3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Thành phần sâu bệnh hại chính trên lúa thí nghiệm
Việt Nam do điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho việc sâu, bệnh hại phát triển. Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây ra tác hại đối với năng suất cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng là rất lớn. Do đó việc chọn tạo ra các giống có khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt đang là xu hướng chủ đạo chung của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật và các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật. Mục đích là làm giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất và công lao động, độc hại đến người sản xuất và sử dụng; giảm ô nhiễm môi trường sinh thái, không làm mất đi tính cân bằng sinh thái, làm tăng tính bền vững của môi trường. Qua theo dõi tình hình sâu, bệnh hại trên bộ gống khảo nghiệm trong 02 vụ Đông Xuân và Hè Thu, chúng tôi ghi nhận được một số kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mức độ phổ biến của một số đối tượng sâu bệnh hại chính
trên các giống lúa thí nghiệm
STT Tên Tiếng Việt Tên khoa học Giai đoạn gây hại nặng Thời vụ thí nghiệm Đông Xuân Hè Thu 1 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphlocrocis
medinalis
đẻ nhánh, đòng trổ +++ +++
2 Sâu đục thân lúa bướm hai chấm Scirpophaga incertulas đẻ nhánh, đòng trổ ++ ++ 3 Bọ xít dài Lepcotorisa varicorius trổ bông + +
4 Rầy nâu Nilaparvata lugens trổ bông đến chín +++ +++ 5 Bệnh đạo ôn Pyricularia oryae đẻ nhánh, trổ chín + + 6 Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani trổ bông đến chín ++ +++ 7 Bệnh đốm nâu Bipolaris oryzae trổ bông đến chín + +
Kết quả nghiên cứu cho thấy co 04 đối tượng gây hại ở mức độ phổ biến và rất phổ biến trên lúa vụ ĐX và HT là sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm, rầy nâu và bệnh khô vằn lúa.