huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên
4.3.2.1. Đổi mới nhận thức và nâng cao trình độ cho lao động
Nhận thức và trình độ lao động là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc phát triển kinh tế của mỗi nông hộ. Do đó, hộ nào có năng lực thực sự mới phát triển kinh tế hộ theo quy mô sản xuất lớn. Qua thực tế điều tra ở xã Vàng Đán với 90 hộ thì có đến 96,5% số chủ hộ không có trình độ chuyên môn, các hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho thu nhập bình quân chung của các hộ dân tộc Mông là rất thấp. Chính vì vậy, để nâng cao mức thu nhập bình quân chung một hộ dân tộc Mông cần thiết phải nâng cao trình độ cho chủ hộ và các lao động trong hộ bằng cách:
Tăng cường mở lớp tập huấn ngắn hạn tại địa phương thông qua hệ thống khuyến nông, hội nông dân và các tổ chức quần chúng. Hệ thống khuyến nông và các tổ chức quần chúng là những người trực tiếp bồi dưỡng kiến thức cho chủ hộ dân tộc Mông và những nội dung sát thực với hoạt động sản xuất như vấn đề về tổ chức quản lý kinh doanh, xác định phương hướng sản xuất, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của hộ. Bồi dưỡng các kiến thức về KHKT,
những thông tin thị trường cần thiết.
- Trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thông qua các mô hình hộ sản xuất giỏi. Khi đưa kỹ thuật mới vào sản xuất không thể đảm bảo chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế nếu như người nông dân không có kiến thức khoa học và thành thạo kỹ thuật, công nghệ mới. Có thể làm tăng giá trị sản lượng lớn song cũng có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho sản xuất. Trong khi đó người nông dân ít ưa mạo hiểm, luôn có suy nghĩ “ăn chắc, mặc bền”. Họ luôn nghĩ rằng rủi ro tăng lên cùng với tiến bộ kỹ thuật, mặt khác họ có rất ít vốn và thu nhập thấp nên họ không thể dễ dàng đầu tư vốn cho cải tiến công nghệ khi mà phương pháp mới chưa chứng minh được tính hơn hẳn của nó so với phương pháp cũ trước đây. Chính vì vậy, cần phải có mô hình thực tế để hộ thấy được tính ưu việt của việc cải tiến kỹ thuật, khi đó họ sẽ dễ dàng đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất. Có thể xây dựng mô hình trực tiếp tại địa phương hay khuyến khích các chủ hộ đi tham quan thực tế tại các vùng có điều kiện tương đồng, có thể mở lớp thảo luận thông qua các mô hình thực tế được thu nhập có hình ảnh kèm theo.
- Đối với hoạt động sản xuất ngành nghề cần phát huy vai trò của những người đi trước có kinh nghiệm lâu năm, những nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề cao trong từng hộ để nâng cao trình độ cho người lao động dưới hình thức truyền nghề.
Ngoài ra, một số hình thức đào tạo khác cần được phát huy đó là thông qua việc liên kết giữa các hộ với doanh nghiệp có liên quan. Các doanh nghiệp cử cán bộ có trình độ, kiến thức trực tiếp xuống hộ, hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ hộ dân tộc ông về kiến thức kỹ thuật cho sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp.
Các đối tượng được đào tạo không chỉ dành cho các chủ hộ mà còn mở rộng cho tất cả các đối tượng lao động có nguyện vọng muốn mở rộng và đầu tư sản xuất kể cả những người quản lý ở cấp cơ sở trực tiếp quản lý các hoạt động của các nông hộ như Ban chỉ đạo của các HTX, các trưởng thôn, đội trưởng sản xuất,... Song việc tổ chức đào tạo và tập huấn cho lao động cần một nguồn kinh phí. Vì vậy, phải có sự đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm của các địa phương, hưởng ứng của các đối tượng để việc đào
tạo có thể thực hiện được.
4.3.2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thúc đẩy phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
Thực tế điều tra cho thấy, trong cơ cấu trồng trọt của các hộ dân tộc Mông trên địa bàn xã thì cây lúa, ngô vẫn là cây trồng chủ yếu. Tuy nhiên, năng suất của loại cây trồng này không cao, giá trị sản lượng thu được còn thấp. Do vậy, trong thời gian tới, xã cần đẩy mạnh thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng truyền thống, năng suất thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; tập trung quy hoạch vùng sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất; hỗ trợ tập huấn, khuyến nông, dịch vụ tư vấn, nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân... Đối với sản xuất lúa gạo, xã vận động nông dân tích cực đưa lúa lai, lúa hàng hoá vào sản xuất. Đối với sản xuất cây màu, trên cơ sở tình hình thực tế các địa phương, xã cần làm tốt công tác quy hoạch và chỉ đạo phát triển sản xuất vụ đông theo hướng tập trung, hiệu quả, thực chất, tránh chạy theo hình thức lấy chỉ tiêu. Từ đó khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, nâng cao giá trị trên ha canh tác.
