Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý cỏ dại hồ tiêu tại quảng trị (Trang 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng công tác quản lý cỏ dại cho cây hồ tiêu tại Quảng Trị

Thu thập số liệu thứ cấp: Tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp trên cơ sở các số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, các phòng Nông nghiệp, các trạm Bảo vệ thực vật, trạm Khuyến nông khuyến ngƣ các huyện, thị.

Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra thực trạng công tác quản lý cỏ dại cho cây hồ tiêu: Tiến hành điều tra nông hộ ở 3 huyện Cam Lộ, Hải lăng và Hƣớng Hóa. Mỗi huyện điều tra 3 xã, mỗi xã điều tra 20 hộ ngẫu nhiên có diện tích trồng tiêu bằng phiếu điều tra (Phụ lục 1).

2.3.2. Phương pháp điều tra thành phần cỏ dại hại hồ tiêu

Điều tra thành phần cỏ dại theo phƣơng pháp của Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997). Tiến hành điều tra thành phần cỏ dại hại tiêu ở 3 huyện trồng tiêu trọng điểm gồm: Hƣớng Hóa, Hải Lăng và Cam Lộ. Mỗi huyện điều tra 3 xã, mỗi xã điều tra 3 vƣờn. Mỗi vƣờn điều tra ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm điều tra có diện tích 0,2m2 (50cm x 40cm).

- Thành phần cỏ dại có mặt trên ruộng điều tra: Quan sát sự xuất hiện cỏ dại và tính tần suất xuất hiện. Tần suất xuất hiện đƣợc tính theo công thức:

Tần suất xuất hiện (%) = số ruộng có mặt loài cỏ đ /Tổng số ruộng điều tra x 100 Mức độ phổ biến của các loài cỏ xác định theo thang 4 cấp. Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++) tần suất xuất hiện 30-50% (+++); tần suất xuất hiện lớn hơn 50% (++++).

+ Mật độ cỏ dại: đếm số lƣợng cỏ dại và xác định mật độ (cây/m2).

+ Diện tích che phủ: Sử dụng để đánh giá các loài cỏ dại kh xác định đƣợc mật độ (cỏ chỉ, cỏ bợ ...). Độ che phủ đƣợc phân thành 4 cấp: Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ (+); từ 10-30% diện tích che phủ (++); từ 30 - 50% diện tích che phủ (+++); trên 50% diện tích che phủ (++++).

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ cỏ dại hồ tiêu

2.3.3.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm đã đƣợc bố trí tại xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị từ 9/2014, tiếp tục nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016 .

2.3.3.2. Bố trí thí nghiệm Công thức thí nghiệm:

Bảng 2.2. Công thức và nội dung công thức thí nghiệm

Công

thức Nội dung thực hiện Ghi chú

CT1 Trừ cỏ bằng biện pháp tủ gốc Tủ theo hàng, sử dụng lá cây, phế phụ cây chè vằng (từ tháng 9/2015 – 6/2016) CT2 Trừ cỏ bằng biện pháp thủ công 1 lần/năm Làm cỏ bằng cuốc (tháng 9) CT3 Trừ cỏ bằng biện pháp thủ công 2 lần/năm Làm cỏ bằng cuốc (tháng 9, tháng 1), thƣờng đƣợc nông dân sử dụng CT4 Trừ cỏ bằng thuốc BVTV 1 lần/năm Sử dụng thuốc trừ cỏ glyphosate (tháng 9) CT5 Trừ cỏ bằng thuốc BVTV 2 lần/năm Sử dụng thuốc trừ cỏ glyphosate (tháng 9, tháng 1) CT6 Không trừ cỏ Để cỏ mọc tự nhiên

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 60m2 (10 trụ hồ tiêu). Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016 tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Khối I Khối II Khối III

CT1 CT6 CT4 CT2 CT5 CT5 CT3 CT4 CT1 CT4 CT3 CT2 CT5 CT2 CT6 CT6 CT1 CT3

2.3.3.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị các vật tƣ, dụng cụ và tiếp tục tiến hành chăm s c thí nghiệm trên vƣờn tiêu đã đƣợc bố trí từ 9/2014 và công thức thí nghiệm đƣợc giữ nguyên nhƣ năm thứ nhất và tiếp tục nghiên cứu ở năm thứ hai.

