3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô rau trên thế giới và trong nước
Thái Lan là nước phát triển ngô rau sớm nhất trong khu vực và đã tạo nhiều giống năng suất cao. Ở Thái Lan, sự phát triển đa dạng các giống ngô rau được bắt đầu từ năm 1976 với công nghệ OPV (thụ phấn mở) và kết quả đạt được sau nhiều năm thực hiện công việc lai tạo nhằm tăng cường cho cây ngô được thực hiện bởi cá nhân và các khu vực nghiên cứu của chính phủ. Cuối cùng, kết quả đạt được là có thể phát triển giống Rangsit 1, một giống ngô lai phức hợp được tạo ra dựa trên những mục tiêu từ sau năm 1981. Những mục tiêu đó được hội tụ lại trong việc tạo nên một một giống ngô lai phức hợp với năng suất cao, màu vàng đẹp, lõi gọn, có khả năng kháng cự với nấm và thích nghi tốt. Ngày nay, những nghiên cứu viên cố gắng nghiên cứu và phát triển giống ngô bào tử lai. Họ cho rằng ngô bào tử lai sẽ phù hợp hơn cho việc sản xuất ngô bào tử trong tương lai bởi vì nó có thể sản xuất để ăn đồng thời lại chất lượng và kích cỡ bình thường lớn hơn. Hiện nay, nông dân Thái hầu hết sử dụng 5 chủng loại khác nhau trong trồng trọt và tất cả phụ thuộc vào ngô bào tử lai đó là: Suwan1, Suwan 2, Suwan 3, Rang sit 1 và Chiangmai 90 những giống đã được phát triển nhằm
chống lại nấm mốc và tăng năng suất một cách nhanh chóng. Tuy vậy, những người nông dân phải quan tấm đến phương pháp thu hoạch sản phẩm bởi vì những giống ngô lai này phát triển rất nhanh. Khi những ngô non đã thuần thục, những người nông dân phải thu hoạch ngay tức thì nếu không chúng sẽ quá lớn đối với tiêu chuẩn tiếp nhận của nhà máy. Sự thuần thục sớm khác nhau của các giống ngô rau được ưa thích bởi vì chúng đạt đến sự trổ cờ hoàn toàn nhanh hơn những giống đúng mùa khác.
Theo nguồn tài liệu nghiên cứu dòng ngô rau lai 8/2547 xuất bản số ISBN 974- 436-360-6 cho thấy việc sản xuất ngô rau lai rất được quan tâm nghiên cứu ở Thái Lan. Hiện nay họ đã khảo nghiệm sơ bộ các dòng từ 2543-2546, con lai 2542/43, 2543/44, 2544/45 so sánh với các giống cơ bản như CP-IB9710, CP5588, PAC283, PAC271, G5414, SG18, SG17 super, KU1.
Năm 1997, Carol và Owen đã trồng 10 loại ngô khác nhau và đã định giá chúng cho sản phẩm ngô bao tử ở Montesano, Washington. Trong số những giống đó có 2 giống ngô rau đặc biệt (Baby Corn và Tainan #5), 1 giống ngô đường (Jubilee), và 7 giống ngô rau khác trong đó có 2 giống hiện đang được phát triển tại khu vực (NK1699 và NK0565). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các giống ngô đường khác nhau có xu hướng cho chất lượng sản phẩm tốt hơn những giống ngô rau hiện đang được trồng trên đồng ruộng. Tuy nhiên, điều cần thiết là cần đánh giá tất cả các cá thể khác nhau để có thể xác định được sản phẩm ngô rau phù hợp. Dựa trên cơ sở của sản lượng và chất lượng dùng để ăn, chúng ta có thể kiểm tra sự khác nhau đó. Các giống Kandy King, GH 2283, Tuxedo, Custer, Tendertreat và Bodacious là những giống cho sản phẩm ngô rau phù hợp nhất. Cùng với mùa vụ thu hoạch, chất lượng của sản phẩm dùng để ăn thì sự thoái hoá của tất cả các giống làm cho sản phẩm thu hoạch không thể bán được. Điều này xuất hiện khi chúng ta thu bắp đầu tiên và bắp thứ hai thường thì chất lượng rất tốt hoặc khá tốt, tuy nhiên từ bắp thứ ba trở đi thì chất lượng sản phẩm giảm đi đáng kể. Nghiên cứu cho thấy nếu cung cấp điều kiện tốt nhất về dinh dưỡng cho cây và tạo các rãnh nước giữ ẩm có thể nâng cao chất lượng của ngô rau trong một thời gian dài hơn. [12]
