưa được bê tông hóa, chủ yếu là mương đất (chiếm trên 55%). Vì vậy, trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng (cải tạo kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu,...) cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân.

e) Giải pháp nâng cao độ che phủ, hạn chế xói mòn đất

Xác định loại cây trồng phù hợp với loại đất và độ dốc, trồng các loại cây có tán rộng, nhanh phát triển, có tuổi thọ lâu dài.

Trồng cây theo đường đồng mức có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chăn lượng đất bị rửa trôi, chống xói mòn và bảo vệđất.

Sử dụng đất tổng hợp bằng các giải pháp nông lâm kết hợp và hệ thống kỹ thuật thâm canh vừa đa dạng hoá cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm; vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế xã hội và cả hiệu quả về môi trường sinh thái.

f) Giải pháp về khoa học công nghệ

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật về giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, hướng dẫn tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủđề cụ thể.

g) Giải pháp về nhân lực

Hiện tại, nguồn lao động nông nghiệp ở địa phương chưa qua đào tạo phần lớn mới học hết phổ thông cơ sở, do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ sản xuất cho người lao động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến. Vì vậy, để nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và nhạy bén về thị trường cho người dân thì cán bộ lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến xã cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình để Nhân dân học tập và làm theo.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)