2.3.3.4. ui trình chăm sóc

Các công thức thực nghiệm trên cơ sở quy trình chăm s c của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Trị cho vƣờn tiêu kinh doanh.

2.3.3.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ cỏ dại đến pH, hàm lượng dinh dưỡng đất và thành phần vi sinh vật đất

- Mẫu đƣợc lấy 1 lần vào cuối tháng 4 sau khi kết thúc thời kỳ bố trí thí nghiệm năm thứ II trên cơ sở kết quả đã phân tích mẫu trƣớc và sau khi tiến hành bố trí thí nghiệm năm thứ I.

* Lấy mẫu phân tích hàm lượng dinh dưỡng đất:

+ Mẫu đất hỗn hợp đƣợc lấy đại diện trên 5 điểm theo đƣờng chéo góc tại mỗi công thức trƣớc và sau khi thí nghiệm ở tầng đất 0 – 30 cm, sau đ trộn đều và phơi khô trong không khí và tiến hành rây qua rây 2 mm, sau đó tiến hành phân tích hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất.

* Lấy mẫu phân tích VSV

+ Loại bỏ lớp đất dày 2 – 3 cm trên cùng.

+ Mẫu đất hỗn hợp đƣợc lấy đại diện trên 5 điểm theo đƣờng chéo góc tại mỗi công thức trƣớc và sau khi thí nghiệm ở tầng đất 0 – 30 cm, sau đ trộn đều cho mỗi mẫu vào trong 1 túi nilon. Đánh dấu ký hiệu các mẫu đất.

+ Mẫu đất lấy về phải phân tích ngay trong vòng 24 giờ, nếu không thì phải cất mẫu trong tủ lạnh với nhiệt độ 4 – 50C khoảng một tuần.

- Mẫu sau khi chọn đƣợc phân tích ở phòng thí nghiệm bộ môn Nông hoá Thổ nhƣỡng, Khoa Nông học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Huế.

2.3.3.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

1) Các chỉ tiêu về cỏ dại

- Thành phần cỏ dại có mặt trên ruộng điều tra: Quan sát sự xuất hiện cỏ dại và tính tần suất xuất hiện. Tần suất xuất hiện đƣợc tính theo công thức:

Tần suất xuất hiện (%) = số ruộng có mặt loài cỏ đ /Tổng số ruộng điều tra x 100 Mức độ phổ biến của các loài cỏ xác định theo thang 4 cấp. Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10 - 30% (++) tần suất xuất hiện 30 - 50% (+++); tần suất xuất hiện lớn hơn 50% (++++).

+ Mật độ cỏ dại: đếm số lƣợng cỏ dại và xác định mật độ (cây/m2).

+ Diện tích che phủ: Sử dụng để đánh giá các loài cỏ dại kh xác định đƣợc mật độ (cỏ chỉ, cỏ bợ ...). Độ che phủ đƣợc phân thành 4 cấp: Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ (+); từ 10 - 30% diện tích che phủ (++); từ 30 - 50% diện tích che phủ (+++); trên 50% diện tích che phủ (++++).

- Trọng lƣợng sinh khối cỏ dại: cân trọng lƣợng cỏ dại của từng loại thu đƣợc trong khung và xác định trọng lƣợng cỏ dại. Mật độ cỏ dại đƣợc theo dõi bằng khung 50cm x 40cm. Cắt sát gốc các cây cỏ để đếm tổng số cây cỏ có trong khung, tiến hành phân loại các loại cỏ, tính số lƣợng và cân trọng lƣợng tƣơi từng loại cỏ (không tính phần rễ). Xác định trọng lƣợng cỏ dại trên 1 m2.

