Đặc điểm lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam bố hạ trồng tại vườn trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

Kết quả theo dõi kích thước của lá cam sành và cam chanh Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.3 dưới đây

Bảng 4.3. Kích thước lá cam sành và cam chanh Bố Hạ

STT Dòng/giống Kích thước lá

Dài (cm) Rộng (cm) Tỷ lệ dài/ rộng (lần)

I Cam sành 8,33 4,42 1,88

2 Dòng CS2 7,64 4,10 1,86

3 Dòng CS4 8,00 4,00 2,00

4 Dòng CS5 8,83 4,74 1,98

II Cam chanh 10,52 5,13 2,05

5 CBH6 10,52 5,13 2,05

Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, giống cam sành Bố Hạ có kích thước trung bình của lá trưởng thành là dài 8,33 cm, rộng 4,42 cm. Kích thước lá giữa các dòng cam sành có sự thay đổi không đáng kể. Chiều dài lá dao động từ 7,64 đến 8,83 cm, chiều rộng dao động từ 4,00 cm đến 4,82 cm. Trong khi đó, kích thước trung bình của lá trưởng thành của giống cam chanh Bố Hạ lớn hơn so với cam sành. Chiều dài trung bình của lá cam sành là 10,52 cm và chiều rộng trung bình là 5,13 cm. Như vậy, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của lá ở cả giống cam sành và cam chanh Bố Hạ đều là chiều dài lá gấp khoảng 2 lần chiều rộng lá.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Lam trên giống cam sành Hàm Yên (Luận án Tiến sỹ cam Hàm Yên) cho thấy [6], kích thước trung bình của của lá cam Hàm Yên đối với cây ghép là dài 10,06 cm, rộng 5,88 cm, tỷ lệ chiều dài/rộng = 1,71 cm, đối với cây chiết có chiều dài, chiều rộng và tỷ lệ dài/rộng lần lượt là 10,04 cm, 5,84 cm và 1,72 cm. Như vậy, kích thước lá của các giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, tỷ lệ chiều dài/rộng của lá đều cao hơn so với giống cam Hàm Yên.

Về hình thái lá: Lá cam sành và lá cam chanh Bố Hạ đều thuộc dạng lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm. Lá cam sành có mặt lá hơi cong, lá cam chanh có mặt lá phẳng, lá mỏng hơn so với lá cam sành.

Hình 4.3. Hỉnh ảnh lá cam sành và cam chanh Bố Hạ A, B. Mặt trên và mặt dưới lá cam sành Bố Hạ C, D. Mặt trên và mặt dưới của lá cam chanh Bố Hạ 4.2.3. Đặc điểm hoa, quả

Về đặc điểm của hoa: Hoa cam sành và cam chanh Bố Hạ có hai loại, hoa đơn và hoa chùm. Nụ hoa tròn hơi bầu dục, màu trắng, đường kính khoảng 5mm, cánh hoa hơi cuốn. Kích thước dài = rộng = 18 - 20 x 7mm. Đài hoa màu xanh, cánh dài cân đối, rộng từ 3 - 4mm, có nút nhọn, có lông tơ. Cuống hoa bé, đường kính 1mm, dài 10 mm, nhị được tách rời, túi phấn bé hình bầu dục, màu vàng, số lượng nhị là 20. Nhuỵ, tự phùng hình cầu hơi dẹt, vòi nhuỵ dài 8mm, hơi cong, đầu nhuỵ hình cầu hơi lõm. Nhị đực dài hơn nhuỵ, tuyến mật bé có mùi thơm.

Như vậy, hoa của cam sành và cam chanh Bố Hạ mang những đặc điểm đặc trưng của các giống cam.

Về đặc điểm của quả:

Cam sành Bố Hạ: Thời gian chín quả cam sành Bố Hạ từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau. Quả hình cầu dẹt, túi tinh dầu thô hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi lõm, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm sáng dòn, vỏ dễ tách hơn cam nhưng khó tách hơn quít. Thịt quả màu vàng đậm, vách múi dai, dễ tách, lõi quả đặc và nhiều hạt.

