TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 32)

M Ở ĐẦU

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Kawaoka Y. (1991), đã nghiên cứu về đặc tính kháng nguyên của virus cúm và cho biết, giữa các biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtyp về huyết thanh học không hoặc rất ít vacxin cúm để phòng bệnh cho người và động vật.

Theo Webster R. G. và cs. (1992), trong nước ao hồ virus vẫn có thể duy trì đặc tính gây bệnh tới 4 ngày ở nhiệt độ 220C và trên 30 ngày ở nhiệt độ 00C.

Từ tháng 9/2011 - 6/2013, tiến hành giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm tại 394 chợ bán gia cầm sống thuộc 372 xã, phường thuộc 44/63 tỉnh thành của Việt Nam. Kết quả cho thấy 32,2% số chợ (127/394) phát hiện virus subtype H5 (Nguyen D. T. và cs., 2015).

Ou C. và cs. (2015) cho biết, ngày càng xuất hiện nhiều chủng virus cúm gia cầm độc lực cao có khả năng kháng đa thuốc gây khó khăn trong việc khống chế và ngăn chặn dịch bệnh. Các tác giả đã nghiên cứu đánh giá hoạt tính chống virus H5N1 của dryocrassin ABBA phân lập từ Rhizoma Dryopteridis Crassirhizomatis (RDC) và cho biết thuốc có tác dụngtót trong trị bệnh thử nghiệm trên chuột.

Kể từ năm 2003, dịch cúm gia cầm đã 5 lần bùng phát tại Hàn Quốc; trong đó 4 lần dịch do virus cúm gia cầm H5N1 và 1 lần do virus H5N8 (Shin J. H. và cs., 2015).

Từ 2010 - 2014, Fuller T. L. và cs. (2015), đã thu thập 40.099 mẫu gia cầm và chim tại Trung Phi (Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Congo - Brazzaville, Gabon) và Tây Phi (Benin, Côte d'Ivoire, Togo) thấy 16,6% số mẫu thuộc bộ chim sẻ (n = 1257); 16,4% số mẫu loài bói cá (n = 73); 8,2% số mẫu vịt (n = 564) và 3,65% số mẫu gà (n = 1042) dương tính.

Hill S. C. và cs. (2015) cho biết: Virus cúm gia cầm độc lực cao H5N8 đã được phát hiện 2 lần ở Châu Âu và 3 lần ở châu Á có liên quan đến các loài chim di cư. Năm 2013, virus H5N8 mới được phát hiện tại Hàn Quốc.

Từ 9/2012 - 4/2014, Shin J. H. và cs. (2015) thu thập 18.817 mẫu phân, 74 con chim chết ngoài tự nhiên và 1.617 chim di cư sống hoang dã để xác định dịch

cúm gia cầm. Kết quả cho thấy đã phân lập được 21 loại virus cúm gia cầm từ những con chim chết, 86 loại virus gây bệnh độc lực thấp từ chim di cư và mẫu phân thu thập

Nallar R. và cs. (2015), đã giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm trong quần thể chim hoang dã tại Canada và Hoa Kỳ, các tác giả cho biết các loài chim này nhiễm virus H5N1 nhiều vào khaongr tháng 8 - 10 hàng năm; tỷ lệ nhiễm thấp hơn ở các khoảng thời gian khác trong năm.

Tại Ai Cập, từ năm 2006 đến nay, virus cúm gia cầm H5N1 nhánh 2.2 vẫn tiếp tục gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người (Naguib M. M. và cs., 2015).

Từ tháng 6 - 7/2011, Haider N. và cs. (2015) đã điều tra tỷ lệ chết ở gà,v ịt, ngan, ngỗng nghi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 tại huyện Netrokona, Bangladesh. Kết quả cho thấy có 61% (1.789/2.930) số gà, 47% (4.816/10.184) số vịt và 73% (358/493) số ngỗng chết trong vòng 14 ngày kể từ khi lấy mẫu và các mẫu này dương tính với virus H5N1 nhánh 2.3.2.1a.

Từ 2009 - 2011, Osman N. và cs. (2015), thu thập 3583 mẫu bệnh phẩm (ổ nhớp) của gà, vịt, ngan, ngỗng và gà tây từ các trang trại và nơi buôn bán gia cầm tại Qena và Luxor ở Nam Ai Cập để kiểm tra sự hiện diện của virus cúm gia cầm. Kết quả cho thấy có 202 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm, chiếm tỷ lệ 5,64%. In-Pil Mo và cs (2016) cho biết, tại Hàn Quốc đã xảy ra 5 đợt bùng phát dịch cúm gia cầm vào các năm 2003 - 2004, 2006 - 2007, 2008, 2010 - 2011 và 2014; các đợt dịch gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm tại nước này. Trong 5 đợt dịch diễn ra, thấp nhất có 286 trang trại chăn nuôi gia cầm với 6.473.000 gia cầm bị tiêu hủy trong đợt dịch 2006 - 2007 và cao nhất là 1500 trang trại gia cầm bị dịch vào năm 2008 với 10.200.000 gia cầm bị tiêu hủy.

Dong-Hun Lee và cs (2017) cho biết: virus cúm A (H7N9) độc lực cao đã được phát hiện tại 2 trang trại gia cầm ở Tennessee, Hoa Kỳ vào 3/2017. Dữ liệu giám sát và phân tích di truyền cho biết virus này có độc lực thấp gây bệnh cúm cho gia cầm, sau đó đột biến thành chủng độc lực cao và lây truyền bệnh trên diện rộng.