2) Các chỉ tiêu về cây hồ tiêu

* Phƣơng pháp đánh giá các chỉ tiêu về sinh trƣởng phát triển

- Chiều dài trung bình cành quả: dùng thƣớc đo từ gốc phân cành với thân chính đến tận cùng của cành, mỗi ô cơ sở đo 2 trụ, mỗi trụ đo ngẫu nhiên 10 cành quả.

- Số cành quả cấp 1 trên trụ: đếm tất cả các cành cấp 1 trên trụ, mỗi ô cơ sở đếm 2 trụ.

* Phƣơng pháp đánh giá các chỉ tiêu về năng suất

- Sốhoa/buồng: Tiến hành đếm số hoa/buồng lúc hoa rộ tháng 09 - 10, mỗi ô đếm 3 trụ, mỗi trụ đếm 24 buồng [(2 buồng/hƣớng x 4 hƣớng x 3 tầng)/trụ]

- Số buồng hoa/cành quả: Tiến hành đếm số buồng hoa/cành quả lúc hoa rộ tháng 09 - 10, mỗi ô đếm 3 trụ, mỗi trụ đếm 24 cành quả [(2 cành/hƣớng x 4 hƣớng x 3 tầng)/trụ].

- Số buồng quả/cành quả: Tiến hành đếm số buồng quả/cành quả vào tháng 02 - 3, mỗi ô đếm 3 trụ, mỗi trụ đếm 24 cành quả [(2 cành/hƣớng x 4 hƣớng x 3 tầng)/trụ].

- Số quả/buồng: Tiến hành đếm số quả/buồng vào tháng 04, mỗi ô đếm 3 trụ, mỗi trụ đếm 24 buồng [(2 cành/hƣớng x 4 hƣớng x 3 tầng)/trụ].

- Trọnglượng1000 quả khô: Lấy ngẫu nhiên 1000 quả, sấy đến ẩm độ 13% và cân.

Số buồng/trụ = số buồng/cành quả x số cành quả/trụ Số trụ/ha = 1600 trụ

- Năng suấtlý thuyết(NSLT):

Số trụ/ha x số quả/buồng x P 1000 quả x số buồng/trụ NSLT (kg/ha) =

100000

- Năng suất thực thu (NSTT): Tiến hành thu hoạch 3 trụ trên mổi ô nghiệm thức sau đ tính trung bình trụ và nhân với số trụ/ha.

3) Các chỉ tiêu về hàm lƣợng dinh dƣỡng và vi sinh vật đất

- Phân tích N tổng số bằng phƣơng pháp Kjeldahl, phân tích P2O5 tổng số bằng phƣơng pháp so màu trên quang phổ kế, phân tích K2O tổng sô bằng máy quang kế ngọn lửa, phân tích OM theo phƣơng pháp Tiurin, pHKCL đo bằng pH met, tỷ lệ 1:5

- Xác định vi sinh vật tổng số.

4) Hiệu quả của các biện pháp trừ cỏ

Hiệu quả năng suất: Qn(%) = (A - B)/A*100 A: năng suất thực thu ở lô thí nghiệm. B: năng suất thực thu ở lô đối chứng. Hiệu quả kinh tế: Qt = C – D

C: tiền bán tiêu dƣ so với đối chứng. D: chi phí trừ cỏ.

nghiệm chúng tôi đem so sánh với kết quả số liệu của năm thứ nhất và tổng hợp những kết quả trên làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của các biện pháp sau 2 năm thực hiện.

5)Phƣơngpháp theodõi

Tiến hành điều tra 1 tháng 1 lần đối với các chỉ tiêu sinh trƣởng bắt đầu từ đầu m a mƣa (tháng 9) đến cuối m a mƣa (tháng 2). Các chỉ tiêu thành phần cỏ dại điều tra đầu m a mƣa và cuối mùa khô. Các chỉ tiêu mật độ và trọng lƣợng cỏ dại trong các thí nghiệm phòng trừ cỏ dại hồ tiêu điều tra trƣớc và sau xử lý 1 tháng/1 lần cho đến đầu mùa khô (tháng 4).

