Đổi mới nội dung, đa dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên thanh hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 114 - 120)

dục đạo đức cho thanh niên

Trong bối cảnh hiện nay, muốn cho sự nghiệp giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung và thanh niên ở Thanh Hoá nói riêng có hiệu quả thì một trong những giải pháp mang tính chiến lược là phải tiến hành đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức. Hình thức và nội dung là hai yếu tố cấu thành lên một chỉnh thể của sự vật, hiện tượng.

- Về nội dung, đạo đức là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Bản chất đạo đức là phản ánh mối quan hệ giữa con người với con

người về lợi ích trên bình diện giá trị thiện - ác để nhận xét và điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với tiến bộ của lịch sử. Do vậy, việc đổi mới nội dung của đạo đức là tất yếu khách quan, cần thiết và mang tính chiến lược.

Đoàn Thanh niên là tổ chức gần gũi và trực tiếp giáo dục thanh niên, do vậy nội dung giáo dục của Đoàn cần tập trung vào những vấn đề như giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật. Trong đó coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, xác định cụ thể những đức tính cần thiết trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước để thanh niên học tập, rèn luyện và phát triển. Chú trọng việc bình chọn các điển hình tiên tiến để khích lệ tinh thần thi đua học tập, thường xuyên giáo dục truyền thống của Đảng, Đoàn và địa phương cho thanh niên.

Báo cáo Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX có nêu: Cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho từng đối tượng cụ thể... việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức, lối sống cụ thể cho các đối tượng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ mới, bởi vì, các giai cấp, các tầng lớp, giới và nhóm xã hội có vị trí xã hội khác nhau, các chuẩn mực và thang bậc giá trị có sự thể hiện khác nhau.

- Về phương pháp: Đạo đức có nội dung khác với các khoa học khác ở chỗ nó là những chuẩn mực giá trị, là cái được các chủ thể lựa chọn, đánh giá như là việc làm có ý nghĩa tích cực, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Đồng thời thanh niên là đối tượng đặc biệt với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cho nên việc đa dạng các hình thức và phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng lứa tuổi là điều cần thiết, tránh tình trạng giáo dục tuyên truyền một chiều theo kiểu lý luận suông, nội dung thì sáo rỗng, xa rời những vấn đề thực tế. Việc xây dựng nội dung chương trình, tìm ra những phương pháp phù hợp, thiết thực sẽ giúp cho việc giáo dục đạo đức được thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên có nhiều song cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đưa môn đạo đức học vào chương trình trong tất

cả các trường học, các cấp học, các điểm tập huấn, các buổi sinh hoạt, bồi dưỡng lý luận của thanh niên. Thực tế hiện nay cho thấy môn đạo đức học chỉ được giảng dạy ở một số ít trường, chủ yếu là ở các trường sư phạm, hoặc các trường thuộc khối xã hội, mà không đưa vào các trường thuộc khối kinh tế, kỹ thuật, bởi họ cho rằng chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn là đủ, hoặc khi giảng dạy môn đạo đức thì cho rằng nó là môn phụ, mà không nhìn thấy được tầm quan trọng của nó. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là phải

đưa môn đạo đức học vào chương trình học bắt buộc của học sinh, sinh viên để làm sao: "Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu được trong các trường đại học và phổ thông" [20, tr.79].

Chúng ta đều biết rằng, tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng nhất của ý thức đạo đức và nó được hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động của con người, nhưng nó được tạo lập trực tiếp và cụ thể nhất thông qua con đường truyền đạt, giảng dạy. Là cơ sở tình cảm, niềm tin đạo đức, niềm tin, tình cảm đạo đức có mạnh mẽ, sâu sắc và ổn định hay không phụ thuộc vào tính đúng đắn, sự phong phú và chiều sâu của tri thức.