Đối với chăn nuôi, xã cần phát triển theo hướng tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư gắn với sản xuất an toàn dịch bệnh; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn... đến chế biến, tiêu thụ. Góp phần nâng giá trị trên ha chăn nuôi từ 158,4 triệu đồng năm 2015 lên hơn 220 triệu đồng năm 2019. Việc nhân rộng mô hình chăn nuôi như vậy sẽ là cơ hội tốt cho các hộ dân tộc Mông nâng cao thu nhập của mình.
Về phát triển ngành nghề, buôn bán dịch vụ: Ngành nghề nông thôn là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở khu vực nông thôn. Do đó, việc chú trọng khôi phục và đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới là việc làm hết sức cần thiết. Qua thực tế điều tra cho thấy, hoạt động ngành nghề - BBDV của các hộ dân tộc Mông trên
địa bàn xã Vàng Đán còn rất khiêm tốn và hạn chế, giá trị kinh tế thu được từ hoạt động này chỉ chiếm dưới 10% trong tổng thu của mỗi hộ. Do vậy, trong thời gian tới các sở ngành liên quan và chính quyền địa phương phải hỗ trợ cho ngành nghề nông thôn phát triển, có kế hoạch cụ thể khôi phục và phát triển làng nghề, nghề truyền thống. Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn phát huy nội lực, mở rộng liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ sản xuất; ứng dựng khoa học - công nghệ mới, đổi mới cơ chế quản lý để sản phẩm hàng hóa của cơ sở có sức cạnh tranh cao, sản xuất kinh doanh của cơ sở phát triển bền vững.
4.3.2.3.Tạo điều kiện cho các hộ dân tộc Mông tiếp cận với sản xuất hàng hóa
Chuyển từ kinh tế hộ thuần nông, tự cấp tự túc và sản xuất phân tán sang hộ nông nghiệp phát triển toàn diện, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng. Muốn được như vậy, các hộ dân tộc Mông cần làm tốt các công việc:
Bảo tồn và phát triển cây trồng vật nuôi bản địa phát triển sản xuất theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch, cung cấp cho thị trường.
Bổ sung những cây, con mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình và tập quán canh tác.
Tổ chức tiêu thụ nông sản phẩm cho hộ dân tộc Mông: thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, ngay cả những hộ sản xuất hàng hoá lớn cũng khó có thể tự mình giải quyết vấn đề tiêu thụ. Cho nên, Nhà nước và địa phương có thể tạo điều kiện cho kinh tế hộ tiêu thụ sản phẩm theo các hướng:
+ Tập trung xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Đây là cách giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra một cách thiết thực và căn bản cho các hộ trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và lâm nghiệp.
+ Tổ chức các kênh tiêu thụ nông sản. Thông qua phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là đối với nhóm hàng thủ công truyền thống, và các sản phẩm đặc sản.
+ Quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ nông thôn, tăng các phiên chợ họp nhiều lần trong tuần để các nông hộ có thêm nhiều cơ hội trao đổi hàng hoá.
4.3.2.4. Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ dân tộc Mông
Đối với người nghèo thường không mong muốn vay vốn của ngân hàng để mở rộng sản xuất, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tài sản thế chấp cho ngân hàng, để giải quyết được việc này thì cần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng chính sách, nơi hỗ trợ vốn sản xuất cho người nghèo. Để làm được việc này cần làm các công việc như sau:
Thứ nhất, nâng cao hiểu biết của các hộ dân tộc Mông về hoạt động vay và
cho vay của ngân hàng chính sách. Đối với các hộ nghèo thì thường trình độ dân trí không cao, đây là rào cản hạn chế của các hộ dân tộc Mông tiếp xúc cũng như cũng như cập nhật thông tin. Do vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ chưa nắm rõ điều kiện vay, thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn... Để giúp họ, đặc biệt là hộ trung bình và hộ nghèo tiếp cận một cách tốt hơn với nguồn tín dụng từ ngân hàng chính sách, ngoài việc các tổ chức tín dụng tìm mọi biện pháp để cung cấp vốn thì cần có những biện pháp giúp hộ nắm rõ những thông tin về hoạt động cho vay thông qua các hình thức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân.