Cam chanh Bố Hạ: Thời gian chín quả cam chanh Bố Hạ từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau. Quả hình cầu hơi tròn, túi tinh dầu chìm nên vỏ quả nhẵn hơn so với cam sành, đỉnh quả và đáy quả bằng. Vỏ quả khi chín màu vàng thẫm sáng dòn, vỏ dễ tách hơn cam nhưng khó tách hơn quít. Thịt quả màu vàng sáng, vách múi dai, dễ tách, lõi quả đặc và nhiều hạt. Quả cam chanh có mùi thơm.

So sánh giữa cam sành Bố Hạ và cam chanh Bố Hạ có một số điểm khác biệt, thời gian chín của quả cam chanh sớm hơn khoảng 1 tháng so với cam sành Bố Hạ, túi tinh dầu chìm nên vỏ quả nhẵn và mỏng hơn so với cam sành, quả cam chanh có mùi rất thơm khi chín.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Lam trên cam Hàm Yên [6], quả cam Hàm Yên có thời gian chín từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, quả hình cầu dẹt, túi tinh dầu thô và hiện rõ, thịt quả có màu vàng đậm. Như vậy, quả cam sành sành Bố Hạ, có nhiều đặc điểm hình thái giống với cam Hàm Yên nhưng cam chanh Bố Hạ có thời gian chín sớm hơn và có nhiều điểm khác biệt so với cam Hàm Yên.

Hình 4.5. Đặc điểm hình thái quả cam sành (A) và cam chanh (B) Bố Hạ khi còn non

4.3. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cam sành và cam chanh Bố Hạ

Sự xuất hiện lộc là biểu hiện sự bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng mới. Khả năng ra lộc ở cam quít phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện sinh thái, kỹ thuật chăm sóc như bón phân, tỉa cành tạo tán. Sự xuất hiện các đợt lộc của cam Bố Hạ như sau:

Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện lộc của cam Bố Hạ

Dòng/giống

Lộc xuân Lộc hè Lộc thu Lộc đông Thời gian xuất hiện Thời gian kết thúc Thời gian xuất hiện Thời gian kết thúc Thời gian xuất hiện Thời gian kết thúc Thời gian xuất hiện Thời gian kết thúc Dòng CS1 Cuối tháng 2 Cuối tháng 4 Cuối tháng 5 Cuối tháng 7 Cuối tháng 8 Cuối tháng 9 Giữa tháng 11 Cuối tháng 12 Dòng CS2 Dòng CS4 Dòng CS5 CBH6 Đầu tháng 2 Đầu tháng 4 Đầu tháng 5 Đầu tháng 7 Đầu tháng 8 Đầu tháng 9 Cuối tháng 10 Giữa tháng 11 Quan sát sự xuất hiện của lộc cam sành và cam chanh Bố Hạ, hàng năm xuất hiện 4 đợt lộc gồm lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông.

Thời gian xuất hiện và kết thúc của các đợt lộc trên cam sành Bố Hạ như sau:

-Lộc xuân xuất hiện vào cuối tháng 2, kết thúc vào tháng 4, số lượng của lộc xuân nhiều hơn các đợt lộc khác.

-Lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5, thời gian xuất hiện rộ vào cuối tháng 6, kết thúc vào cuối tháng 7.

-Lộc thu xuất hiện vào cuối tháng 8, thời gian rộ vào giữa tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 9. Lộc thu chủ yếu được sinh ra từ cành hè và một số được sinh ra từ cành xuân cùng năm.

-Lộc đông xuất hiện vào giữa tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 12, số lượng lộc đông ít nhất so với các đợt lộc khác

So sánh thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc giữa cam sành Bố Hạ và cam chanh Bố Hạ cho thấy, thời gian xuất hiện và kết thúc của các đợt lộc cam chanh sớm hơn so với cam sành khoảng 1 tháng. Điều này cũng giải thích vì sao cam chanh có thời gian quả chín sớm hơn so với cam sành khoảng 1 tháng.

