Kinh nghiệm về chuẩn hóa sản phẩm OCOP của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng và chuẩn hóa sản phẩm thịt trâu gác bếp hải khang theo tiêu chí OCOP tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 26)

khác tại Việt Nam

2.2.2.1. kinh nghiệm triển khai OCOP tại Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) một cách bài bản và đã đạt những thành công nhất định. Qua chương trình, thương hiệu nông sản được nâng lên rõ rệt, các sản phẩm được tiêu thụ mạnh và bền vững. Kết quả bước đầu Chương trình

22

OCOP được Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm OVOP” của Nhật Bản và Chương trình “Mỗi cộng đồng một sản phẩm OTOP” của Thái Lan. Đây là một chương trình phát triển kinh tế rất phù hợp đối với khu vực nông thôn. Mục tiêu và nội dung chính của Chương trình là tập trung phát triển sản phẩm từ những lợi thế về tài nguyên, văn hóa, lao động ở khu vực nông thôn bằng chính sự tổ chức của cộng đồng, nói cách khác gọi là phát triển kinh tế theo hướng nội sinh, thông qua đó nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho cư dân nông thôn và phát triển một cách bền vững. Sau 3 năm (2013-2016) triển khai, chương trình OCOP đã đạt được kết quả quan trọng: Đã thành lập được hệ thống tổ chức (Ban Điều hành OCOP) ở cấp tỉnh và 14 huyện, thị xã, thành phố; Ban hành được Bộ công cụ quản lý chương trình... Đặc biệt, chương trình xúc tiến thương mại OCOP được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, một số thị trường trọng điểm trong nước (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đồng bang sông Hồng, Tây Bắc) và tại thị trường Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây, Vân Nam) thông qua các kỳ triển lãm, hội chợ thương mại.

Riêng Hội chợ OCOP thường niên đã được tổ chức 4 kỳ tại TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên đán và hè (phục vụ du lịch). Hội chợ OCOP trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh, đã tạo được dư luận xã hội tốt trong nhân dân và du khách, thiết thực đối với các DN, HTX, qua đó khẳng định chương trình OCOP đã đi đúng hướng và bước đầu đạt hiệu quả và theo nguyện vọng của người tiêu dùng cũng như của các doanh nghiệp, HTX Hiệu quả rõ nét của chương trình OCOP là có 180 DN, HTX, cơ sở hộ sản xuất tham gia. Về sản phẩm, hiện đã có 210 sản phẩm, trong đó đã đánh giá tiêu chuẩn cho 121 sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ như du lịch nông thôn, lễ hội hoa ở các địa phương Hoành Bồ, Bình Liêu, Ba Chẽ,... Các sản phẩm OCOP đều nằm trong nhóm sản phẩm lợi thế quốc gia (tôm thẻ chân trắng, thủy sản chế biến);

23

nhóm sản phẩm lợi thế địa phương (lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, dược liệu Ba kích,...) và nhóm đặc sản vùng miền (miến dong, gạo nếp, gạo thảo dược, hoa quả, các món ăn ngon, lạ,...). Doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất OCOP trong 03 năm đạt 672,296 triệu đồng (Đề án đề ra 200.000 triệu đồng) nhờ gia tăng về quy mô sản xuất và giá bán, đóng góp tích cực cho tăng thu nhập của nhân dân, các sản phẩm giá trị bình quân tăng 20%. Từ việc triển khai cho thấy, Chương trình OCOP là một chương trình mở, không đóng khuôn và chưa có tiền lệ, là một hình thức phát triển kinh tế - xã hội không chỉ vùng nông thôn mà còn cho cả khu vực đô thị thông qua việc thực hiện thúc đẩy, phát triển các tổ chức kinh tế (tập trung tái cấu trúc và thành lập mới DN, HTX), thông qua việc phát huy nguồn lực địa phương và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP. Do vậy triển khai thực hiện OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân. Bài học kinh nghiệm rút ra là: (1) Khi triển khai Chương trình cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng mô hình OVOP và OTOP, học tập về nguyên tắc chứ không dập khuôn máy móc, có sự đánh giá và điểu chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực tiễn kinh tế thị trường trong nước và địa phương; (2) Chương trình phải được tổ chức quản lý khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện; Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương trình; Xây dựng được hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DN, HTX, hỗ trợ phát triển sản phẩm trên nền tảng hỗ trợ phát triển nghiên cứu, ứng dụng KHCN, công tác hướng dẫn lập và quản lý các dự án đầu tư, các dự án sản xuất; (3) Phải có sự vào cuộc chỉ đạo nhiệt tình, tâm huyết của lãnh đạo trong quá trình triển khai. Tính hệ thống và tổ chức của chương trình phải được tổ chức chặt chẽ và được trao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp để thực hiện. Phải khởi động, thúc đẩy được sự đề xuất, tính sáng tạo từ dưới lên (từ nhân dân, nhóm hộ sản xuất, doanh

