Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý cỏ dại hồ tiêu tại quảng trị (Trang 45 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam của Việt Nam. Quảng Trị ở toạ độ địa lý 16018’ - 17024’ vĩ độ Bắc, 106032’ - 107024’ kinh độ Đông, cách Hà Nội 582km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121km về phía Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía đông giáp Biển Đông và phía tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Địa hình Quảng Trị phân bố đa dạng với 5 v ng đặc trƣng: V ng núi cao, v ng bán sơn địa, v ng thung lũng, v ng đồng bằng và v ng cát ven biển. Với độ nghiêng dần từ tây sang đông tạo nên hệ thống sông suối, ao đầm dày đặc.

V ng địa hình đồi núi phân bố chủ yếu ở phía Tây, chiếm gần 78% diện tích toàn tỉnh. V ng đồng bằng ven biển là vùng có mật độ dân cƣ tập trung cao, kinh tế phát triển mạnh nhất tỉnh. Gồm 2 tiểu địa hình: Tiểu địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven các con sông, nằm kẹp giữa v ng gò đồi phía Tây và vùng cát ven biển. Đây là v ng cây lƣơng thực chủ yếu. Tiểu địa hình cồn cát tạo thành giải song song với bờ biển. Đây là loại đất nghèo kiệt dinh dƣỡng, phần lớn đƣợc trồng rừng phòng hộ ven biển và cây ngắn ngày. Tuy vậy, cùng với phát triển của khoa học - công nghệ, vùng đất này có tiềm năng phát triển trong tƣơng lai.

Quảng Trị là vùng trồng tiêu nổi tiếng, nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu: M a đông lạnh ở phía Bắc và nóng ẩm quanh năm ở phía nam. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hƣởng nặng nề của gi Tây Nam khô n ng, bão, mƣa lớn, khí hậu biến động mạnh theo mùa. Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng nhƣ cả nƣớc, Quảng Trị đƣợc thừa hƣởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định. Kết quả điều tra đánh giá phân hạng tài nguyên đất Quảng Trị năm 2001 của Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã chỉ rõ: tổng diện tích đất thích nghi phát triển cây hồ tiêu là 46.824ha. Trong đ , mức độ thích nghi nhất 18.039ha thuộc các v ng đất đỏ bazan ở Cồn Tiên – Dốc Miếu (thuộc huyện Gio Linh), Khe Sanh (huyện Hƣớng Hóa), huyện Cam Lộ và huyện Vĩnh Linh. Kết quả đánh giá đất đai chỉ ra các xã Gio An, Gio Sơn, Hải Thái (Cồn Tiên – Dốc Miếu) huyện Gio Linh, các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam huyện Vĩnh Linh và các xã Cam Thanh, Cam Nghĩa, Cam Chính huyện Cam Lộ có mức thích nghi đối với tiêu là cao nhất. (Đề tài nghiên cứu nấm Fusarium spp gây hại trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị. Ngày28/5/2013.<http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-nam-fusarium-spp-gay- hai-tren-cay-ho-tieu-o-quang-tri-7343.>)

Phân bố diện tích trồng hồ tiêu tại các huyện và biến động qua một số năm đƣợc thể hiện qua bảng 1.9

ảng 1.9. iến động diện tích trồng hồ tiêu qua một số năm ở các v ng tại uảng Trị

Phân ố 2010 2011 2012 2013 2014

Thành phố Đông Hà 1,0 1,0 1,0 1,0 1,1

Thị xã Quảng Trị 6,1 6,2 9,1 8,5 9,9

Huyện Vĩnh Linh 856,0 881,0 945,0 1028,0 1147,0

Huyện Hƣớng Hóa 250,6 237,6 183,5 172,7 186,4

Huyện Gio Linh 426,9 422,3 425,9 442,9 471,0

Huyện Đakrông 37,0 37,0 37,0 37,0 21,4

Huyện Cam Lộ 297,6 307,7 307,4 307,6 336,7

Huyện Triệu Phong 34,6 34,6 34,8 33,8 34,9

Huyện Hải Lăng 72,0 68,0 62,0 63,2 65,3

Huyện đảo Cồn Cỏ - - - - -

Tổng cộng 1981,8 1995,4 2005,7 2094,7 2273,7

Nguồn: Niên giám thống kê uảng Trị năm 2014.

Qua bảng 1.9 cho thấy diện tích trồng hồ tiêu của Quảng Trị tập trung chủ yếu ở 4 huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Hƣớng H a (chiếm 94% diện tích trồng hồ tiêu toàn tỉnh (năm 2014)). Tổng diện tích trồng tiêu của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến 2014 không ngừng tăng, từ 1981,8 ha năm 2010 lên đến 2273,7ha năm 2014. Tuy nhiên, những năm gần đây mức độ tăng diện tích c chậm lại do các đối tƣợng sâu bệnh đã làm ảnh hƣởng khá lớn đến việc phát triển hồ tiêu của nông dân toàn tỉnh, nhiều hộ nông dân ít đầu tƣ, chăm s c vƣờn tiêu nên nhiều vƣờn bị còi cọc, sâu bệnh gây hại nặng và gây chết hàng loạt làm cho mật độ cây bị giảm mạnh, chất lƣợng vƣờn kém, năng suất thấp.

