- Sử dụng đất phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt đảm bảo tính thống nhất mối liên hệ của huyện trong vùng và giữa các địa phương.
- Lồng phép các quy hoạch, dựán đã được phê duyệt có trên địa bàn như: Quy hoach đô thị thị trấn Thạch Hà; quy hoạch phân khu chức năng thị trấn Thạch Hà; Dự án AFD (cải thiện hệ thống tưới, chống biến đổi khí hậu); Đề án Phát triển Thương mại - Dịch vụ - Du lịch của huyện Thạch Hà giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2025;
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các quy hoạch ngành liên quan.
- Bố trí sử dụng đất trên cơ sởcân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực
đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nhằm sử
dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
- Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện
tích đất trồng lúa nước cần thiết để đảm bảo vấn đềlương thực; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích, danh thắng cần bảo vệ vì cảnh quan
môi trường, đa dạng sinh học, phát triển bền vững.
- Đảm bảo quỹđất để phát triển đồng bộcơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (giao thông, thủy lợi, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo...), phù hợp với tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới; khai thác triệt để, có hiệu quảđất đai và làm cơ sở xây dựng cơ
chếtài chính, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Bảo vệ và có quy hoạch, kế hoạch, chính sách khai thác đất chưa sử dụng; ngăn
chặn tình trạng đất bị xâm hại, sạt lở, lấn chiếm gây hủy hoại môi trường đất. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng, cải tạo, bồi bổ, làm tăng độ phì của đất.