24

nghiệp, HTX); (4) Thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm, cùng với thiết kế sản phẩm, mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm là rất quan trọng; (5) Xây dựng được thương hiệu (hình ảnh nhãn hiệu chương trình, bảo hộ sở hữu trí tuệ, quản lý sử dụng) và bảo vệ chất lượng sản phẩm của chương trình thông qua việc chấm điểm sản phẩm theo quy định; (6) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình OCOP, về sản phẩm OCOP.

2.2.2.1. kinh nghiệm triển khai OCOP tại Lào Cai

Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm” được tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện từ năm 2015; vào tháng 10 vừa qua, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh của Lào Cai vừa công nhận thêm 19 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, nâng tổng số sản phẩm OCOP cấp tỉnh lên 52 sản phẩm. Trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao, 40 sản phẩm được đánh giá chất lượng 3 sao.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Lào Cai phấn đấu xây dựng ở mỗi huyện có từ 1 đến 2 sản phẩm chủ lực, mỗi xã 1 sản phẩm chủ lực có thương hiệu, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương. Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2020 huy động từ 50-60% nguồn lao động nông thôn tham gia hệ thống OCOP, sản phẩm từ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ nông thôn đóng góp từ 55 - 60% tổng sản phẩm hàng hóa trên toàn tỉnh.

Tập trung phát triển 6 nhóm ngành hàng: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn.

Bên cạnh đó, Tỉnh Lào Cai đã có những cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề, cá nhân phát triển sản xuất như xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, cải tiến

25

mẫu mã, bao bì, mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến đến tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.

2.2.2.1. kinh nghiệm triển khai OCOP tại Bắc Kạn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, với nhiều sản phẩm đặc sản như: Gạo bao thai, gạo nếp nương, miến dong, khoai sọ, lạp sườn, hồng không hạt, cam quýt, bí xanh thơm, rượu men lá, thịt hun khói… đây là những sản phẩm của tỉnh có thể phát triển để tạo thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường. Ngoài các sản phẩm đặc trưng về văn hóa ẩm thực còn có các sản phẩm thủ công truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát,.... Văn hóa đặc trưng cho mỗi dân tộc mỗi vùng miền như nghệ thuật hát Then, lễ hội Lồng tồng, chợ Phiên... Có nhiều điểm danh lam thắng cảnh tập trung ở vùng nông thôn như Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, được công nhận là Vườn di sản ASEAN năm 2011; Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (huyện Na Rì, Bạch Thông); hệ thống hang động lớn (động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long); Các yếu tố văn hóa, lịch sử khác như An toàn khu (ATK) - Chợ Đồn, nơi Bác Hồ đã hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp; Di tích Nà Tu, Chiến Thắng đèo Giàng.

Xác định thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm là một giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy ngay từ đầu nhiệm kỳ Tỉnh ủy Bắc Kạn đã chỉ đạo quyết liệt trong quá trình tổ chức thực hiện, đây là một nội dung tập trung chỉ đạo thực hiện trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020 (Chương trình hành động số 04 –CTr/TU ngày 15/01/2016) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