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Đình Định [4], về đặc điểm phát sinh cành của một số giống cam ở năm thứ 7 tại Trung tâm Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) cho biết tỷ lệ cành xuân - hè - thu như sau:

Cam Vân Du: 71,9% 10,3% 17,7%

Cam Valencia: 79,3% 6,5% 14,1%

Cam Sông con: Hamlin: 77,3% 76,3% 5,4% 8,7% 17,0% 14,9%

Trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Lam trên cam Hàm Yên [6] cho thấy, thời gian xuất hiện lộc của cam Hàm Yên như sau: Lộc xuân xuất hiện vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, kết thúc vào tháng 4; lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5, kết thúc vào cuối tháng 7; lộc thu xuất hiện vào cuối tháng 8, kết thúc vào cuối tháng 9, đầu tháng 10; lộc đông xuất hiện vào trung tuần tháng 11, kết thúc vào cuối tháng 12. Về số lượng lộc của cam Hàm Yên cho thấy nhiều nhất là lộc

xuân, sau đó đến lộc thu, rồi lộc hè và ít nhất là lộc đông.

Kết quả theo dõi trên cam sành và cam chanh Bố Hạ cho thấy, thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của cam sành Bố Hạ cũng tương tự như cam Hàm Yên nhưng thời gian xuất hiện các đợt lộc của cam chanh Bố Hạ sớm hơn khoảng 1 tháng.

4.4. Khảo sát mức độ sâu, bệnh hại trên cây cam sành và cam chanh Bố Hạ

Kết quả theo dõi sự xuất hiện sâu bệnh hại trên cam Bố Hạ đồng thời so sánh với các giống cam đối chứng (cam Xã Đoài, cam V2, cam Hàm Yên) trên mô hình trồng trại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được trình bày trong bảng 4.5.

Kết quả theo dõi sâu bệnh hại so sánh giữa các giống cam nghiên cứu cho thấy, trong cùng môi trường, với chế độ chăm sóc như nhau, tỷ lệ xuất hiện các loại sâu, bệnh hại cam trên các giống không có sự khác biệt nhiều. Qua theo dõi, trong số các loại sâu hại cam, sâu vẽ bùa và bộ trĩ hại cam là loại xuất hiện phổ biến nhất trên cả 5 giống cam nghiên cứu. Trong số các loại bệnh, bệnh chảy gôm là bệnh xuất hiện phổ biến hơn cả trên tất cả các giống cam theo dõi.

Bảng 4.5. Tình hình xuất hiện sâu, bệnh hại trên các giống cam nghiên cứu

TT Tên sâu, bệnh hại

Mức độ phổ biến Cam chanh Bố Hạ Cam sành Bố Hạ Cam Xã Đoài Cam V2 Cam Hàm Yên I Sâu hại 1 Nhện đỏ cam ++ ++ ++ ++ ++ 2 Nhện trắng to ++ + + + ++ 3 Nhện rám vàng + + + + + 4 Rệp sáp nâu + ++ + + ++ 5 Rệp sáp vẩy đỏ + + + + + 6 Rệp sáp vẩy tím + + + + + 7 Rệp sáp giả hình cầu + ++ + ++ ++

8 Rệp sáp giả cam + + + ++ + 9 Rệp muội (Rệp mềm) cam + ++ + + ++ 10 Bọ phấn gai đen ++ + ++ + + 11 Rầy chổng cánh + + + + + 12 Bọ xít xanh cam + + + + + 13 Xén tóc đục cành + + + + + 14 Sâu nhớt + + + + +

15 Câu cấu xanh lớn + + + + +

16 Sâu vẽ bùa ++ ++ ++ ++ ++

17 Sâu xanh bướm phượng + + + + +

18 Bọ trĩ cam +++ +++ +++ +++ +++ II Bệnh hại 19 Bệnh vàng lá Greening + + + + + 20 Bệnh tàn lụi Tristeza + + + ++ ++ 21 Bệnh loét cam + + + + + 22 Bệnh đốm dầu ++ ++ ++ ++ ++ 23 Bệnh đốm đen ++ ++ ++ ++ ++ 24 Bệnh sẹo - - - - - 25 Bệnh chảy gôm +++ +++ +++ +++ +++ 26 Bệnh muội đen ++ ++ ++ ++ ++ 27 Bệnh đốm tảo - - - - - 28 Bệnh phấn trắng + ++ + ++ ++

Kết quả này bước đầu cho thấy, ở cây giai đoạn 3 năm tuổi, khả năng kháng sâu bệnh không có sự khác biệt giữa cam sành và cam chanh Bố Hạ so với các giống cam hiện đang được trồng phổ biến bao gồm cam Hàm Yên, cam V2 và cam Xã Đoài. Sự xuất hiện sâu, bệnh hại trên cam cần thiết phải có biện pháp phòng trừ phù hợp.

