4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀTÀI
1.2.2. Sơ lược tình hình sửdụng NLM Tở Việt Nam
Việt Nam có bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế giới, nguồn NLMT có hầu như quanh năm với số giờ nắng dao động từ 1.600 - 2.600 giờ/năm, đặc biệt là khu vực phía Nam. Việt Nam hiện có trên 100 trạm quan trắc trên toàn quốc để theo dõi dữ liệu về NLMT. Tính trung bình toàn quốc thì tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 230 - 250 kcal/cm2/ngày tăng dần từ Bắc vào Nam. Tiềm năng NLMT tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền Nam.
(Nguồn:Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương)
Hình 1.15. Số giờ nắng trung bình mỗi tháng và trong năm 2002-2003 tại Việt Nam
NLMT đã được nhiều nhà khoa học, các trường đại học, các viện ở Việt Nam nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm các thiết bị sử dụng. Các thử nghiệm này đều thành công và cho thấy những kết quả đáng khích lệ.
Hơn hai mươi năm trở lại đây, nước ta đã sử dụng nhiều loại thiết bị thu hứng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như thiết bị sấy, thiết bị đun nước nóng, thiết bị chưng cất nước và pin mặt trời... Thiết bị sấy dùng cho các loại nông sản, hải sản hoặc dược liệu; thiết bị đun nóng được lắp đặt tại các trường học, bệnh
viện hay tại các hộ gia đình để nấu nước uống; thiết bị chưng cất nước được ứng dụng nhằm biến nước mặn, ô nhiễm (nhiễm phèn, thuỷ ngân, nitrat....) thành nước tinh khiết rất hữu ích, tiết kiệm được nhiều chi phí cho người dân vùng biển, vùng nước chua phèn, vùng hải đảo....
Tuy nhiên, việc ứng dụng thiết bị sử dụng NLMT vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Nguyên nhân do có những khó khăn trong thiết kế, lắp đặt và vận hành, pin mặt trời giá thành cao.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng NLMT trong sấy nông sản, đã có một số nghiên cứu và ứng dụng:
Năm 2005, Trung tâm Năng lượng và máy nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đã thiết kế và ứng dụng thành công máy sấy Nui dùng NLMT tại Công ty Phương Đông (TPHCM). Máy sấy nui dùng nguyên lý sấy tĩnh đảo chiều, bộ thu nhiệt NLMT làm bằng ống nhựa polyethylen loại dày 0,2 mm, bọc quanh một khung thép, bên trong ống là mặt hấp thu nhiệt dạng tam giác bằng nylon đen.
Năm 2006, PGS.TS. Bùi Hải Triều, Trường Đại học Nông nghiệp I đã chế tạo thành công máy sấy nông sản bằng NLMT, loại máy này có thể sấy lúa, ngô, đậu, lạc, cà phê, .... Máy sấy này có hai bộ phận chính là phần thu nhiệt và buồng trao đổi nhiệt. Bộ phận thu nhiệt gồm một tấm tôn mỏng, được bôi đen để hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Bên trên tấm tôn là tấm kính trong suốt, có tác dụng bẫy bức xạ nhiệt.
Đề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu thiết bị sấy khô bằng NLMT" do TS. Phạm Ngọc Trinh, Trường Đại học Xây dựng đã được đưa vào ứng dụng sấy vải khô tại tỉnh Bắc Giang năm 2006.
Năm 2008, Sở Khoa học và công nghệ Bến Tre phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ xây dựng hai hệ thống sấy hạt ca cao bằng NLMT tại xã An Khánh và xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
TS. Phan Hiếu Hiền và các cộng sự - Trung tâm Năng lượng và máy nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đã thiết kế thành công hệ thống sấy lúa dùng NLMT năm 2008.
Năm 2012, chương trình nghiên cứu kết hợp hai tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao là ống thủy tinh chân không (nhận nhiệt bức xạ mặt trời) và thiết bị ống nhiệt (truyền nhiệt nhanh và mạnh) vào một bộ thu nhiệt NLMT, dùng ống
Hình 1.16.Máy sấy nông sản/lúa bằng NLMT sử dụng ống nhiệt thủy tinh chân không