Ngô rau là một lựa chọn có lợi nhuận cao cho nông dân do cây trồng ngắn thời gian, được thu hoạch sớm. Nó đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn, đặc biệt là nitơ, chịu trách nhiệm cho sự phát triển nhanh chóng của cây trồng. Edcássio Dias Araújo và các cộng sự nghiên cứu đăng trên tạp chí African Journal of Agricultural Research ngày 28 tháng 3 năm 2017. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các liều lượng đạm khác nhau cho cây ngô rau ở Minas Gerais, Brazil. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 4
công thức và ba lần nhắc lại. Các công thức bao gồm: 4 liều lượng đạm (0, 40, 80 và 120 kg N (urê)). Kết quả thu được cho thấy rằng: liều lượng đạm không ảnh hưởng đến các đặc điểm sinh dưỡng của giống ngô rau, nhưng năng suất tăng theo liều lượng ngày càng tăng của đạm, năng suất cao nhất ở mức 120 kg N.[14]
Nghiên cứu về giống ngô cho năng suất bắp bao tử và chất lượng sau thu hoạch trong canh tác hữu cơ do Adelmary Prestes LOPES và cộng sự nghiên cứu đăng trên tạp chí Bioscience Journal tháng 3 năm 2016. Nghiên cứu này nhằm đánh giá 5 giống ngô cho năng suất ngô bao tử và chất lượng sau thu hoạch trong canh tác hữu cơ. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với bốn lần nhắc lại để đánh giá các thành phần năng suất và chất lượng sau thu hoạch của sản phẩm. Năm giống (IPR 114, PC 0402, PC 0404, BR 106 và BRS Angela) và hai cách bảo quản trong tủ lạnh (có và không có rơm) và bốn thời gian lưu trữ (0, 4, 8 và 12 ngày). Kết quả cho thấy các giống được phân loại theo các tiêu chuẩn thương mại cho cả đường kính và chiều dài, giống PC 0404 là thích hợp nhất để lấy bắp bao tử. PC 0402 cho thấy kết quả tốt nhất ở các thông số đưa ra và giảm trọng lượng thấp nhất trong thời gian lưu trữ. Khối lượng của bắp bao tử giảm dần trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên, các giống PC 0402 và BR 106 cho thấy giảm trọng lượng ở lớp lá bi. Vì vậy, chúng được khuyến khích nhất cho sản xuất thương mại. Trong số các giống được nghiên cứu, PC 0402 phù hợp nhất để đưa ra thị trường với sự suy giảm chất lượng ít nhất. Cuối cùng, để hạn chế hư hại sau thu hoạch và bảo vệ chúng không bị mất nước, cách tốt nhất để đóng gói bắp bao tử là bằng rơm.[11]
Song song với những công trình nghiên cứu trên thế giới, ở nước ta việc nghiên cứu ngô rau thường được thực hiện bởi các cơ quan như: viện nghiên cứu ngô Quốc Gia, viện rau quả, các trường đại học nông nghiệp, ...[5]
Ở Việt Nam, hiện nay các giống ngô rau đang được khuyến cao trồng gồm có: DK-49, DK- 99, 9088, Pacific 11, TSB-2 và LVN23 trong đó đáng chú ý là giống LVN23 của Viện nghiên cứu ngô Trung Ương lai tạo có khả năng cho năng suất cao và giá trị thương phẩm lớn.
Cùng với việc lựa chọn giống ngô lai thích hợp với điều kiện địa phương, cho năng suất thương phẩm lớn thì hiện nay mật độ trồng và lượng phân bón cho ngô rau cũng hiện đang rất được quan tâm nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu ngô năm 1993 cho thấy, mật độ gieo trồng tuỳ thuộc rất nhiều vào thời vụ, đối với giống TSB-2 thì mật độ 10,4 vạn cây /ha/vụ (60cm x 16cm x 1cây ), vừa cho năng suất khá, tỷ lệ bắp loại 1 cao và năng suất
thân lá lớn. Đối với giống 9088 mật độ 12,2vạn cây /ha (70cm x 35cm x 3cây ), cho năng suất cao nhất , tỷ lệ bắp loại 1 cao nhất và cho năng suất thân lá khá. Từ các kết quả đạt được, Viện nghiên cứu ngô đã khuyến cáo: Trong điều kiện Việt Nam, ngô rau nên gieo ở mật độ 11,1-12,2 vạn cây/ha/vụ, với khoảng cách gieo:
60cm x 15cm x 1cây 70cm x 25cm x 2cây 70cm x 35cm x 3cây
Tuy vậy, ở Thái Lan, nông dân thường trồng hàng kép; mật độ 16,6 vạn cây/ha/vụ, khoảng cách rãnh cách rãnh 80cm, hàng cách hàng 40cm và cây cách cây 30cm, mỗi hốc 3 cây.