Năng suất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị rất thấp và không ổn định so với những vùng trồng tiêu khác trong cả nƣớc, bình quân chỉ đạt trên dƣới 1 tấn/ha mà nguyên nhân chủ yếu do trình độ canh tác, chế độ đầu tƣ của nông dân còn rất hạn chế, bên cạnh đ , ảnh hƣởng không thuận lợi của khí hậu, thời tiết trong những năm qua cũng

đã làm giảm năng suất hồ tiêu một cách đáng kể. Chính vì vậy, sản lƣợng hồ tiêu của tỉnh tuy c sự biến động tăng nhƣng không lớn và không ổn định đặc biệt giảm mạnh trong năm 2014.

ảng . iến động sản lượng hồ tiêu qua một số năm ở các v ng tại uảng Trị ĐVT: Tấn Tổng sản lƣợng qua các năm 2010 2011 2012 2013 2014 1691,2 1706,3 1959,8 2138,3 1566,0 Thành phố Đông Hà 0,5 0,6 0,6 0,6 0,7 Thị xã Quảng Trị 2,5 2,9 4,8 6,3 5,1 Huyện Vĩnh Linh 840,8 769,5 1033,8 1157,0 728,2 Huyện Hƣớng Hóa 131,9 151,6 137,8 106,9 109,5

Huyện Gio Linh 375,6 412,8 465,7 484,5 425,1

Huyện Đakrông 13,8 17,6 18,9 17,7 10,0

Huyện Cam Lộ 248,4 255,6 199,3 261,4 185,9

Huyện Triệu Phong 30,1 34,7 36,5 38,2 50,7

Huyện Hải Lăng 47,6 61,0 62,4 65,7 50,8

Huyện đảo Cồn Cỏ - - - - -

Về chế biến và tiêu thụ, trƣớc năm 2010, nông trƣờng Tân Lâm là đơn vị đầu mối tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị. Sau khi thực hiện cổ phần h a, do phƣơng án sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên ngày càng thua lỗ và đã bán toàn bộ vƣờn tiêu cho hộ gia đình. Hiện nay, trên địa bàn chỉ có Công ty thƣơng mại Quảng Trị tổ chức thu mua hồ tiêu sơ chế của nông dân về chế biến lại phục vụ chủ yếu thị trƣờng tiêu dùng nội địa.

Bên cạnh đ , để không ngừng nâng tầm cho đặc sản hồ tiêu, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị. Ngoài việc chứng minh cho chất lƣợng sản phẩm hồ tiêu của một vùng, chỉ dẫn địa lý còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chất lƣợng của một trong những mặt hàng nông sản hàng đầu của Việt Nam trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Việc này khuyến khích ngƣời dân ý thức hơn nữa trong sản xuất và quan tâm đến chất lƣợng của sản phẩm, nâng

cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng tiêu, góp phần x a đ i giảm nghèo, tiến tới làm giàu và hình thành các v ng cây đặc sản truyền thống có quy mô.

Căn cứ số liệu quy hoạch ngành nông nghiệp Quảng Trị, đến năm 2020 sẽ ổn định 5.000 ha hồ tiêu tập trung ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hƣớng Hoá; Sản lƣợng hƣớng đến 10.000 tấn; Lợi nhuận bình quân theo giá cố định năm 2010 đạt trên 90.000.000 đồng/ha/năm.

Với chiến lƣợc nhƣ vậy, tỉnh Quảng Trị đã định hƣớng đến năm 2015, diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn phát triển đạt hơn 2.500 ha, tập trung trên 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hƣớng Hoá. Đặc biệt, sau cơn bão số 10 (tháng 9/2013) toàn tỉnh Quảng Trị có 7.800 ha cao su trồng ở các v ng đất đỏ ven biển các huyện Vĩnh Linh, Gio linh bị gãy đổ không thể phục hồi. Trong khi đ , diện tích hồ tiêu vùng này chỉ bị ảnh hƣởng vừa phải ( gẫy trụ, gãy cành, tuốt lá) và hoàn toàn có thể phục hồi sau 01 năm. Trong việc lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế, vừa thích ứng với điều kiện bão lũ thƣờng xuyên xảy ra ở Quảng Trị, thực tế cho thấy về chiến lƣợc trung và dài hạn, Hồ tiêu là cây trồng hoàn toàn có thể xem xét đƣa vào khuyến cáo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các vùng cao su bị hƣ hại. (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị, 2014)

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, hồ tiêu là cây trồng có tiềm năng phát triển và có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ giải pháp tái cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý cỏ dại hồ tiêu tại quảng trị (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)