Quy mô, công nghệ sản xuất của mỏ Núi Pháo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ núi pháo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứ u

3.1.2 Quy mô, công nghệ sản xuất của mỏ Núi Pháo

3.1.2.1 Quy mô toàn bộ khu vực Mỏ Núi Pháo được chia thành 4 khu vực chính:

- Khu vực moong khai thác;

- Khu nhà máy chế biến (gồm Nhà máy chế biến; Khu vực văn phòng); - Khu chứa đuôi quặng (gồm các hồ chứa đuôi quặng sunfua (STC), hồ chứa đuôi quặng oxit (OTC) và nhà máy xử lý nước thải;

- Khu bãi đất đá thải (gồm khu vực bãi thải phía Bắc và phía Nam).

Hình 3.2: Sơ đồ mặt bằng tổng thể vị trí các khu vực chính của Mỏ Núi Pháo

Các khu vực chính của dự án như sau:

a, Khu vực moong khai thác

Khu vực moong khai thác có diện tích khoảng 93ha (bao gồm cả diện tích đường) gồm 2 phần chính là moong phía Đông và moong phía Tây, moong phía Đông được khai thác trước moong phía Tây, hoạt động khai thác và phát triển moong được thực hiện quanh năm, 24 giờ/ngày, 07 ngày trong tuần, trừ việc tạm ngừng đột xuất do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

b, Khu nhà máy chế biến

Khu vực nhà máy chế biến bao gồm các khu vực: văn phòng, trạm nghiền, bảo trì, bảo dưỡng và nhà máy chế biến, tổng diện tích khu vực khoảng 35ha, trong đó

31

c, Khu chứa đuôi quặng (TSF)

Theo báo cáo ĐTM năm 2005, khu chứa đuôi quặng được xây dựng trên thung lũng thượng nguồn suối Thủy Tinh, cách moong khai thác khoảng 1 km về phía Đông Nam và được chia thành 3 khu riêng biệt là hồ STC, hồ OTC và hồ chứa nước ngọt, tổng diện tích khu vực chứa đuôi quặng OTC và STC là 101,2 ha.

Theo ĐTM được phê duyệt năm 2008, diện tích khu chứa đuôi quặng là 175 ha (tăng lên 74 ha so với báo cáo ĐTM năm 2005). Diện tích tăng thêm do gia tăng diện tích đập chứa đuôi quặng khi thay đổi độ cao của đập chứa đuôi quặng từ +132m lên +140m (đối với đập OTC) và lên +150m (đối với đập STC). Ngoài ra, diện tích này đã bao gồm Hồ chứa nước ngọt mà báo cáo ĐTM năm 2005 chưa đề cập đến. Nhưng Hồ chứa nước ngọt không thi công trong quá trình xây dựng và đã được trình bày trong báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn 1 của Dự án năm 2014 .

d, Khu bãi đất đá thải

Khu vực bãi thải đất đá bao gồm hai bãi thải, một bãi thải đất đá nằm tại phía Bắc của moong khai thác và một bãi thải đất đá nằm tại phía Nam của moong khai thác. Bãi thải phía Bắc có diện tích 60ha, dung tích chứa 77 triệu tấn, cao độ khi kết thúc đổ thải là cos +195m; bãi thải phía Nam có diện tích 21,5 ha, dung tích chứa 15,6 triệu m3, cao độ khi kết thúc đổ thải là cos +130m.

e, Các công trình/ hạng mục phụ trợ khác

- Hệ thống các hồ chứa, xử lý nước thải, nước mưa chảy tràn trong khu vực, gồm: + Hồ chứa nước mưa khu nhà máy (còn gọi là hồ PRSP): nằm giữa khu trạm nghiền và nhà máy chế biến, dung tích chứa khoảng 43.000 m3;

+ Hồ chuyển tiếp nước từ moong (hồ PTP) nằm phía Đông Nam của moong, cạnh Nhà máy chế biến sâu Vonfram, dung tích chứa khoảng 6.000 m3;

+ Hồ lắng khu vực bãi thải (hồ WDSP) nằm ở phía Đông bãi thải đất đá; diện tích hiện tại là 24.000 m2 và diện tích ở thời điểm kết thúc mỏ là 28.000 m2,

32

- Các hạng mục, công trình hiện có về cơ bản đã đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu vận hành, hoạt động của toàn mỏ Núi Pháo (Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo, 2019).

3.1.2.2. Quy trình khai thác

Quy trình khai thác của Công ty Núi Pháo được thể hiện trong hình dưới đây:

Hình 3.3: Quy trình khai thác của Công ty Núi Pháo

Hệ thống khai thác chung cho mỏ là Hệ thống khai thác khấu suốt dọc một bờ công tác, khai thác từ trên xuống dưới, chia tầng, vận tải trực tiếp, sử dụng bãi thải ngoài từ năm chuẩn bị khai thác đến giữa năm khai thác thứ 12, từ giữa năm khai thác thứ 12 đến khi kết thúc khai thác mỏ sử dụng bãi thải trong.

Thiết bị sản xuất chính gồm máy khoan, máy đào, xe xúc lật và các xe tải vận chuyển, Các thiết bị hỗ trợ là máy ủi, máy san gạt, xe tưới nước, xe chở thuốc nổ, thiết bị bảo dưỡng và vận chuyển.

Công nghệ bóc đất phủ và san gạt đất thải được thực hiện bằng Máy san gạt Caterpillar 16H (205kw) và Máy xúc bánh lốp Caterpillar 992G (11,5m3).

