3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng các quy phạm khảo nghiệm giống lúa QCVN 01-55:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của IRRI năm 1996 và sổ tay phương pháp nghiên cứu khoa học ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông lâm Huế.
Áp dụng QCVN 01-166:2014/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, quy định kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa.
Các chỉ tiêu nông – sinh học được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT).
1) Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 03 lần nhắc lại (a,b,c)
Tổng số ô thí nghiệm: 09 x 3 = 27 ô
Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10 m2 (5m x 2m) Diện tích thí nghiệm: 27 x 10 = 270 m2 Diện tích bảo vệ: 100 m2 Tổng diện tích thí nghiệm: 370 m2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 a b c 6 7 5 1 8 3 9 2 4 3 8 9 2 7 4 5 1 6 Bảo vệ
2) Điều kiện thí nghiệm
- Đất thí nghiệm: Được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng canh tác mỏng và chủ động tưới tiêu.
- Diễn biến thời tiết khí hậu
Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của cây lúa. Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm như sau:
* Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Bảng 2.2. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015
Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Độ ẩm không khí (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa (mm) TB Max Min Tháng 1 21,5 30,1 15,8 84 153,8 142,2 Tháng 2 23,3 27,5 20,2 86 165,3 80,2 Tháng 3 25,9 30,5 22,1 84 241,3 99,6 Tháng 4 27,1 32,1 23,7 83 246,4 21,3 Tháng 5 30,5 36,8 26,2 76 276,1 27,7
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2014 - 2015) * Vụ Hè Thu 2015
Bảng 2.3 . Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Hè Thu 2015
Tháng Nhiệt độ không khí ( oC) Độ ẩm không khí (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa(mm) TB Max Min 05/2015 30,2 36,7 26,3 76,6 273,9 27,7 06/2015 30,0 35,6 26,6 75,7 263,4 88,9 07/2015 29,3 34,5 26,4 78,4 159,7 118,5 08/2015 29,2 35,8 25,7 78,3 263,2 54,6
3) Quy trình kỹ thuật
Được áp dụng theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-Đất thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng canh tác mỏng và chủ động tưới tiêu.
Tiến hành chia ô thí nghiệm trước khi gieo. Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10cm và giữa các lần nhắc là 30cm.
+Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5m X 2m = 10m2 +Diện tích mỗi công thức: 10m2 X 3 = 30 m2
+Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 30m2 X 9 = 270 m2
+Diện tích rãnh và bảo vệ: 250m2
+Gieo theo hàng với mật độ: 40 cây/m2
*Thời vụ và mật độ gieo:
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
+ Ngày ngâm giống: 25/12/2014 + Ngày gieo mạ: 27/12/2014 + Ngày cấy: 29/01/2015 + Mật độ cấy: 40 cây/m2.
Vụ Hè Thu 2015
+ Ngày ngâm giống: 23/5/2015 + Ngày gieo mạ: 25/5/2015 + Ngày cấy: 16/6/2015 + Mật độ cấy : 40 khóm/m2 -Làm đất:
Đất được cày bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại, nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng, đảm bảo nước trong ruộng, cắm cọc, dăng dây, chia ô trước khi cấy.
- Bón phân (01 ha): 01 tấn phân hữu cơ NPK humic 3:5:2 + 300 kg vôi+ 110 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O
- Cách bón: +Bón lót:
Phân hữu cơ : 100%. Lân : 100%. Urê : 30%.
+Bón thúc (2 lần):
Lần 1 (Khi lúa bén rễ hồi xanh) Urê : 40%; KCl : 50%. Lần 2 (Trước trổ 20 – 25 ngày) Urê : 30%; KCl : 50%. - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
Làm cỏ sục bùn: Làm 2 lần, lần 1 sau khi bén rễ hồi xanh, kết hợp bón thúc lần 1. Lần 2 sau lần một từ 10-15 ngày.
Tưới nước: Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng từ 3- 5cm, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7-10 ngày. Các giai đoạn sau giữa nước không quá 10cm.
Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trong ruộng 3 - 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm.
Thường xuyên theo dõi, điều tra tình hình sâu bệnh hại trên ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
Thu hoạch khi có khoảng 85%-90% số hạt/bông đã chín. Thu riêng từng ô và phơi riêng đến độ ẩm hạt đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô).