Nhóm đất đỏ vàng: Đất đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2018 (Trang 42 - 46)

thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Khả năng sinh thủy của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3/năm, tuy vậy khả năng giữ nước lại rất kém. Bởi vì xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng nước mặt bị thoát nhanh, địa bàn không có hồ lớn tự nhiên. Hệ thống sông suối của Cô Tô nhỏ và chỉ hoạt động vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện có 13 con suối có chiều dài từ 1 km trở lên, trong đó đảo Thanh Lân có 9, đảo Cô Tô có 3 và đảo Cô Tô con có 1 con suối.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệum3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Có thể khai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ khoáng nhỏ, nước ngọt có thể dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác.

* Tài nguyên rừng

- Diện tích rừng: Năm 2015, huyện Cô Tô có 2.416,07 ha rừng, chiếm 48,27% tổng diện tích tự nhiên huyện (tăng 325,50 ha so với năm 2010). Toàn bộ là quỹ đất rừng phòng hộ.

- Động vật rừng: từ xa xưa có khá nhiều nhưng hiện nay ở đảo Thanh Lân còn có đàn khỉ vàng, một số loài trăn, tắc kè...

* Tài nguyên biển

- Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác, thân mềm, da gai.., các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm.

- Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m với 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm.

- Ở vùng biển Cô Tô có 3 bãi cá điển hình là: bãi cá đáy Bạch Long Vĩ, bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh và bãi cá nổi Bạch Long Vĩ.

* Tài nguyên du lịch

- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta.

Tô những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.

- Đảo còn giữ được vẻ nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia nhỏ (đảo Cô tô con phù hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp vì chưa có dân sinh sống và trên đảo Cô Tô to còn nhiều vị trí phù hợp phát triển du lịch sinh thái biển)

- Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện thuận lợi phát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phê duyệt dịch vụ). Đây chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô.

- Đặc biệt, tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.

* Thực trạng môi trường: Trong vài năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường như đặt thùng rác tới tận khu dân cư của thị trấn và 2 xã, có đội thu gom rác sinh hoạt, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường nên vấn đề môi trường cũng có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân về vấn đề môi trường và thói quen tiêu dùng cũ nên tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra khá phổ biến. Việc thu gom rác trên các bãi biển tại các xã, thị trấn trong những tháng cao điểm về khách du lịch còn nhiều hạn chế.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Cô Tô

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế: huyện Cô tô có xu hướng ngược với xu hương tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Nguồn thu nhập chính của huyện Cô Tô là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là khách du lịch bình dân giá rẻ nên không bị tác động của khủng hoảng kinh tế. Kể từ 2011, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng ngày càng cao và ổn định. Tốc độ tăng trường kinh tế trung bình đạt trên 14%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông - lâm - thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đang có xu hướng giảm dần khi đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh từ năm 2013.

Do được đầu tư nguồn điện lưới nên các hộ dân trên đảo đã đầu tư mạnh xây dựng khách sạn và nhà hàng kết hợp với các hoạt động thúc đẩy và quảng bá du lịch của lãnh đạo huyện Cô Tô. Kết quả, lượng khách du lịch và doanh thu từ khu vực này tăng mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến: chế biến sứa tăng mạnh đã dẫn tới doanh thu của ngành này cũng tăng đột biến so với năm 2011.

* Thực trạng phát triển một số lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Giáo dục - đào tạo: được đầu tư phát triển toàn diện: Tập trung nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Công tác xây dựng xã hội học tập trong toàn huyện gắn phong trào khuyến học, khuyến tài góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ dân trí.

- Y tế khám chữa bệnh và kế hoạch hóa gia đình: Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát triển, mô hình quân - dân y kết hợp đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác phòng và quản lý dịch bệnh được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt. Đội ngũ y, bác sỹ đã được tăng cường chuyên môn, nâng cao y đức, hệ thống trang thiết bị y tế đã được đầu tư, nâng cấp; công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm đúng mức.

3.1.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô huyện Cô Tô

3.1.2.1. Thực trạng công tác quản lí đất đai tại huyện Cô Tô

* Thực trạng bộ máy quản lý đất đai huyện Cô Tô

Bảng 3.1. Hệ thống cán bộ quản lí đất đai tại huyện Cô Tô Cơ quan Thạc sĩ (người) Kĩ sư (người) Cao đẳng, trung cấp (người) Tổng (người) Phòng TNMT 01 02 00 03 Văn phòng ĐKĐĐ 00 03 01 04 Địa chính cấp xã 00 03 03 06 Tổng (người) 01 08 04 13 (Nguồn: học viên tổng hợp)

- Tại Phòng Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp có 03 cán bộ phụ trách công tác quản lý nhà nước về đất đai, trong đó: 01 phó phòng phụ trách và 02 chuyên viên; trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sỹ 01; đại học 02; trình độ lý luận chính trị: 03 trung cấp; trình độ quản lý nhà nước: 03 chuyên viên.

- Tại Văn phòng Đăng ký đất đai có 04 cán bộ thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó: 01 giám đốc và 03 viên chức; trình độ chuyên môn 03 đại học và 01 trung cấp; trình độ lý luận chính trị: 01 cao cấp và 03 trung cấp; trình độ quản lý nhà nước: 04 chuyên viên.

* Một số điểm về công tác quản lí đất đai huyện Cô Tô

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành: Với mục tiêu cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chính sách và pháp luật về đất đai từ Trung ương đến địa phương, Phòng Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô đã tham mưu cho ban chấp hành Đảng bộ, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2018 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)