Xuelong Chen và cs (2018) cho biết, các loài chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của virus cúm gia cầm và là nguồn lây nhiễm bệnh cho gia cầm và các loài khác. Để xác định sự lưu hành của virus cúm gia cầm ngoài tự nhiên, các tác giả đã thu thập 211 trứng của vịt và 177 trứng của nhạn cánh trắng ở Phía Đông Bắc Trung Quốc trong thời gian từ tháng 4 - 9/2016, kết quả cho thấy rất nhiều mẫu dương tính với các kháng thể H1, H3, H5 và H7.

Rogier Bodewes và Thijs Kuiken (2018) cho biết: Thủy cầm là loài mang mầm bệnh cúm A độc lực thấp, từ đó có thể lây lan sang gia cầm và bùng phát thành dịch. Trong quá trình lây lan, virus sẽ biến đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao và gây chết hàng loạt gia cầm. Quá trình di chuyển của các loài chim hoang dã góp phần quan trọng trong việc lây lan dịch cúm gia cầm từ nơi này sang nơi khác.

Marchenko V. và cs (2018), đã phân lập được 1 số chủng virus cúm gia cầm độc lực cao trên lãnh thổ nước Nga (trong năm 2016 - 2017). Mùa thu 2016, đã phân lập được Virus cúm A (H5N5) tại vùng Kamchatka của Nga; sau đó phân lập được virus cúm A (H5N8) ở khu vực châu Âu của Nga vào đầu năm 2017. Cuối năm 2017, một đợt dịch cúm gia cầm do virus cúm A (H5N2) tiếp tục xảy ra ở khu vực châu Âu của Nga. Qua phân tích gen cho thấy, tất cả các chủng virus phân lập được (H5N5, H5N8, H5N2) đều thuộc phân nhánh 2.3.4.4 b.

Ioanna P. Chatziprodromidou và cs (2018) tiến hành xác định sự phân bố của các đợt dịch cúm gia cầm xảy ra trên toàn thế giới trong giai đoạn 2010 - 2016, kết quả cho thấy, số đợt dịch xảy ra lớn nhất vào năm 2016 (chiếm 22,2%). Số các ổ dịch được xác định tại Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất (13,6%). Có 38,2% đợt dịch xảy ra trên toàn thế giới trong giai đoạn nghiên cứu là do virus H5N1, với 82,5% số chủng virus có độc lực cao gây bệnh cho gia cầm.

Younjung Kim và cs (2018) đã tiến hành một nghiên cứu tại các chợ gia cầm sống ở Dhaka và Chittagong, Bangladesh để ước tính tỷ lệ lưu hành của virus cúm gia cầm A (H5) và A (H9) ở các loại gia cầm khác nhau. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm virus A (H5) ở thủy cầm cao hơn ở gà; trong khi tỷ lệ nhiễm virus A (H9) ở gà cao hơn ở thủy cầm và ở các loại gà, ở gà thịt công nghiệp cao hơn ở các giống lai và giống bản địa.

Juping Zhang và cs (2018) đã xác định sự lây lan của cúm gia cầm (H7N9) sang người từ việc kinh doanh buôn bán gia cầm, chăn nuôi gia cầm theo hình thức chăn thả và chăn nuôi trang trại khép kín. Kết quả cho thấy việc buôn bán vận chuyển gia cầm và chăn nuôi gia cầm thả vườn làm tăng khả năng lây lan bệnh cúm H7N9 sang người.

Ru Bai và cs (2019) đã tiến hành giám sát sự lưu hành của virus cúm A (H5N6) trên đàn gia cầm sau tiêm phòng tại các chợ buôn bán gia cầm sống tại tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc vào năm 2017, thấy có sự biến đổi kháng nguyên của Virus cúm A (H5N6) và hiệu giá kháng thể đã giảm đáng kể, không còn đủ khả năng phòng bệnh.

Yao-Tsun Li và cs (2019) cho biết: Bệnh cúm gia cầm lây lan sang người là mối đe dạo cho sức khỏe chung của cả cộng đồng. Con người bị lây bệnh cúm gia cầm là do sự tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh.

Theo Xuelong Chen và cs (2019), tỷ lệ lưu hành chung của cúm gia cầm ở các loài chim hoang dã tại Trung Quốc được tìm thấy là 2,5% (571/23.024) và tỷ lệ lưu hành tổng hợp của kháng thể AIV là 26,5% (1.210/4.566).

Ivan M Susloparov và cs (2019) đã tiến hành phân lập virus cúm gia cầm từ 1 con chim tại Tây Nam Nga, kết quả đã phân lập được virus cúm A (H5N6) có khả năng gây bệnh cao 2.3.4.4, kiểu gen G1.1; Virus này có tính tương đồng cao với các chủng cúm H5N6 ở người được phân lập từ phía đông nam Trung Quốc.

Wenming Jiang và cs (2019) Đã chỉ ra rằng việc tiêm phòng vacxin cúm H7N9 cho đàn gia cầm không chỉ làm giảm đáng kể tỷ lệ lưu hành virus H7N9 ở gia cầm mà còn ngăn ngừa hiệu quả sự lây nhiễm của virus H7N9 sang người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)