Thứ hai, củng cố vai trò của tổ chức đoàn thể. Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn này của hộ. Các tổ chức này hoạt động mạnh và có hiệu quả thì người dân sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này hơn. Hầu hết các hộ dân tộc Mông và trung bình thường vay theo hình thức tín chấp, thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng. Do đó để cung cấp vốn cho người dân nhiều hơn đặc biệt là các hộ nghèo và trung bình để họ làm ăn thoát khỏi nghèo đói, góp phần phát triển kinh tế thì cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội.
Thứ ba, tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các
tổ chức xã hộ. Các tổ chức xã hội có số hội viên đông đảo, có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình. Cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại không hiểu rõ đời sống của người nông dân và vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phân phối mở rộng và quản lý khách hàng nhất là các hộ nghèo. Do vậy, việc phối hợp chặt chẽ
giữa ngân hàng với các tổ chức xã hội sẽ mang lại thuận lợi cho cả bên đi vay và bên cho vay. Cán bộ tín dụng cần được trang bị kỹ năng về quản lý, giám sát các nhóm tín dụng tiết kiệm. Cán bộ của các tổ chức xã hội cần hiểu biết về quy trình và thủ tục cho vay vốn.
Thứ tư, các hộ dân tộc Mông sợ thủ tục vay rờm rà và không trả nợ được, nguyên nhân ở đây là do trình độ nhân thức không mạnh dạn chủ động tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức để mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ dân tộc Mông. Bởi vậy, ngân hàng chính sách cần mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người nghèo quy trình thủ tục để người dân không cảm thấy ngại với các quy định của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần ra soát các quy trình thủ tục của mình, tránh gây phiền hà, bắt người dân đi lại quá nhiều.
Thứ năm, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần mở rộng hơn nữa thế chấp cho phù hợp với từng loại nông hộ, để thay đổi tâm lý, nhận thức của người dân và đặc biệt là những hộ nghèo. Nhưng cũng cương quyết xử lý những tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho vay đối với nhiều tổ chức tín dụng.
4.3.2.5. Giải pháp về đất đai đối với các hộ dân tộc Mông
Đất đai là mối quan tâm hàng đầu đối với các hộ dân tộc Mông. Trên thực tế trong những năm vừa qua Tỉnh Điện Biên đã có nhiều đổi mới về chủ trương, chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho quá trình tập trung ruộng đất diễn ra trên nhiều xã, thị trấn. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá hiện nay, việc cần làm là ổn định sản xuất lâu dài, có như vậy các hộ dân tộc Mông mới yên tâm sản xuất, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và thâm canh tăng giá trị sản phẩm hàng hoá và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để sản xuất. Thực tế hiện nay cho thấy, ruộng đất của các hộ dân tộc Mông xã Vàng Đán còn manh mún, trong khi diện tích đất canh tác không nhiều nhưng số thửa/ hộ lại cao. Chính vì vậy cần phải có chính sách về đất đai cụ thể:
Hoàn chỉnh về quy hoạch sử dụng đất đai theo từng vùng để làm cơ sở cho việc cấp đất cho các hộ. Trong điều kiện hiện nay quy hoạch đất đai sẽ giúp các hộ khai thác có hiệu quả đất đai, tránh tình trạng các chủ hộ khai thác đất bừa bãi dẫn đến lãng phí đất, phá hoại môi trường, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ dân tộc
Mông, tạo điều kiện cho các hộ đi vào tập trung sản xuất hơn.
Cần khuyến khích các hộ tích cực chuyển đổi tích tụ ruộng đất, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún của các hộ sẽ tạo điều kiện đi vào sản xuất tập trung.
4.3.2.6. Giải pháp về quy mô hộ
Quy mô hộ gia đình là mẫu số để tính thu nhập trên đầu người của hộ. Vì vậy, việc giảm quy mô hộ gia đình thông qua các chương trình kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào làm việc ngoài xã hội…. Là biện pháp cần thiết để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo cũng như nâng cao thu nhập cho hộ nộ nông dân nghèo ở xã Vàng Đán hiện nay.
Cho nên các biện pháp để giảm mức sinh cần phải được thực hiện song song với các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho các hộ dân tộc Mông. Giảm mức sinh có thể thực hiện trực tiếp thông qua việc tăng tỷ lệ các bà mẹ sử dụng các biện pháp tránh thai. Cần có nhiều chương trình phổ biến kiến thức và khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là đối với người nghèo. Ngoài ra, khuyến khích các hộ nghèo tăng thời gian giữa 2 lần sinh cũng là một biện pháp nên thực hiện.
Việc thay đổi quan niệm về sở thích con trai ở xã Vàng Đán hiện nay còn khá khó khăn vì Vàng Đán là một xã thuộc vùng cao, người dân ở đây còn nặng nề tư tưởng