6) Phƣơngpháp xử lýsốliệu

Các số liệu về giá trị trung bình, sai số, phân tích phƣơng sai một nhân tố, tính toán sai khác giữa các nghiệm thức đƣợc xử lý trên phần mềm Microsoft Exel 2007 và SPSS ver 16.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng công tác phòng trừ cỏ dại trên cây hồ tiêu Quảng Trị.

3.1 Đặc điểm nông hộ trồng tiêu ở Quảng Trị

Ngƣời sản xuất là tác nhân chính thực hiện quá trình sản xuất cây hồ tiêu quanh năm. Thông tin khảo sát 180 hộ trồng tiêu trên địa bàn 3 huyện trọng điểm hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm về nông hộ trồng tiêu ở Quảng Trị

Tiêu chí

Huyện điều tra Hải Lăng (n = 60) Hƣớng Hóa (n = 60) Cam Lộ (n = 60) Toàn tỉnh (n = 180) Trình độ học vấn (%) Tiểu học 23,3 41,7 46,7 37,3 THCS 55,0 53,3 45,0 51,1 THPT 15,0 5,0 8,3 9,4 Trung cấp 0,0 0,0 0,0 0,0 Đại học 6,7 0,0 0,0 2,2 Diện tích (ha/hộ) 0,1a ± 0,0004 0,14ab ± 0,0007 0,11c ± 0,0006 0,12 ± 0,0003

Năng suất (kg/ha)

Năm 2013 1113,0a ± 45 1318,4abc ± 58 1064,8c ± 66 1170,0 ± 33 Năm 2014 1197,0a ± 54 1353,1b ± 58 1190,5c ± 58 1249,3 ± 33 Năm 2015 861,0a ± 58 951,0bc ± 63 726,2c ± 57 852,1 ± 35

Ghi chú: - THCS: Trung học cơ sở - THPT: Trung học phổ thông

Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy: Về trình độ học vấn, các chủ hộ điều tra c trình độ học vấn THPT và THCS chung toàn tỉnh đạt 60,5% trong đ huyện Hải Lăng, Hƣớng Hóa c trình độ học vấn Trung học cơ sở đạt cao tƣơng đƣơng nhau lần lƣợt là 55% và 53.3%; trình độ học vấn Trung học phổ thông ở huyện Hải Lăng đạt cao nhất 15%; trình độ học vấn tiểu học cao nhất ở huyện Cam Lộ

46,7% thấp nhất là Hải Lăng 23,3%. Về trình độ Đại học toàn tỉnh đạt thấp (6,7%) tập trung chủ yếu ở huyện Hải Lăng, đa số chủ hộ ( 93,3%) chƣa đƣợc đào tạo qua chuyên môn. Qua đ chúng ta c thể nhận xét rằng trình độ học vấn của ngƣời dân nói chung ở mức trung bình, sự chênh lệch về trình độ của ngƣời dân giữa các huyện là không lớn, đa số đại bộ phận ngƣời dân chƣa qua đào tạo chuyên mô.

Kết quả khảo sát diện tích trồng tiêu chung toàn Tỉnh, trung bình 2,4 sào/hộ, và không có sự chênh lệch nhiều giữa các huyện, cao nhất ở huyện Hƣớng Hóa chỉ đạt 2,8 sào/hộ, thấp nhất là huyện Hải Lăng 2,0 sào/ hộ. Theo kết quả phân tích thống kê ở bảng 3.2 cho thấy diện tích trung bình giữa các huyện Hải Lăng và Hƣớng Hóa không có sự sai khác c ý nghĩa, nhƣng giữa huyện Cam Lộ với huyện Hƣớng Hóa và Hải Lăng lại có sự sai khác c ý nghĩa. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất tiêu của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị nói chung chỉ mang tính chất nhỏ lẻ chủ yếu là tiêu vƣờn nhà, không c nông trƣờng hoặc nông trang tập trung với quy mô lớn.

