1.4.1. Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
1.4.1.1. Căn cứ pháp lý
Văn Phòng ĐKQSDĐ tỉnh Vĩnh Phúc Văn Phòng ĐKĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc
+ Được thành lập theo Quyết định số
606/2005/QĐ-UBND ngày 04/3/2005 và
được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số
26/2010/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Được thành lập theo Quyết định số
46/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số
09/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng để hoạt
động theo quy định của pháp luật.
+ Là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoạt động theo loại hình sự
nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở
1.4.1.2. Mô hình tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.
Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc và 04 phòng bao gồm: Phòng Nghiệp vụ cấp GCN; Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kỹ thuật địa chính; Phòng Lưu trữ thông tin đất đai, dưới là 3 tổ nghiệp vụ bao gồm: Tổđo đạc, tổđăng ký cấp GCN, tổ lưu trữ cơ sở dữ liệu.
Sơđồ 1.2. Mô hình tổ chức VPĐKQSDĐ tỉnh Vĩnh Phúc
(Nguồn: VPĐKQSDĐ tỉnh Vĩnh Phúc 2014)
1.4.1.3. Mô hình tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 11/2014 đến nay.
Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 03 phó Giám đốc và 04 phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận (Phòng Thẩm định hồ sơ cấp GCN); Phòng Kỹ thuật địa chính Phòng Thông tin lưu trữ, dưới là 9 Chi nhánh VPĐKĐĐ. Tổđăng ký cấp GCN Tổ lưu trữ CSDL Tổđo đạc Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền SDĐ Các Phó Giám đốc Phòng Nghiệp vụ cấp GCN Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kỹ thuật địa chính Phòng Lưu trữ thông tin
Sơđồ 1.3. Mô hình tổ chức VPĐKĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 2019) 1.4.1.4. Về cơ chế tài chính, kinh phí hoạt động
Thực hiện theo cơ chế tự chủ một phần, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và theo chủ trương, đề xuất tại Báo cáo số 55/BC-BTNMT ngày 31/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
a) Nguồn ngân sách Nhà nước cấp đảm bảo gồm:
* Từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2018. VPĐKĐĐ là đơn vị sự nghiệp tự chủ
một phần:
- Chi thường xuyên theo biên chế sự nghiệp hàng năm.
Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Các Phó Giám đốc Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Đăng ký và cấp GCN Phòng Kỹ thuật địa chính Phòng Thông tin lưu trữ VPĐKĐĐ 9 chi nhánh
- Chi theo đặt hàng, giao kế hoạch cho các việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính, đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý HSĐC, cơ sở dữ liệu đất đai, sắp xếp, lưu trữ HSĐC, lập HSĐC, lập cơ sở dữ liệu địa chính ... theo kế hoạch, định mức đơn giá sản phẩm.
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Xây dựng trụ sở, nhà làm việc; mua sắm trang thiết bị như máy đo đạc, máy in, phô tô, máy tính, máy quét, máy chủ
Server, hệ thống phần mềm, mạng nội bộ...; sửa chữa tài sản cốđịnh, có giá trị lớn và kinh phí khác do UBND tỉnh quyết định.
* Từ tháng 6/2018 đến nay. VPĐKĐĐ là đơn vị sự nghiệp tự toàn phần: - VĐKĐĐ tỉnh thực hiện theo cơ chế tự chủ tự đảm bảo chi phí thường xuyên theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính Phủ về quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế và sự
nghiệp khác; Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số
141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính Phủ; Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao quyền tự chủ tài chính cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 - 2020. Nguồn tài chính
được giao tự chủ gồm: Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ; Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công theo giá tính đủ
chi phí; Nguồn thu phí theo pháp luật quy định về phí, lệ phí, được để lại chi theo quy định; Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên danh, liên kết; Lãi gửi ngân hàng; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có) và Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.
b) Nguồn thu sự nghiệp và hoạt động dịch vụ gồm: thu phí, lệ phí theo quy
định và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế
và sự nghiệp khác trình cấp thẩm quyền phê duyệt, thì VPĐKĐĐ thuộc trường hợp quy định tại Điều 14: Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công
chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí); ngân sách hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá dịch vụ sự nghiệp công;
- Nguồn thu sự nghiệp và hoạt động dịch vụ gồm: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP (nếu có); Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ, nguồn khác theo quy định của pháp luật và Nguồn khác (nếu có).
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí;
- Nguồn thu từ hoạt động khác (nếu có), gồm: Tiền lãi được chia từ các hoạt
động liên doanh, liên kết; Lãi tiền gửi ngân hàng; và Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên quy
định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 và kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
- Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật;
- Nguồn khác, gồm: Vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; và Nguồn khác (nếu có).
1.4.1.5. Nguồn nhân lực
Về nhân lực hiện nay các Chi nhánh tương đối đồng đều về số lượng nhưng qua gần 5 năm hoạt động nhân lực có sự biến động lớn do sự sắp xếp, cơ cấu lại cho phù hợp tại các Chi nhánh. Theo quy định số nhận lực khi thành lập VPĐKĐĐ
“một cấp” sẽ giữ nguyên số nhân sự đang làm việc tại VPĐKQDĐ cấp huyện, tuy nhiên một số cán bộ gắn bó với UBND huyện, thị, thành phố chuyển sang Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban của UBND cấp huyện, khi tiếp nhận số
nhân lực giảm 48 người. Thời gian mới thành lập tháng 10 năm 2014 số lượng nhân sự tại các Chi nhánh rất thiếu do đó đòi hỏi phải có sự điều động, luân chuyển từ
đồng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Tính đến nay về nhân sự làm việc tại VPĐKĐĐ các Chi nhánh vẫn còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính vềđất đai tại địa phương.