Theo quy trình của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, lượng phân bón theo định mức sau: phân chuồng 8 - 10 tấn/ha đạm Urê 330- 350 kg/ha, super lân 370- 400 kg/ha, kali 80 kg/ha. Bón lót toàn bộ phân chuồng + super lân + 30% N + 30% K. Bón thúc lần 1 sau mọc 10- 15 ngày: 20% N + 20% K, Bón thúc lần 2 sau mọc 25 - 30 ngày: 30% N + 40% K, bón thúc lần 3 sau mọc 35 - 40 ngày: 20% N + 10% K.
Theo Đường Hồng Dật cũng như viện nghiên cứu ngô khuyến cáo bón phân cho ngô rau như sau:
Phân chuồng 7-10 tấn
Phân đạm: 140kgN tương đương 330- 350 kg urê
Phân lân: 60 kg P205 tương đương 370 - 400 kg super lân Phân kali: 40kg K20 tương đương 80 kg kali Clorua
Nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và ưu thế lai của các tổ hợp ngô bao tử do Nguyễn Viết Long và các cộng sự nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, S. 4 (2016). Nghiên cứu được tiến hành trong hai vụ ngô xuân năm 2014 và 2015 nhằm đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các dòng ngô bố mẹ và tổ hợp ngô bao tử và ưu thế lai một số tính trạng năng suất. Năm dòng bố mẹ và 07 tổ hợp lai cùng với 02 giống đối chứng (LVN23 là giống ngô bao tử lai được trồng phổ biến tại Việt Nam và Lao 450 là giống ngô bao tử lai nhập nội của Lào) được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng LAI, SPAD và khả năng tích luỹ chất khô tại các thời điểm 7-9 lá và trỗ cờ có mối tương quan thuận và chặt với năng suất bắp bao tử và năng suất bắp thương phẩm. Đây là những tính trạng quan trọng có thể sử dụng trong chọn tạo giống ngô bao tử lai. Tổ
hợp lai D7xD10 được đánh giá là ưu tú có tổng năng suất tương đương và chất lượng cao hơn LVN23 đồng thời có ưu thế lai dương cao về tính trạng năng suất bắp bao tử và năng suất chất xanh (sau thu bắp bao tử), đây là tổ hợp lai có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất.[3]
Nghiên cứu về ảnh hưởng của MN và GA3 đến năng suất và phẩm chất ngô rau LVN23 trên đất phù sa thành phố Huế, do Nguyễn Bá Lộc, Huỳnh Thị Quỳnh Trang, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế thực hiện, đăng trên tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 52, 2009. Thí nghiệm được tiến hành vào tháng 1/2007 – 4/2007 tại xã Hương Long, huyện Hương Trà, Thành phố Huế. Đối tượng nghiên cứu là giống ngô rau LVN23 do Viện nghiên cứu ngô trung ương lai tạo. Thí nghiệm gồm 7 công thức với 3 lần lặp lại, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm các công thức sau: Công thức 1: Đối chứng; Công thức 2: PH1 (phối hợp giữa Mn ở nồng độ 3 x 10-4 và GA3 nồng độ 10ppm); Công thức 3: PH1 (phối hợp giữa Mn ở nồng độ 3 x 10-4 và GA3 nồng độ 15ppm); Công thức 4: PH1 (phối hợp giữa Mn ở nồng độ 5 x 10-4 và GA3 nồng độ 10ppm); Công thức 5: PH1 (phối hợp giữa Mn ở nồng độ 5 x 10-4 và GA3 nồng độ 15ppm); Công thức 6: Mn 5 x 10-4; Công thức 7: GA3 (10ppm). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bón vi lượng Mn và chất điều hòa sinh trưởng GA3 đều có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất giống ngô rau LVN23. Các công thức có xử lý đã làm tăng năng suất ngô rau lên từ 1% đến 31.63% so với đối chứng. Trong các công thức thí nghiệm, công thức phối hợp PH1 tỏ ra vượt trội hơn so với các công thức khác. Nhìn chung, các công thức thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng, trong đó, các công thức có xử lý vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng cho kết quả tốt hơn: Hàm lượng đạm, hàm lượng protein và đường cao hơn đối chứng, nhưng hàm lượng khoáng ở các công thức này lại giảm so với đối chứng, tuy nhiên, sự giảm này là không đáng kể. Đặc biệt, ở chỉ tiêu này, công thức cho kết quả cao nhất vẫn là PH1 và thấp nhất vẫn là đối chứng. Các công thức PH3, PH4 không có sự chênh lệch đáng kể so với đối chứng, điều này chứng tỏ sự phối hợp này không mang lại hiệu quả cao đối với năng suất và phẩm chất cây ngô rau LVN23.[4]
Trong những năm vừa qua, tại trường Đại học Nông Lâm Huế đã có một số nghiên cứu về ngô rau và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định.