3.1.2.3. Quy trình chế biến

33

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình chế biến nhà máy chế biến ca Công ty Núi Pháo

* Biện pháp xử lý sơ bộ ngay trong quy trình sản xuất:

Công ty đã bố trí biện pháp xử lý sơ bộ chất thải trước khi bơm đuôi quặng về hồ STC (quy trình xử lý chất thải từ quá trình lọc bismut – trung hòa bismuth), Cụ thể:

Chu trình bao gồm bồn trộn vôi và hai bể chứa phản ứng theo sau là máy cô đặc tốc độ cao và bộ lọc chân không. Giàn lạnh nén hơi ẩm cơ khí (MVR) được sử dụng để tận thu chloride và cung cấp tái chế một phần chu trình lọc bitmut. Dung dịch từ bồn thông gió luyện bitmut được bơm đến chu trình trung hòa hai giai đoạn để kết tủa các kim loại nặng và sản xuất ra bùn quặng mật độ cao (HDS).

Bột vôi hydrate được kết hợp với dòng bùn phía dưới trong bồn chứa trộn vôi, Vôi và dòng bùn tái chếđược kết hợp với dung dịch thải trong bồn đầu của hai bể trung hòa. Không khí được phun qua mỗi lò phản ứng để chuyển đổi sắt III thành sắt II để sắt và tạo ra một kết tủa ổn định, Vôi được bổ sung thêm vào các bể phản ứng thứ hai để tăng độ pH đến 8,5-9,0 và hoàn tất các phản ứng.

34

lại được lọc và rửa với bộ lọc chân không để loại bỏ chloride. Thỏi lọc được nghiền lại với nước xử lý và được bơm sang phễu tuyển tinh đuôi quặng bitmut để hủy trong khoang chứa quặng sulphua. Dung dịch lọc được trộn với dòng trung hòa phía trên và được bơm đến hai nơi: Chu trình tuyển lọc bitmut để tái chế và bổ sung chloride. Giàn lạnh MVR cho nồng độ nước muối và tái chế.

Giàn làm lạnh MVR bao gồm chu trình xử lý sơ bộ có bể lắng phản ứng, lọc cát và trụ làm mềm. Liệu vào của giàn làm lạnh được trung hòa bằng canxi và magie mà sau đó phải được loại bỏđể giảm thiểu cặn bám. Việc loại bỏ canxi và magiê được tiến hành theo hai bước: Trong giai đoạn đầu tiên, natri cacbonat và NaOH được thêm vào bồn lắng phản ứng để nâng cao độ pH và canxi cacbonat kết tủa hydroxit và magiê. Dòng phía dưới bể lắng được bơm vào máy cô đặc trung hòa theo từng mẻ.

Dung dịch lắng được lọc qua hai máy lọc cát song song để loại bỏ chất rắn nghi ngờ. Chu trình nước xoay ngược đưa trở lại hạt trên sàng đến bồn lắng thông qua bồn nước xoáy ngược. Chu trình tẩy axit (định lượng axit chlohydric) được sử dụng để loại bỏ lượng carbonate.

Trong giai đoạn thứ hai dung dịch lọc được chuyển qua hai trụ trao đổi ion axit yếu liên tiếp (chì/lắp không dẫn nhiệt) để giảm hơn nữa lượng canxi và magiê. Chu trình nước xoay ngược đưa trở lại quặng tinh và hạt tích tụđến bồn lắng thông qua bồn nước xoáy ngược. Chất dẻo được tái sinh với tẩy rửa axit; tráng nhẹ natri hydroxide (một phần tái trung hòa); và rửa nhanh.

Dung dịch làm mềm từ các trụ axit yếu được đưa đến giàn làm lạnh MVR 4% NaCl. Liệu mới được sấy sơ qua trong trao đổi thu hồi nhiệt. Nước sạch bị bốc hơi trong giàn làm lạnh sinh ra dung dịch nước muối NaCl 23%. Nước muối cô đặc được thu vào bồn nước muối và tái sử dụng để tuyển bitmut thông qua hỗn hợp natri clorua và thiết bị chứa.

Sản phẩm chưng cất, hoặc sản phẩm nước sạch, được thu lại trong bồn chứa nước chưng cất ở nhiệt độ 63-69oC và bơm qua trao đổi nhiệt thu hồi đến bồn chứa xử lý sulphua để tái sử dụng trong nhà máy.

35

Cuối cùng bùn trung hòa từ giai đoạn trung hòa bismut sẽ được bơm về bể chứa đuôi quặng sunfua của công đoạn tuyển nổi bismuth (HP – 032) và từđây được bơm về khoang chứa đuôi quặng sunphua (hồ STC).

Do trong công đoạn tuyển nổi bismuth có sử dụng hóa chất NaCN, đểđảm bảo nồng độ xyanua còn sót lại trong đuôi quặng sunphua trong giới hạn cho phép trước khi bơm về hồ STC, tại bể chứa đuôi quặng sunphua của công đoạn tuyển nổi bismuth (HP-032). Công ty bổ sung thêm hóa chất H2O2 và CuSO4 để xúc tác cho quá trình phân hủy xyanua diễn ra nhanh chóng, bản thân xyanua là chất dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên khi có tiếp xúc với ánh sáng và với liều lượng xyanua sử dụng trong quá trình chế biến rất thấp 41,7 gram NaCN 20%/ 1 tấn quặng đưa vào chế biến nên nồng độ xyanua còn sót lại trong đuôi quặng sunphua là đảm bảo trong giới hạn cho phép. Công ty cũng tiến hành giám sát kiểm tra nồng độ xyanua trong bể chứa đuôi quặng sunphua của công đoạn tuyển nổi bismuth (HP-032) 4 giờ/lần để điều chỉnh hoạt động vận hành và bổ sung hóa chất H2O2 và CuSO4 luôn được duy trì hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ núi pháo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)