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Đã điều tra và bảo tồn được 01 cây cam chanh Bố Hạ và 04 cây cam sành Bố Hạ.

2. Đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang, cây 3 năm tuổi trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên:

-Chiều cao trung bình dao động từ 100,1 đến 146,0 cm, đường kính tán dao động từ 37,0 đến 71,0 cm (hướng Đông – Tây) và từ 41,0 đến 107,7 cm (hướng Nam – Bắc), Giống cam chanh Bố Hạ có chiều cao cây trung bình đạt 141,8 cm, tán tương đối đồng đều với đường kính tán theo hướng Đông – Tây là 103,8 cm và theo hướng Nam Bắc là 94,3 cm

-Về hình thái lá: Lá cam sành và lá cam chanh Bố Hạ đều thuộc dạng lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm. Lá cam sành có mặt lá hơi cong, lá cam chanh có mặt lá phẳng, lá mỏng hơn so với lá cam sành.

-Về đặc điểm hoa của cam sành và cam chanh Bố Hạ đều mang đặc điểm đặc trưng của cam quýt.

-Cam sành Bố Hạ có thời gian chín từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau. Quả hình cầu dẹt, túi tinh dầu thô hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi lõm, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm. Thịt quả màu vàng đậm. Thời gian chính của cam chanh Bố Hạ sớm hơn 1 tháng so với cam sành, thịt quả màng vàng sáng có mùi thơm.

2. Đã nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cam sành và cam chanh Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Hàng năm, cam sành và cam chanh Bố Hạ đều xuất hiện 4 đợt lộc gồm lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông. Thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của cam chanh sớm hơn khoảng 1 tháng so với cam sành Bố Hạ.

3. Đã theo dõi tình hình sâu, bệnh hại cam Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, trong cùng môi trường, với chế

độ chăm sóc như nhau, tỷ lệ xuất hiện các loại sâu, bệnh hại cam trên các giống không có sự khác biệt nhiều. Trong số các loại sâu hại cam, sâu vẽ bùa và bộ trĩ hại cam là loại xuất hiện phổ biến nhất. Trong số các loại bệnh, bệnh chảy gôm là bệnh xuất hiện phổ biến hơn cả.

5.2. Kiến nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm về năng suất và chất lượng quả cam Bố Hạ. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cam Bố Hạ so với các giống cam khác.

2. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Bố Hạ. Từ đó xây dựng được quy trình trồng và chăm sóc cam Bố Hạ đạt năng suất và chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ NN&PTNT (2016) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2016 ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2. Phạm Thị Chữ (1996), “Tuyển chọn, nhân giống bưởi Phúc Trạch năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu và nội tiêu”, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, 228-229

3. Bùi Huy Đáp (1960), Cây ăn quả nhiệt đới, 1, Nxb Nông thôn

4. Lê Đình Định (1990), “Tình hình dinh dưỡng đất trồng cam ở chu kỳ 1 của một số loại đất chính vùng Phủ Quỳ - Nghệ Tĩnh”, Một số kết quả nghiên cứu khoa học trạm thí nghiệm cây nhiệt đới Tây Hiếu 1960- 1990, NXBNN

5. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Duy Lam (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống cam sành tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, Luận án Tiến sỹ.

7. Phạm Ngọc Liễu (1999), Các chỉ tiêu cần theo dõi cho việc khảo sát một số giống cây ăn quả, Phòng chọn tạo giống - Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, NXBNN.

8. Lê Mai Nhất (2014), “Nghiên cứu bệnh vàng lá Greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống”,

Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

9. Nguyễn Thị Minh Phương (2008), Bảo quản và chế biến hoa quả tươi, Nxb tri thức

10.Phạm Chí Thành (1986), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXBNN.

11.Hoàng Ngọc Thuận (2000), Chọn tạo và trồng cây cam, quýt phẩm chất tốt, năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 10-27

12.Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình (2000), Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm, Nxb Nông nghiệp

13.Tổng cục Thống kê (2018) Niên giám thống kê năm 2018.

14.Trung tâm làm vườn và trồng trọt, Viện Bảo vệ Thực vật (2003),

Hướng dẫn sử dụng dầu khoáng trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây ăn quả có múi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam bố hạ trồng tại vườn trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)