Nghiên cứu của thạc sĩ Lê Thị Hoa với đề tài: “Tìm hiểu khả năng sinh trưởng và năng suất bắp bao tử của một số giống ngô sử dụng theo hướng sản xuất ngô rau ở Thừa Thiên Huế” được thực hiện năm 1999 với 3 giống TP, NN-1, LVN23 (EE-3) cho kết luận: Tất cả các giống thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và ít bị sâu bệnh hại. Thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp bao tử của các giống từ 65-69 ngày. Năng suất thân lá tươi của các giống đạt từ 25,28 - 27,12 tấn/ha. Năng suất lõi
bắp bao tử đạt từ 1107,6 - 1551,4 kg/ha. Trong tất cả các giống thì EE-3 có thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp bao tử ngắn nhất (65 ngày), có số lượng bắp bao tử bình quân/cây cao nhất (2,3 bắp/cây) và có lõi bắp bao tử đạt cao nhất (1551,4kg/ha).
Nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Văn Dương với đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 trên đất cát pha trong vụ xuân 2005 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng - Tứ Hạ - Trường Đại Học Nông Lâm Huế “ thực hiện năm 2005 cho thấy với mức đạm 163,5 kg N (tương đương với 355,43 kg Urê) là lượng đạm bón tối thích về mặt kinh tế, lượng bón cho phép nông dân thu được lợi nhuận tối đa.
Nghiên cứu của sinh viên Phạm Tiến Dũng với đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 tại Thừa Thiên Huế” thực hiện năm 2005 tại xã Hương Long cho kết luận : bón đạm ở mức 90 kgN/ha cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu của sinh viên Bùi Thị Giang với đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23, tại Thừa Thiên Huế” thực hiện năm 2005 cho kết luận : mật độ trồng 11,1 vạn cây/ha (60cm x 15cm x 1cây) là đạt năng suất cao nhất. Năng suất thân lá đạt cao, tuy chưa cao bằng các mật độ 20,0; 16,7 vạn cây/ha nhưng lại có năng suất bắp cao hơn hẳn các mật độ trồng khác.
Ngô rau là một trong những cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệp sạch, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp vừa thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển, nhất là công nghiệp chế biến và xuất khẩu thực phẩm. Trong nông nghiệp ít có cây trồng nào giúp nhà nông tận dụng được hết các chính phẩm và phụ phẩm như loại này. Hiện nay ngô bao tử đang là loại rau cao cấp được thị trường quốc tế rất ưa chuộng, được khách hàng ở nhiều nước trên thế giới quan tâm. Không chỉ là loại rau có chất lượng thương phẩm tốt mà ngô bao tử còn là một mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ những ý nghĩa và cơ sở nêu trên đã cho thấy triển vọng và tiềm năng khi lựa chọn được một giống ngô rau thích hợp nhất với điều kiện khí hậu địa phương, cho năng suất cao và phẩm chất tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng và đóng hộp xuất khẩu góp phần thúc đẩy phát triển ngô theo hướng mở rộng về diện tích trồng và sản xuất theo hướng hàng hoá để tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người