Năng suất của các hộ trồng tiêu qua khảo sát cho thấy bình quân chung toàn Tỉnh đạt thấp so với toàn quốc và có biến động tƣơng đối lớn giữa các Huyện cũng nhƣ qua các năm. Nhìn vào kết quả phân tích ở bảng 3.1 chúng ta thấy, năng suất toàn tỉnh năm 2013 là 1170,0kg/ha và năng suất của huyện Hƣớng Hóa không sai khác có ý nghĩa với huyện Hải Lăng và Cam Lộ, tuy nhiên năng suất huyện Hải Lăng có sự sai khác c ý nghĩa với huyện Cam Lộ, ở năm 2014 năng suât tiêu toàn tỉnh tăng lên 1249,3kg/ha và năng suất giữa các huyện sai khác c ý nghĩa. Năm 2015 năng suất hồ tiêu toàn tỉnh giảm một cách đáng kể, xuống còn ở mức 852,1kg/ha, cao nhất là năng suất huyện Hƣớng Hóa với 951,0kg/ha và sai khác c ý nghĩa với huyện Hải Lăng nhƣng không sai khác c ý nghĩa với huyện Cam Lộ. Điều này có thể lý giải rằng, một mặt do trình độ thâm canh, chất đất và điều kiện tiểu khí hậu của mổi Huyện có khác nhau, mặt khác do yếu tố điều kiện thời tiết từng năm tác động ảnh đến năng suất, sản lƣợng chung toàn Tỉnh. Trong đ , ở năm 2013 do ảnh hƣởng của bão số 10 và số 11 làm gẩy đỗ, rụng buồng hoa, buồng quả dẫn đến năng suất toàn tỉnh đạt thấp, riêng huyện Hƣớng Hóa do ít chịu ảnh hƣởng của bão nên năng suất vẫn giữ ở mức cao, đến năm 2014 là năm cây tiêu đang phục hồi nên năng suất c cao hơn nhƣng không đáng kể, tuy nhiên vào thời điểm này thì bệnh chết nhanh và chết chậm gây hại mạnh trên cây hồ tiêu và nhiều vƣờn tiêu khả năng phục hồi chậm, công tác chăm s c tiêu của đại bộ phận ngƣời dân đƣợc hỏi không đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến sinh trƣởng của cây tiêu bị kìm hãm, mức độ thâm canh của ngƣời dân còn thấp làm cho năng suất hồ tiêu của Quảng Trị lao dốc trầm trọng, từ 1249,3kg/ha xuống còn 852,1kg/ha trong toàn tỉnh, cao nhất là huyện Hƣớng Hóa với năng suất 951,0kg/ha. Qua đây chúng ta c thể dễ dàng thấy đƣợc ảnh hƣởng của các biện pháp canh tác c tác động mạnh mẽ nhƣ thế

nào đến năng suất và sản lƣợng của cây hồ tiêu mà trong đ bao gồm cả việc bón phân, phòng trừ sâu bệnh và quản lý cỏ dại…

Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của các hộ dân trồng tiêu ở Quảng Trị chủ yếu là tiểu học và THCS, diện tích trồng tiêu nhỏ 0,12ha/hộ) , năng suất của cây hồ tiêu khá thấp (0,7 - 1,1 tấn/ha) so với bình quân cả nƣớc (2,16 tấn/ha), năng suất biến động giữa các v ng và các năm.

T y theo đặc điểm khí hậu, đất đai của từng vùng và mức độ nhận thức của ngƣời trồng tiêu khác nhau mà cơ cấu về giống tiêu, tuổi các vƣờn tiêu cũng nhƣ các loại cây làm trụ tiêu có sự khác nhau ở mổi vùng.

Bảng 3.2. Cơ cấu các vườn tiêu ở Quảng Trị

Tiêu chí Tỷ lệ (%) Hải Lăng (n = 60) Hƣớng Hóa (n = 60) Cam Lộ (n = 60) Toàn tỉnh (n = 180)

Cơ cấu giống

Tiêu sẻ Vĩnh Linh 81,7 100 96,7 92,8 Tiêu Cùa 6,7 0,0 3,3 3,3 Tiêu khác 11,7 0,0 0,0 3,9 Tuổi tiêu KTCB 13,3 16,7 28,3 19,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý cỏ dại hồ tiêu tại quảng trị (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)