Dự báo tình hình khiếu nại,tố cáo, tranh chấp đất đai trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 82)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Dự báo tình hình khiếu nại,tố cáo, tranh chấp đất đai trong thời gian tới

Từ kết quả phân tích tình hình KNTC, TCĐĐ và kết quả giải quyết đã đạt được trong thời gian qua có thể thấy trong các năm trước mặc dù công dân đến tại Trụ sở tiếp công dân của UBND huyện Tư Nghĩa có phần giảm về số vụ việc nhưng những năm gần đây tình hình khiếu nại, TCĐĐ có xu hướng ngày càng tăng cao và diễn biến phức tạp, đặc biệt là các khiếu nại liên quan đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường GPMB để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các TCĐĐ giữa người dân địa phương với nhau ... trong đó tập trung khiếu nại nhiều nhất là các xã, thị trấn có nhiều công trình dự án đang triển khai thực hiện ....

Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 có hiệu lực trong năm 2012 đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với công tác giải quyết KNTC, tranh chấp đất đai, nhưng cần phải có thời gian để đi vào cuộc sống. Mặt khác, thói quen, tâm lý người khiếu nại

vẫn muốn được giải quyết theo thủ tục hành chính (không muốn giải quyết tại Tòa án vì phải chịu án phí), do đó công tác giải quyết khiếu nại vẫn chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện và quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra, thời gian tới, trên địa bàn huyện sẽ có nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội cần phải thu hồi đất, GPMB, tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Chính sách, pháp luật, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai đã có Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực thi hành trong năm 2014 do đó trong những năm tiếp theo các cơ quan nhà nước cần có thời gian để triển khai thực hiện, áp dụng và đồng bộ hóa hệ thống văn bản QPPL từ trung ương đến địa phương. Cơ chế quản lý HCNN ngày càng hướng đến sự minh bạch, khách quan, trong khi những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn những tồn tại chậm được khắc phục. Mặt khác, khả năng tiếp cận của người dân đối với các chính sách pháp luật mới ngày càng cao.

Do đó, dự báo những năm tiếp theo sẽ có rất nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn ra phức tạp liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB. Khiếu nại đông người, phức tạp sẽ phát sinh ở những nơi có nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội nhưng không làm tốt công tác thu hồi đất, GPMB, không quan tâm đúng mức đến công tác vận động, thuyết phục và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa người dân với nhau ngày càng diễn biến phức tạp. Tình trạng công dân móc nối, liên kết với nhau tập trung đông người đến Trụ sở các cơ quan UBND huyện và UBND các xã, thị trấn để gây áp lực vẫn diễn ra và sẽ còn gia tăng. Ở một số nơi đã thực hiện xong việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư để phục vụ các công trình, dự án lớn nhưng khi đời sống gặp khó khăn sau khi được tái định cư, lại bị các phần tử xấu xúi giục, kích động, có thể phát sinh khiếu kiện quy mô lớn, đặc biệt phức tạp.

Các vấn đề nói trên phát sinh bời vì những nguyên nhân phát sinh còn tồn tại như những bất hợp lý trong cơ chế chính sách pháp luật, tình trạng yếu kém trong công tác quản lý, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai còn nhiều bất cập; việc thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại, Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định xử lý tố cáo chưa nghiêm; việc xử lý các cán bộ vi phạm chưa triệt để chưa nghiêm nên ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Thủ trưởng các cơ quan và chủ tịch UBND các xã, thị trấn thuộc UBND huyện chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đùn đẩy, giao trách nhiệm cho người khác, giải quyết không thấu tình, đạt lý cho nên hầu hết các Quyết định giải quyết khiếu nại, các kết luận giải quyết tố cáo đều không được công dân chấp nhận mà tiếp tục khiếu nại lên cấp trên làm cho cả hệ thống các cơ quan HCNN phải tốn kém nhiều thời gian mới giải quyết xong. Mặt khác, UBND các xã, thị trấn không

giải quyết ngay tại UBND các xã, thị trấn mà chỉ là giải quyết sơ bộ sau đó hướng dẫn công dân lên cấp trên.

Tình hình khiếu nại tố cáo trong thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp và phát sinh nhiều vụ việc trên nhiều lĩnh vực, số lượng vụ việc tăng, đặc biệt là các vụ việc khiếu nại đông người, đòi hỏi các cấp, các phòng, ban của UBND huyện Tư Nghĩa phải tập trung giải quyết dứt điểm bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)