26

Trên cơ sở đó UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố tập trung tổ chức thực hiện. Ngay từ năm 2016 tỉnh đã thành lập Ban điều hành Đề án/Chương trình để chỉ đạo thực hiện; tổ chức điều tra các sản phẩm theo 6 nhóm ngành hàng của chương trình OCOP để xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ xây dựng Đề án; tổ chức xây dựng và phê duyệt Đề án của tỉnh giai đoạn 2018-2020; chỉ đạo các huyện, thành phố có kế hoạch thực hiện cả giai đoạn cũng như hàng năm; tổ chức bộ máy giúp việc bố trí nhân sự có năng lực để tham mưu thực hiện; bố trí nguồn lực chương trình (đã bố trí trực tiếp từ ngân sách địa phương 1,487 tỷ đồng; Phân bổ kinh phí trực tiếp từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các hoạt động của Đề án 2,8 tỷ đồng) và chỉ đạo các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển các sản phẩm tham gia chương trình. Đồng thời, nghiên cứu triển khai ngay các bước theo chu trình thường niên của chương trình OCOP từ đầu năm 2018 để tuyên truyền phổ biến và để các tổ chức kinh tế có các sản phẩm có thể phát triển sản xuất hàng hóa đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Trong năm 2018 đã có 56 tổ chức đăng ký 76 sản phẩm tham gia, sau khi các tổ chức kinh tế đăng ký sản phẩm tham gia chương trình, các cơ quan chuyên môn đã có các hoạt động tư vấn, tập huấn, hỗ trợ nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế và hoàn thiện các sản phẩm tham gia Chương trình; xây dựng được Bộ công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm (Bộ Tiêu chí tạm thời đánh giá sản phẩm); tổ chức đánh giá xếp hạng, cấp giấy công nhận cho 37 sản phẩm của 32 doanh nghiệp, hợp tác xã, và hộ sản xuất với 32 sản phẩm 3 sao và 05 sản phẩm 4 sao, nhiều sản phẩm có mẫu mã, bao bì đẹp, kiểu dáng phù hợp, chất lượng đạt các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đưa ra được thị trường công nhận; tổ chức nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ

27

các cấp và đại diện các tổ chức kinh tế; bố trí kinh phí cho các hoạt động của chương trình; tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP; bố trí nhân lực để tổ chức thực hiện chương trình trên địa bàn toàn tỉnh…

Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển triển kinh tế khu vực nông thôn trong đó có tác động đến thực hiện chương trình OCOP: Nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2015-2020; Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc Quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 08/2017/NQ- HĐND ngày 11/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020...

Đây là những kết quả ban đầu thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tạo đà để năm 2019 tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình theo chu trình thường niên để phấn đấu đạt được mục tiêu của chương trình đến năm 2020. Trong quá trình thực hiện ở Bắc Kạn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Một là, phải có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy chính quyền các cấp, thể hiện bằng việc ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động để chỉ đọa tổ chức thực hiện. Chính quyền các cấp phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng năm, có đánh giá tổng kết để rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện. Hai là, phải có bộ máy, nhân sự để triển khai các hoạt động của chương trình, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền để vận động các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình. Cán bộ

28

chuyên môn thường xuyên tìm hiểu, tiếp cận giúp đỡ các tổ chức kinh tế trong quá trình thực hiện từ khâu đăng ký sản phẩm tham gia cho đến quá trình xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, hoàn thiện sản phẩm. Vì đặc thù các tỉnh miền núi như Bắc Kạn các tổ chức kinh tế còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực tổ chức thực hiện… Ba là, tổ chức tốt chương trình góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng nhất là các vùng miền núi vùng cao về sản xuất hàng hóa. Chương trình OCOP đã tạo nên những chuyển biến căn bản, tích cực như sự nhận thức của người dân và tổ chức kinh tế đã được nâng lên đặc biệt là ở vùng nông thôn trong việc thay đổi tập quán sản xuất cũ, nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, nay bắt đầu người dân đã dần từng bước được tiếp cận với phương thúc sản xuất mới theo chuỗi liên kết và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm đồng thời gắn sản xuất với công tác xúc tiến thương mại, tiếp thị quảng bá sản phẩm. Bốn là, chương trình OCOP đã tạo ra một giải pháp rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế gắn với nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chương trình OCOP đã từng bước góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn. Trong thời gian qua một số sản phẩm thô sơ đã trở thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao được thị trường đón nhận như: Gạo khẩu nua lếch Ngân Sơn, miến dong Bắc Kạn, tinh bột nghệ cao cấp Cucumin... Sau khi công nhận sản phẩm năm 2018, một số sản phẩm đã có bước phát triển qua đánh giá sơ bộ có khoảng 54% tổ chức kinh tế tăng doanh thu từ 1,1 đến 1,4 lần; 27% tổ chức kinh tế tăng doanh thu 1,5 - 2 lần và có

29

khoảng 19% tổ chức kinh tế tăng doanh thu lớn hơn 2 lần. Năm là, để triển khai thực hiện thành công của chương trình OCOP công tác thông tin truyền thông, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng và chuẩn hóa sản phẩm thịt trâu gác bếp hải khang theo tiêu chí OCOP tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)