Tổng số cán bộ, nhân viên trực thuộc các VPĐKĐĐ của huyện, thị, thành phố qua 2 giai đoạn thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1. Nguồn nhân lực của VPĐKĐĐ các chi nhánh (huyện, thị, thành phố) trong tỉnh Vĩnh Phúc Số TT Tên đơn vị VPĐKQSDĐ cấp huyện VPĐKĐĐ Chi nhánh Năm 2014 Năm 2019 1 Thành phố Vĩnh Yên 15 7 16 2 Thành phố Phúc Yên 11 6 14 3 Huyện Vĩnh Tường 17 9 16 4 Huyện Yên Lạc 12 6 16 5 Huyện Bình Xuyên 13 8 15 6 Huyện Lập Thạch 15 9 17 7 Huyện Sông Lô 8 5 12 8 Huyện Tam Đảo 9 6 10 9 Huyện Tam Dương 11 7 15
Tổng 111 63 131
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trên đại bàn huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014 -2019;
- Các hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; - Các vấn đề liên quan tới quản lý và sử dụng đất ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Thực hiện nghiên cứu từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 04 năm 2020
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Giới hạn về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2019.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản huyện Bình Xuyên
- Điều kiện tự nhiên; - Điều kiện kinh tế- xã hội;
- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Bình Xuyên.
2.2.2. Đánh giá tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên giai đoạn 2014 -2019, theo các nội dung: đoạn 2014 -2019, theo các nội dung:
- Đánh giá tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên đoạn 2014 -2019:
- Kết quả ý kiến của cán bộ chuyên môn và người sử dụng đất về hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên;
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên
2.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ đăng ký đất đai chi nhánh Bình Xuyên qua ý kiến của người dân và cán bộ; Xuyên qua ý kiến của người dân và cán bộ;
2.2.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các vùng nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm vềđất đai, điều kiện kinh tế
- xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKĐĐ. Do đó, đề tài phân chia huyện làm 3 vùng nghiên cứu như sau:
- Khu vực 1 gồm các xã: Thị trấn Hương Canh; thị trấn Thanh Lãng và thị
trấn Gia Khánh là các xã thuộc khu vực đô thị. Khu vực 1 chọn 01 thị trấn Thanh Lãng làm điểm điều tra nghiên cứu;
- Khu vực 2 gồm các xã: Đạo Đức, Phú Xuân và Tân Phong là các xã khu vực đồng bằng. Khu vực 2 chọn 01 xã Đạo Đức làm điểm điều tra nghiên cứu;
- Khu vực 3 gồm các xã: Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiền, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu và Trung Mỹ là các xã trung du, miền núi hiện nay mức độ chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất từ nông, lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp (khu công nghiệp, dịch vụ,..) là rất lớn. Khu vực 3 chọn xã Sơn Lôi làm điểm điều tra nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu vềđiều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng các cấp thành lập bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đến 2019 của khu vực nghiên cứu.
2.3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất huyện Bình Xuyên từ năm 2014 đến năm 2019.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ năm 2014 đến năm 2019.
- VPĐKĐĐ Chi nhánh Bình Xuyên; VPĐKĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2014 đến năm 2019.
Lựa chọn ngẫu nhiên 90 người sử dụng đất đến đến thực hiện TTHC tại VPĐKĐĐ chi nhánh Bình Xuyên tại 03 đơn vị cấp xã, thị trấn có tính đặc trưng vùng miền riêng biệt (đô thị, khu công nghiệp và nông thôn) ở 03 khu vực, gồm 01 thị trấn và 2 xã, để thực hiện phỏng vấn trực tiếp theo các nội dung điều tra đã có trên mẫu phiếu soạn sẵn, nội dung điều tra đặc trưng về: đối tượng SDĐ, địa điểm, nguồn gốc đất; loại đất. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: tên đối tượng sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện TTHC, phương pháp phối hợp; sự hài lòng của người sử dụng đất khi thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.v.v... Chi tiết phiếu điều tra xem ở
phụ lục số 1.
Phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên 30 đối tượng là cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ tại VPĐKĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc và cán bộ trực tiếp tại các chi nhánh theo mẫu phiếu soạn sẵn. Chi tiết phiếu điều tra xem ở phụ lục số 02.
2.3.3. Phương pháp thống kê, so sánh
- Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng
định tính. Thông tin thu được từđiều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng
định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.
- Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từđó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đất đai và Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn Thám thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo VPĐKĐĐ tỉnh, các phòng nghiệp vụ, chức năng thuộc VPĐKĐĐ tỉnh những chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề
liên quan đến việc đánh giá thực trạng cũng nhưđưa ra hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ chi nhánh Bình Xuyên. Đây là các ý kiến tham khảo để giúp tác giả có những đề xuất đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quảđánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của huyện Bình Xuyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lý
Bình Xuyên là một huyện có địa hình đồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, có diện tích tự nhiên là 14847,81 ha, được giới hạn bởi toạđộ địa lý từ 21012’57” đến 21027’31”độ vĩ Bắc và 105036’06”đến 105043’26” độ kinh Đông. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên;
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Mê Linh - TP. Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên.
Bình Xuyên nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh