Khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống ngô rau vụ xuân 2018 tại thành phố đà nẵng (Trang 56 - 58)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại

Chọn giống có khả năng chống chịu sâu, bệnh là biện pháp sinh học quan trọng nhằm đảm bảo năng suất cây trồng một cách vững chắc đồng thời đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường. Việc tạo được các giống chống chịu sâu bệnh được coi là một mục tiêu quan trọng sau năng suất cao và phẩm chất tốt. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, khả năng thâm canh, kỹ thuật canh tác và chế độ chăm sóc…

Ngô là cây trồng luôn bị các loài sâu bệnh gây hại trong suốt quá trình sống. Tuy nhiên, tuỳ vào từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, vào diễn biến của điều kiện thời tiết và tuỳ vào đối tượng sâu bệnh hại mà mức độ gây hại có khác nhau. Vì vậy cần theo dõi thường xuyên để xác định được các đối tượng gây hại chính nhằm có biện pháp phòng trừ hợp lý.

Tình hình sâu bệnh hại đối với các giống trong thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.7.

Qua số liệu ở bảng 3.7 chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

- Sâu xám: Đây là loại sâu đa thực phát sinh nhiều lứa trong năm, trứng hoá nhộng tồn tại lâu trong đất. Sâu xám rất nguy hiểm đối với cây ngô, nhất là thời kỳ cây con. Sâu cắn ngang thân làm cây chết ảnh hưởng đến mật độ cây trên ô nên năng suất thực thu bị giảm. Thí nghiệm của chúng tôi tiến hành vào vụ Xuân nên mặc dù chúng tôi đã tiến hành bắt sâu vào chập tối và sáng sớm ở thời 3 lá đến 7 lá nhưng tỷ lệ bị sâu xám phá hại vẫn khá cao. Qua theo dõi cho thấy các giống ít bị hại là NRS4, NRS5, NR7, NRS9 (ĐC), giống bị sâu hại nhiều nhất là NRS8.

- Sâu ăn lá: Sâu phá hoại lá ngô với thời gian tương đối dài từ giai đoạn ngô có 2 - 3 lá đến khi cây trổ cờ. Sâu ăn lá làm giảm diện tích lá của cây, ảnh hưởng đến sự tổng hợp vật chất khô. Qua theo dõi thì giai đoạn sâu phá hoại mạnh nhất là khi có 3 - 5 lá. Giống bị sâu ăn lá phá hại mạnh nhất là NRS8 (27%).[2]

Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống Giống Sâu xám (%) Sâu ăn lá (%) Bệnh đốm lá nhỏ (điểm) Bệnh khô vằn (điểm) Chống đổ (điểm) NRS1 4,1 21,3 2 1 2,1 NRS2 3,1 22,5 1 2 1,0 NRS3 2,3 21,3 1 2 1,0 NRS4 2,0 8,5 1 1 1,0 NRS5 2,1 14,9 0 1 1,0 NRS6 4,3 23,4 1 2 2,1 NRS7 2,1 17,0 0 1 1,0 NRS8 6,3 27,7 2 2 1,0 NRS9 (ĐC) 2,1 12,8 0 2 1,0

- Bệnh đốm lá nhỏ (Helmithosporium maydis Nishik): Bệnh này hại ngô từ giai đoạn cây con cho đến khi cây ngô chín và thường gây hại nặng nhất là giai đoạn trổ cờ, phun râu. Qua theo dõi chúng tôi thấycác giống bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, một số giống không bị nhiễm là NRS5, NRS7, NRS9, các giống khác bị nhiễm ở mức điểm 1- 2.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f. sp sasakii Palo): Bệnh gây hại từ khi xoắn ngọn cho đến khi cây ngô chín hoàn toàn và gây hại nặng ở giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Khi cây bị nhiễm, vết bệnh có hình dáng kiểu da báo (hình đám mây) kể cả bẹ lá và phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Khi các sợi nấm phát triển và lan tới bắp, gây chín ép, hạt không chặt. Từ kết quả bảng 3.6 cho thấy tất cả các giống thí nghiệm đều bị khô vằn ở mức độ tương đối nhẹ, dao động từ điểm 1-2. [8]

Nhìn chung, đối với ngô bao tử do thời gian thu hoạch bắp thường sớm hơn và liên tục trong nhiều ngày. Bắp được thu hoạch khi mới nhú lên khỏi nách lá. Thời gian này khí

hậu thời tiết có nhiều thuận lợi, trời nắng nhiệt độ không khí cao, nên khả năng phát sinh của sâu bệnh chỉ ở mức thấp. Vì thế, sự xuất hiện và phá hại của sâu, bệnh đã ảnh hưởng không nhiều đến khả năng cho bắp của cây. Chúng tôi không phun thuốc, chỉ bắt bằng tay nên đã hạn chế được tàn dư độc hại của thuốc trên bắp ngô sau thu hoạch.

Khả năng chống đổ:

Khả năng chống đổ của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh và nội tại của từng giống. Các yếu tố ngoại cảnh như: phân bón, thời vụ, mật độ, kỹ thuật chăm sóc...các điều kiện nội tại như: đặc điểm di truyến của từng giống, chiều cao cây, số lá, bộ rễ....do vậy các yếu tố trên hợp lý sẽ hạn chế sự đổ ngã của cây. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các giống đều có dạng cây tương đối tốt, chiều cao cây vừa phải, đặc biệt ngô rau được bẻ bắp khi vừa mới phun râu 1- 2 cm nên cây không phải mang bắp, điều đó đã làm cho cây nhẹ nhàng hơn. Qua theo dõi trên ruộng thí nghiệm chúng tôi thấy rằng : Các giống có khả năng chống đổ tốt, chỉ có 2 giống bị đổ rễ là NRS1, NRS6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống ngô rau vụ xuân 2018 tại thành phố đà nẵng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)