Để đạt được chất lượng tốt trong việc truyền đạt tri thức đạo đức, không những chỉ đưa môn đạo đức học vào giảng dạy trong trường mà còn phải đổi mới cả nội dung và chương trình môn đạo đức học cho phù hợp với thực tiễn biến động hiện nay của đất nước. Tài liệu giảng dạy môn đạo đức trong các trường hiện nay được các nhà khoa học biên soạn nhiều và có ý nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức lý luận về đạo đức song vẫn còn những bất cập. Đó là, lượng thông tin chưa nhiều, chưa truy cập kịp thời với tiến trình vận động của cuộc sống, nhiều khái niệm còn chưa rõ ràng, tính hiện đại chưa cao...

Phương pháp giảng dạy môn đạo đức học còn mang tính chất truyền thống, nặng về thuyết trình mà chưa mang tính hiện đại, chưa có sự kết hợp của các phương pháp này trong cách giảng dạy. Trong giảng dạy đạo đức cần phải loại bỏ những hình thức tuyên truyền giáo dục một chiều, áp đặt với những nội dung chung chung, trừu tượng, tránh giáo điều, mà cần phải có sự linh hoạt, mềm dẻo. Chú ý kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống như (nêu gương người tốt, việc tốt, thiết lập các thói quen ứng xử...) với phương pháp giáo dục hiện đại như (tổ chức các hoạt động xã hội, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử qua việc tạo ra các tình huống đạo đức để rèn luyện kỹ năng nhận thức và thực hành đạo đức, hình thành ý thức đạo đức cá nhân thông qua diễn giảng, đàm thoại tranh luận, kích thích hoạt động và khả năng tự điều chỉnh đạo đức của cá nhân, qua việc tổ chức thi đua, tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tìm hiểu những vấn đề mới mẻ trong cuộc sống mang tính khoa học...). Thanh niên có biên độ tuổi rộng, và với nhiều đối tượng khác nhau, do vậy, mỗi đội tuổi, mỗi đối tượng thanh niên thì cần phải có những nội dung, hình thức và phương pháp giáp dục đạo đức khác nhau, làm sao cho họ hứng thú, và lôi cuốn được họ tham gia. Muốn vậy, cần thực hiện nguyên tắc kết hợp trong giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đó là, kết hợp giáo dục đạo đức với hoạt động thực tiễn đồng thời giáo dục đạo đức phải gắn lý luận với thực tiễn, mang hơi thở của cuộc sống và thời đại, để những nội dung giáo dục đạo đức thêm phần

phong phú và hấp dẫn. Chỉ có thông qua hành động thực tiễn mới xuất hiện những nhân cốt của phong trào thanh niên.

Thứ hai, lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức trong mọi

hoạt động của xã hội, từ sân chơi giải trí đến các cuộc thi, các phong trào hoạt động của thanh niên. Bằng những phương pháp giáo dục khác nhau như giáo dục thông qua những tấm gương đạo đức, giáo dục thông qua các hoạt động xã hội...

Như đã phân tích trong phần đặc điểm của thanh niên, thanh niên là lứa tuổi có xu hướng chọn cho mình một mô hình nhân cách, một mẫu người lý tưởng để noi theo. Do vậy, việc giáo dục đạo đức thông qua những tấm gương sáng sẽ để lại những ấn tượng mạnh trong họ, dễ lôi cuốn thanh niên tự nguyện rèn luyện mình theo những hành vi, lối sống có đạo đức từ những tấm gương tốt. Hay thông qua các phong trào thanh niên tình nguyện, các hoạt động từ thiện... để thanh niên hoà mình vào cuộc sốnớiinh hoạt đời thường, chứng kiến, thấu hiểu những mất mát, khó khăn, thiếu thốn, vất vả của những đối tượng cần được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ những tấm lòng, những tình cảm và trách nhiệm của cá nhân và xã hội. Bằng nhận thức, tình cảm, lương tâm của mỗi con người mà từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức trong họ. Đó là một trong nhiều cách thức để việc giáo dục đạo đức cho thanh niên đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên thanh hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w